Vật Lí 8 Bài 3: Chuyển động đều – Chuyển động không đều được THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.
Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 8 Bài 3
Chuyển động đều
Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
Ví dụ:
Chuyển động của đầu cánh quạt khi quạt quay ổn định
Chuyển động của vệ tinh nhân tạo bay xung quanh Trái Đất
Chuyển động không đều
Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
Ví dụ: Chuyển động của xe ô tô trên đường, lúc nhanh lúc chậm khác nhau, vận tốc của ô tô thay đổi theo thời gian ⇨ chuyển động đó là chuyển động không đều.
Vận tốc trung bình của chuyển động không đều
Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng đường đựơc tính bằng công thức:
Trong đó:
s là quãng đường đi được
t là thời gian đi hết quãng đường đó.
Chú ý: Khi nói đến vận tốc trung bình phải nói rõ vận tốc trung bình đó tính trên đoạn đường nào vì trên các đoạn đường khác nhau, vận tốc trung bình có thể khác nhau.
Tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều
Công thức:
Trong đó: s1, s2…sn và t1, t2…tn là những quãng đường đi được và thời gian để đi hết quãng đường đó.
Chú ý: Vận tốc trung bình hoàn toàn khác với trung bình cộng vận tốc:
Phương pháp giải bài toán bằng đồ thị
– Thường chọn gốc tọa độ trùng với điểm xuất phát của một trong hai chuyển động. Chọn trục tung là Ox (biểu diễn quãng đường đi được), trục hoành là Ot (biểu diễn thời gian).
Đồ thị là một đường thẳng có thể đi qua gốc tọa độ O hoặc không, tùy thuộc vào ta chọn mốc tọa độ và mốc thời gian.
– Viết phương trình đường đi của mỗi chuyển động có dạng:
x = x0 + s = x0 + v(t – t0)
Trong đó: x0 là tọa độ ban đầu của vật.
t0 là thời điểm xuất phát.
– Vẽ đồ thị của mỗi chuyển động. Dựa vào giao điểm của các đồ thị để tìm thời điểm và vị trí gặp nhau của các chuyển động
Giải bài tập SGK Vật Lí 8 Bài 3
Bài C1 (trang 12 SGK Vật Lý 8)
Thả một bánh xe lăn trên máng nghiêng AD và máng ngang DF như hình (3.1 SGK); Quan sát chuyển động của trục bánh xe và ghi quãng đường trục bánh xe lăn được sau những khoảng thời gian 3 giây liên tiếp ta được kết quả ở bảng sau đây:
Tên quãng đường AB BC CD DE EF Chiều dài quãng đường s(m) 0,05 0,15 0,25 0,3 0,3 Thời gian chuyển động t(s) 3,0 3,0 3,0 3,0 3,0
Trên quãng đường nào chuyển động của trục bánh xe là chuyển động đều, chuyển động không đều?
Lời giải:
Bảng vận tốc:
Tên quãng đường AB BC CD DE EF Chiều dài quãng đường s(m) 0,05 0,15 0,25 0,3 0,3 Thời gian chuyển động t(s) 3,0 3,0 3,0 3,0 3,0 Vận tốc trung bình (vtb = s/t) 0,017 0,05 0,083 0,1 0,1
– Chuyển động của bánh xe trên máng nghiêng AD là chuyển động không đều vì có vận tốc thay đổi theo thời gian.
– Chuyển động của bánh xe trên máng ngang DF là chuyển động đều vì độ lớn vận tốc không thay đổi theo thời gian
Bài C2 (trang 12 SGK Vật Lý 8)
Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là chuyển động đều, không đều?
a) Chuyển động của đầu cánh quạt máy khi quạt đang ổn định.
b) Chuyển động của ô tô khi khởi hành.
c) Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc.
d) Chuyển động của tàu hỏa khi vào ga.
Lời giải:
– a) là chuyển động đều.
