Vật Lí 9 Bài 27: Lực điện từ được THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.
Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 27
Tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện
Từ trường tác dụng lực lên đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường. Lực đó được gọi là lực điện từ.
Đóng công tắc, thấy đoạn dây AB bằng đồng chuyển động trên hai thanh ray nằm ngang bằng đồng.
Chiều của lực điện từ – Quy tắc bàn tay trái
a) Chiều của lực điện từ phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn phụ thuộc vào chiều dòng điện chạy trong dây dẫn và chiều của đường sức từ.
b) Quy tắc bàn tay trái
Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.
Khi biết được 2 trong 3 chiều (chiều dòng điện, chiều lực điện từ, chiều đường sức từ) thì ta có thể xác định được chiều còn lại.
Chú ý:
+ Nếu dây dẫn đặt song song với đường sức từ thì không có lực từ tác dụng lên nó.
+ Thông thường, lực từ thường có tác dụng làm quay khung dây hoặc làm khung dây bị nén hay bị kéo dãn.
Giải bài tập SGK Vật Lí 9 Bài 27
Bài C1 (trang 73 SGK Vật Lý 9)
Hiện tượng nêu trong thí nghiệm ở hình 27.1 SGK chứng tỏ điều gì?
Lời giải:
Đoạn dây dẫn AB chịu tác dụng của một lực nào đó.
Bài C2 (trang 74 SGK Vật Lý 9)
Áp dụng quy tắc bàn tay trái, xác định chiều dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn AB trong hình 27.3 SGK.
Lời giải:
Trong đoạn dây dẫn AB, dòng điện có chiều đi từ B đến A.
Bài C3 (trang 74 SGK Vật Lý 9)
Xác định chiều đường sức từ của nam châm trên hình 27.4 SGK
Lời giải:
Chiều của đường sức từ đi từ dưới lên trên.
Bài C4 (trang 74 SGK Vật Lý 9)
Biểu diễn lực điện từ tác dụng lên các đoạn AB, CD của khung dây dẫn có dòng điện chạy qua trong hình 27.5a, b, a. Các cặp lực điện từ tác dụng lên AB và CD trong mỗi trường hợp có tác dụng gì đối với khung dây?
Lời giải:
Chiều và tác dụng của lực điện từ tác dụng lên đoạn dây dẫn AB và CD của khung được biểu diễn trên hình 27.1, trong đó:
– Hình 27.la: Cặp lực điện từ có tác dụng làm khung quay theo chiều kim đồng hồ.
– Hình 27. lb: Cặp lực điện từ không có tác dụng làm khung quay.
– Hình 27.lc: Cặp lực điện từ có tác dụng làm khung quay theo chiều ngược với chiều kim đồng hồ.
Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 27 có đáp án
Bài 1: Một dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường, không song song với đường sức từ thì:
A. Chịu tác dụng của lực điện
B. Chịu tác dụng của lực từ
C. Chịu tác dụng của lực điện từ
D. Chịu tác dụng của lực đàn hồi
Lời giải
Dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường, không song song với đường sức từ thì chịu tác dụng của lực điện từ.
Đáp án: C
Bài 2: Dùng quy tắc nào dưới đây để xác định chiều của lực điện từ?
A. Quy tắc nắm tay phải
B. Quy tắc nắm tay trái
C. Quy tắc bàn tay phải
D. Quy tắc bàn tay trái
Lời giải
Khi biết chiều dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn thẳng, chiều đường sức từ, quy tắc bàn tay trái giúp ta xác định được chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn.
=> Quy tắc bàn tay trái dùng xác định chiều của lực điện từ
Đáp án: D
Bài 3: Muốn xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt tại một điểm trong từ trường thì cần phải biết những yếu tố nào?
A. Chiều của dòng điện trong dây dẫn và chiều dài của dây
B. Chiều của đường sức từ và cường độ lực điện từ tại điểm đó
C. Chiều của dòng điện và chiều của đường sức từ tại điểm đó
D. Chiều và cường độ của dòng điện, chiều và cường độ của lực từ tại điểm đó
Lời giải
Muốn xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt tại một điểm trong từ trường thì cần phải biết chiều của dòng điện và chiều của đường sức từ tại điểm đó
Đáp án: C
Bài 4: Quy tắc bàn tay trái được xác định?
A. Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào mu bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.
B. Đặt bàn tay trái sao cho chiều dòng điện đi vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều các đường sức từ hướng thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.
C. Đặt bàn tay trái sao cho chiều dòng điện đi vào mu bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều các đường sức từ hướng thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.
D. Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.
Lời giải
Quy tắc bàn tay trái:Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.
Đáp án: D
Bài 5: Theo quy tắc bàn tay trái chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo:
A. Chiều của lực điện từ.
B. Chiều của đường sức từ
C. Chiều của dòng điện.
D. Chiều của đường của đường đi vào các cực của nam châm.
Lời giải
Ta có: Quy tắc bàn tay trái:Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.