(Giải thích: Vì khi quạt quay ổn định thì vận tốc của cánh quạt có độ lớn không đổi theo thời gian.)
– b), c), d) là những chuyển động không đều.
(Giải thích: Vì khi khởi hành, xuống dốc hay vào ga thì vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian (theo thứ tự là tăng dần, tăng dần và giảm dần).)
Bài C3 (trang 12 SGK Vật Lý 8)
Hãy tính độ lớn của vận tốc trung bình của trục bánh xe trên mỗi quãng đường từ A đến D. Trục bánh xe chuyển động nhanh lên hay chậm đi?
Lời giải:
Vận tốc trung bình trên đoạn AB là:
Vận tốc trung bình trên đoạn BC là:
Vận tốc trung bình trên đoạn CD là:
Như vậy, trục bánh xe chuyển động nhanh dần lên vì vận tốc trung bình tăng lên.
Bài C4 (trang 12 SGK Vật Lý 8)
Chuyển động của ô tô chạy từ Hà Nội đến Hải Phòng là chuyển động đều hay không đều? Tại sao? Khi nói ô tô chạy Hà Nội đến Hải Phòng với vận tốc 50 km/h là nói tới vận tốc nào?
Lời giải:
– Chuyển động của ô tô chạy từ Hà Nội đến Hải Phòng là chuyển động không đều vì trong quá trình chuyển động, xe có thể chạy nhanh hay chậm tùy từng thời điểm khác nhau.
– Khi nói ô tô chạy từ Hà Nội đến Hải Phòng với vận tốc 50 km/h là nói tới vận tốc trung bình của xe.
Bài C5 (trang 13 SGK Vật Lý 8)
Một người đi xe đạp xuống một đoạn đường dốc dài 120m hết 30s. Khi hết dốc, xe lăn tiếp một quãng dường nằm ngang dài 60m trong 24s rồi dừng lại. Tính vận tốc trung bình của xe trên quãng đường dốc, trên quãng dường nằm ngang và trên cà hai quãng đường.
Tóm tắt
Quãng đường dốc s1 = 120; t1 = 30s
Quãng đường nằm ngang s1 = 60; t1 = 24s
Hỏi vận tốc v1; v2; v?
Lời giải:
Vận tốc trung bình của xe trên quãng đường dốc là:
Vận tốc trung bình của xe trên quãng đường ngang là:
Vận tốc trung bình của xe trên cả hai quãng đường là:
Bài C6 (trang 13 SGK Vật Lý 8)
Một đoàn tàu chuyển động 5 giờ với vận tốc trung bình 30km/h. Tính quãng đường đoàn tàu đi được.
Tóm tắt:
V = 30km/h; t = 5h
Hỏi S = ?
Lời giải:
Quãng đường tàu đi được là:
s = v.t = 30.5 = 150 km
Bài C7 (trang 13 SGK Vật Lý 8)
Xác định vận tốc trung bình của một học sinh khi chạy cự li 60 mét trong tiết thể dục theo đơn vị m/s và km/h.
Lời giải:
Ta phải dùng đồng hồ bấm giây để xác định thời gian chạy cự li 60 m của học sinh. Giả sư thời gian chạy khi đó là t (s).
Sử dụng công thức để tính vận tốc của học sinh đó.
Nếu quãng đường s để đơn vị m, thời gian là giây (s) thì đơn vị của v là: m/s.
Sau đó đổi đơn vị đo từ m/s sang km/h. Ví dụ 1m/s = 3,6 km/h.
Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 3 có đáp án
Câu 1: Thả viên bi trên máng nghiêng và máng ngang như hình vẽ.