=>Chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện
Đáp án: C
Bài 6: Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn phụ thuộc vào:
A. Chiều của dòng điện qua dây dẫn.
B. Chiều đường sức từ qua dây dẫn.
C. Chiều chuyển động của dây dẫn.
D. Chiều của dòng điện trong dây dẫn và chiều của đường sức từ.
Lời giải
Muốn xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt tại một điểm trong từ trường thì cần phải biết chiều của dòng điện và chiều của đường sức từ tại điểm đó
=> Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn phụ thuộc vào chiều của dòng điện trong dây dẫn và chiều của đường sức từ.
Đáp án: D
Bài 7: Xác định câu nói đúng về tác dụng của từ trường lên đoạn dây dẫn có dòng điện.
A. Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và song song với đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.
B. Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.
C. Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, không đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.
D. Một đoạn dây dẫn không có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.
Lời giải
Dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường, không song song với đường sức từ thì chịu tác dụng của lực điện từ
=> Phương án B đúng
Đáp án: B
Bài 8: Khi dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua được đặt song song với các đường sức từ thì lực điện từ có hướng như thế nào?
A. Cùng hướng với dòng điện
B. Cùng hướng với đường sức từ
C. Vuông góc với cả dây dẫn và đường sức từ
D. Không có lực điện từ
Lời giải
Khi dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua được đặt song song với các đường sức từ thì không có lực điện từ .
Đáp án: D
Bài 9: Chiều dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn AB trong hình sau có chiều:
A. Từ B sang A
B. Từ A sang B
C. Không đủ dữ kiện để xác định chiều dòng điện qua dây dẫn AB
D. Không xác định được chiều dòng điện qua dây dẫn AB
Lời giải
Ta có: Quy tắc bàn tay trái:Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.
Vận dụng quy tắc bàn tay trái, ta suy ra chiều dòng điện qua dây dẫn AB có chiều từ B sang A
Đáp án: A
Bài 10: Một dây dẫn có dòng điện chạy qua theo chiều như hình vẽ:
Tên các cực của nam châm là:
A.
B.
C. Không đủ dữ kiện để xác định tên các cực của nam châm
D. Không xác định được
Lời giải
Ta có: Quy tắc bàn tay trái:Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.
Vận dụng quy tắc bàn tay trái, ta suy ra các đường sức từ có chiều từ dưới lên => tên các cực của nam châm như sau:
Đáp án: A
Bài 11: Một khung dây dẫn hình chữ nhật có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường giữa hai nhánh của một nam châm hình chữ U. Khung dây sẽ quay đến vị trí nào thì dừng lại?
A. Mặt khung dây song song với các đường sức từ
B. Mặt khung dây vuông góc với các đường sức từ
C. Mặt khung dây tạo thành một góc 600 với các đường sức từ
D. Mặt khung dây tạo thành một góc 450 với các đường sức từ
Lời giải
Khung dây sẽ quay đến vị trí mặt khung dây vuông góc với các đường sức từ thì dưng lại.
Vì: Khi mặt phẳng của khung dây vuông góc với đường sức từ thì lực từ tác dụng lên các cạnh của khung dây sẽ nằm trong mặt phẳng khung và vuông góc với các cạnh => Vì vậy, các lực này có tác dụng kéo căng (hay nén) khung dây nhưng không làm quay nó nữa.
Đáp án: B
Bài 12: Hình dưới đây mô tả khung dây có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường, trong đó khung quay đang có vị trí mà mặt phẳng khung vuông góc với đường sức từ. Về vị trí này của khung dây, ý kiến nào dưới đây là đúng?
A. Khung không chịu tác dụng của lực điện từ
B. Khung chịu tác dụng của lực điện từ nhưng nó không quay
C. Khung tiếp tục quay do tác dụng của lực điện từ lên khung
D. Khung quay tiếp một chút nữa nhưng không phải do tác dụng của lực điện từ mà do quán tính
Lời giải
Vận dụng quy tắc bàn tay trái, ta xác định được lực từ tác dụng lên các đoạn dây dẫn của khung như sau:
=> Ý kiến đúng là khung chịu tác dụng của lực điện từ nhưng nó không quay mà chỉ bị kéo căng ra
Đáp án: B
Bài 13: Một thanh nam châm thẳng đã bị tróc hết vỏ sơn, mấu dấu các cực. Để xác định tên từ cực, ta có thể cho từ trường của thanh nam châm này tác dụng lên một dây dẫn có dòng điện chạy qua. Giả sử dây dẫn mang dòng điện có chiều như hình vẽ. Chọn phương án đúng:
A. Nếu dây dẫn bị đẩy từ đằng trước ra đằng sau của mặt phẳng chứa nam châm thì cực gần dây dẫn là cực Bắc.
B. Nếu dây dẫn bị đẩy từ đằng sau ra đằng trước của mặt phẳng chứa nam châm và dây dẫn thì cực gần dây dẫn là cực Nam.
C. Nếu dây dẫn bị đẩy từ đằng sau ra đằng trước của mặt phẳng chứa nam châm và dây dẫn thì cực gần dây dẫn là cực Bắc.
D. Không đủ dữ kiện để xác định tên các cực của nam châm
Lời giải
Ta có: Quy tắc bàn tay trái:Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.
Vận dụng quy tắc bàn tay trái, ta suy ra:
Đáp án: C
******************
Trên đây là nội dung bài học Vật Lí 9 Bài 27: Lực điện từ do THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Lực điện từ. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.
Biên soạn bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Vật Lý 9