Phát biểu nào dưới đây chưa chính xác
A. Viên bi chuyển động nhanh dần từ A đến B
B. Viên bi chuyển động chậm dần từ C đến D
C. Viên bi chuyển động nhanh dần từ A đến C
D. Viên bi chuyển động không đều trên đoạn AC
Lời giải:
A, B, D – đúng
C – sai vì: Viên bị chuyển động nhanh dần từ A→B và chuyển động chậm dần từ B→C
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Thả viên bi trên máng nghiêng và máng ngang như hình vẽ.
Phát biểu nào dưới đây chính xác
A. Viên bi chuyển động chậm dần từ A đến B
B. Viên bi chuyển động nhanh dần từ C đến D
C. Viên bi chuyển động nhanh dần từ A đến C
D. Viên bi chuyển động không đều trên đoạn AC
Lời giải:
A – sai vì: Viên bi chuyển động nhanh dần từ A đến B
B – sai vì: Viên bi chuyển động chậm dần từ C đến D
C – sai vì: Viên bị chuyển động nhanh dần từ A→B và chuyển động chậm dần từ B→C
D – đúng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3: Công thức tính vận tốc trung bình trên quãng đường gồm 2 đoạn s1 và s2 là:
A.
B.
C.
D.
Lời giải:
Trong đó s1,s2,…,sn và t1,t2,…,tn là những quãng đường và thời gian để đi hết quãng đường đó.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Công thức nào sau đây dùng để tính vận tốc trung bình:
A.
B.
C.
D.
Lời giải:
Trong đó s1,s2,…,sn và t1,t2,…,tn là những quãng đường và thời gian để đi hết quãng đường đó.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là đều
A. Chuyển động của quả dừa rơi từ trên cây xuống
B. Chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất
C. Chuyển động của đầu cánh quạt
D. Chuyển động của xe buýt từ đường Phạm Văn Đồng ra Nguyễn Phong Sắc
Lời giải:
A, C, D – chuyển động không đều
B – chuyển động đều
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là đều
A. Chuyển động của đầu cánh quạt máy bay khi quạt đang chạy ổn định.
B. Chuyển động của ô tô khi khởi hành.
C. Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc.
D. Chuyển động của tàu hỏa khi vào ga.
Lời giải:
A – chuyển động đều
B, C, D – chuyển động không đều
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Đào đi bộ từ nhà tới trường, quãng đường đầu dài 200m Đào đi mất 1 phút 40 giây; quãng đường còn lại dài 300m Đào đi mất 100 giây. Vận tốc trung bình của Đào trên mỗi đoạn đường và cả đoạn đường lần lượt là:
A. 2m/s; 3m/s; 2,5m/s
B. 3m/s; 2,5m/s; 2m/s
C. 2m/s; 2,5m/s; 3m/s
D. 3m/s; 2m/s; 2,5m/s
Lời giải:
+ Vận tốc trung bình trên đoạn đường thứ nhất: = 2m/s
+ Vận tốc trung bình trên đoạn đường thứ hai: = 3m/s
+ Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường là:
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8: Một học sinh đi đến trường bằng xe đạp, quãng đường đầu dài 3km đi trong 10 phút, quãng đường sau dài 2km đi trong 5 phút. Vận tốc trung bình của học sinh trên mỗi đoạn đường và cả đoạn đường lần lượt là:
A. 5m/s; 6m/s; 5,5m/s
B. 3m/s; 2,5m/s; 2m/s
C. 5m/s; 6,67m/s; 5,56m/s
D. 3m/s; 2m/s; 2,5m/s
Lời giải:
s1 = 3km = 3000m
s2 = 2km = 2000m
t1 = 10p = 600s
t2 = 5p = 300s
+ Vận tốc trung bình trên đoạn đường thứ nhất:
+ Vận tốc trung bình trên đoạn đường thứ hai:
+ Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường là:
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9: Tàu thống nhất TN1 đi từ ga Huế vào ga Sài Gòn mất 20h. Biết vận tốc trung bình của tàu là 15m/s. Hỏi chiều dài của đường ray từ Huế vào Sài Gòn là bao nhiêu?
A. 3000km
B. 1080km
C. 1000km
D. 1333km
Lời giải:
Ta có: = 15.(20.60.60) = 1080000m = 1080km.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Một đoàn tàu chuyển động trên đoạn đường AB với vận tốc trung bình 10m/s. Quãng đường AB dài bao nhiêu, biết đoàn tàu đi hết quãng đường này mất 7,5 giờ? Hãy chọn câu đúng
A. 27km
B. 2700km
C. 270km
D. 2,7km
Lời giải:
vtb = 10m/s = 36km/h.
Ta có: = 36.7,5 = 270 km
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Hải đi bộ từ nhà đến trường mất 15 phút, biết vận tốc trung bình 8km/h. Quãng đường từ nhà Hải đến trường là:
A. 2km
B. 2,5km
C. 5km
D. 3km
Lời giải:
15 phút = 0,25 giờ
Ta có: = 8.0,25 = 2km
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12: Trong trận đấu giữa Đức và Áo ở EURO 2008, Tiền vệ Mai-Cơn BaLack của đội tuyển Đức sút phạt cách khung thành của đội Áo 30m. Các chuyên gia tính được vận tốc trung bình của quả đá phạt đó lên tới 108km/h. Hỏi thời gian bóng bay từ chân cầu thủ đến khung thành là bao nhiêu?
A. 1s
B. 36s
C. 1,5s
D. 3,6s
Lời giải:
Đổi đơn vị: 108km/h = 30m/s
Ta có:
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Khánh đi bộ từ nhà đến nơi làm việc với vận tốc 4,4km/h. Biết khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc là 1,1km. Thời gian Khánh đi bộ đến nơi làm việc là:
A. 10 phút
B. 15 phút
C. 25 phút
D. 30 phút
Lời giải:
Ta có:
0,25h = 15 phút
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14: Hưng đạp xe lên dốc dài 100m với vận tốc 2m/s, sau đó xuống dốc dài 140m hết 30s. Hỏi vận tốc trung bình của Hưng trên cả đoạn đường dốc?
A. 50m/s
B. 8m/s
C. 4,67m/s
D. 3m/s
Lời giải:
+ Thời gian Hưng đạp xe lên dốc là:
+ Vận tốc trung bình của Hưng trên cả đoạn đường dốc là:
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15: Một người đi bộ trên đoạn đường đầu dài 3,6km với vận tốc 2m/s, đoạn đường sau dài 1,9km đi hết 0,3h. Vận tốc trung bình của người đó trên cả đoạn đường là:
A. 6,857km/h
B. 7,865km/h
C. 6,875km/h
D. 6,758km/h
Lời giải:
v1= 2m/s = 7,2km/h
+ Thời gian người đó đi đoạn đường đầu là:
+ Vận tốc trung bình của Hưng trên cả đoạn đường dốc là:
Đáp án cần chọn là: C
Câu 16: Một học sinh vô địch trong giải điền kinh ở nội dung chạy cự li 1000m với thời gian là 2 phút 5 giây. Vận tốc của học sinh đó là:
A. 40m/s
B. 8m/s
C. 4,88m/s
D. 120m/s
Lời giải:
Ta có
+ Thời gian học sinh đó chạy 1000m là: t = 2.60 + 5 = 125s
+ Vận tốc của học sinh đó là:
Đáp án cần chọn là: B
Câu 17: Một đoàn tàu chuyển động trong thời gian 1,5h đi đoạn đường dài 8100m. Vận tốc của tàu là:
A. 40m/s
B. 8m/s
C. 15m/s
D. 120m/s
Lời giải:
Ta có,
+ Thời gian tàu chuyển động 81000m là: t=1,5.60.60=5400st=1,5.60.60=5400s
+ Vận tốc của tàu là:
Đáp án cần chọn là: C
Câu 18: Một người đi xe đạp trên đoạn đường MNPQ. Biết trên đoạn đường MN = s1 người đó đi với vận tốc v1, trong thời gian t1; trên đoạn đường NP = s2 người đó đi với vận tốc v2, trong thời gian t2; trên đoạn đường PQ = s3 người đó đi với vận tốc v3, trong thời gian t3. Vận tốc trung bình của người đó trên đoạn đường MNPQ được tính bởi công thức:
A.
B.
C.
D.
Lời giải:
Vật tốc trung bình của người đi xe đạp đó là:
Đáp án cần chọn là: B
Câu 19: Một người đi được quãng đường s1 hết t1 giây, đi được quãng đường s2 hết t2 giây. Trong các công thức dùng để tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường s1 và s2 công thức nào đúng?
A.
B.
C.
D.
Lời giải
Vận tốc trung bình người đó là:
Đáp án cần chọn là: C
Câu 20: Một xe máy di chuyển giữa hai địa điểm A và B. Vận tốc trong ½ thời gian đầu là 30km/h và trong ½ thời gian sau là 15m/s. Vận tốc trung bình của ô tô trên cả đoạn đường là:
A. 42km/h
B. 22,5km/h
C. 36km/h
D. 54km/h
Lời giải:
Đổi đơn vị: 15m/s = 54km/h
Gọi quãng đường vật đi được trong 1/2 thời gian đầu và 1/2 thời gian sau lần lượt là: s1, s2
Ta có:
Vận tốc của ô tô trên cả đoạn đường:
Đáp án cần chọn là: A
Câu 21: Một vật chuyển động không đều. Biết trong thời gian đầu vật có vận tốc trung bình là 12m/s. Trong thời gian sau vật có vận tốc là 9m/s. Vận tốc trung bình của vật trong suốt thời gian chuyển động là:
A. 11m/s
B. 10m/s
C. 10,5m/s
D. 11,5m/s
Lời giải
Gọi quãng đường vật đi được trong thời gian đầu và thời gian sau lần lượt là: s1, s2
Ta có:
Vận tốc của ô tô trên cả đoạn đường:
Đáp án cần chọn là: B
Câu 22: Một người đi xe máy trên đoạn đường ABC. Biết trên đoạn đường AB người đó đi với vận tốc 16km/h, trong thời gian t1 = 15 phút; trên đoạn đường BC người đó đi với vận tốc 24km/h, trong thời gian t2 = 25 phút. Vận tốc trung bình của người đó trên đoạn đường ABC là:
A. 18km/h
B. 20km/h
C. 21km/h
D. 22km/h
Lời giải:
Ta có:
+ Quãng đường AB: AB = s1 = v1t1 = 16.
+ Quãng đường BC: BC = s2 = v2t2 = 24.
Vận tốc trung bình trên đoạn đường ABCABC là :
Đáp án cần chọn là: C
Câu 23: Một người đi bộ trên đoạn đường ABC. Biết trên đoạn đường AB người đó đi với vận tốc 10km/h, trong thời gian t1 = 30 phút; trên đoạn đường BC người đó đi với vận tốc 8km/h, trong thời gian t2 = 15 phút. Vận tốc trung bình của người đó trên đoạn đường ABC là:
A. 9km/h
B. 9,3km/h
C. 8,3km/h
D. 8,7km/h
Lời giải:
Ta có:
+ Quãng đường AB: AB = s1 = v1t1 = 10.0,5 = 5km
+ Quãng đường BC: BC = s2 = v2t2 = 8.0,25 = 2km
Vận tốc trung bình trên đoạn đường ABC là :
Đáp án cần chọn là: B
Câu 24: Một ô tô đi từ Huế vào Đà Nẵng với vận tốc trung bình 48km/h. Trong đó nửa quãng đường đầu ô tô đi với vận tốc 40km/h. Hỏi vận tốc ở nửa quãng đường sau?
A. 50km/h
B. 44km/h
C. 60km/h
D. 68km/h
Lời giải:
Gọi v1, v2 lần lượt là vận tốc của ô tô trên hai nửa quãng đường
t1, t2 lần lượt là thời gian của ô tô trên hai nửa quãng đường
Ta có:
Mặt khác, ta có:
Thay vào (1) ta được:
Đáp án cần chọn là: C
Câu 25: Một ô tô đi từ Quảng Ninh đến Hà Nội với vận tốc trung bình 40km/h. Trong đó nửa quãng đường đầu ô tô đi với vận tốc 45km/h. Hỏi vận tốc ở nửa quãng đường sau?
A. 35km/h
B. 34km/h
C. 37km/h
D. 36km/h
Lời giải:
Gọi v1, v2 lần lượt là vận tốc của ô tô trên hai nửa quãng đường
t1, t2 lần lượt là thời gian của ô tô trên hai nửa quãng đường
Ta có:
Mặt khác, ta có:
Thay vào (1) ta được:
Đáp án cần chọn là: D
Câu 26: Bắn một viên bi lên một máng nghiêng, sau đó viên bi lăn xuống với vận tốc 6cm/s. Biết vận tốc trung bình của viên bi cả đi lên và đi xuống là 4cm/s. Hỏi vận tốc của viên bi khi đi lên?
A. 3cm/s
B. 3m/s
C. 5cm/s
D. 5m/s
Lời giải:
Gọi v1, v2 lần lượt là vận tốc của bi trên khi đi lên và lăn xuống
t1, t2 lần lượt là thời gian của bi trên khi đi lên và lăn xuống. Ta có:
(1)
Mặt khác, ta có:
Thay vào (1) ta được:
Đáp án cần chọn là: A
Câu 27: Một người đi nửa đoạn đường đầu với vận tốc 12km/h. Biết vận tốc trung bình cả đoạn đường là 8km/h. Vận tốc người đó đi nửa đoạn đường sau là:
A. 6km/h
B. 6,25km/h
C. 6,5km/h
D. 6,75km/h
Lời giải:
Gọi v1, v2 lần lượt là vận tốc mà người đó đi nửa đoạn đường đầu và nửa đoạn đường sau.
t1, t2 lần lượt là thời gian mà người đó đi nửa đoạn đường đầu và nửa đoạn đường sau.Ta có:
(1)
Mặt khác, ta có:
Thay vào (1) ta được:
Đáp án cần chọn là: A
Câu 28: Hai bến sông A và B cách nhau 24km, dòng nước chảy đều theo hướng A đến B với vận tốc 6km/h. Một canô đi từ A đến B mất 1h. Cũng với canô đó đi ngược dòng mất bao lâu? Biết công suất máy của ca nô là không đổi.
A. 1 giờ 30 phút
B. 1 giờ 15 phút
C. 2 giờ
D. 2,5 giờ
Lời giải:
Gọi vận tốc của canô khi dòng nước không chảy là: Vcano
Vận tốc của canô + vận tốc dòng chảy bằng:
Ta có:
Khi canô xuôi dòng: Vcano+6 = 24
→Vcano = 18km/h
Khi ngược dòng, thời gian canô phải đi là:
Đáp án cần chọn là: C
Câu 29: Hai bến sông A và B cách nhau 30km, dòng nước chảy đều theo hướng A đến B với vận tốc 3km/h. Một ca nô đi từ A đến B mất 2h. Cũng với ca nô đó đi ngược dòng mất bao lâu? Biết công suất máy của ca nô là không đổi.
A. 3 giờ 30 phút
B. 3 giờ 15 phút
C. 3 giờ 20 phút
D. 2,5 giờ
Lời giải:
Gọi vận tốc của canô khi dòng nước không chảy là: Vcano
Vận tốc của canô + vận tốc dòng chảy bằng:
Ta có:
Khi canô xuôi dòng: Vcano + 3 = 15
→Vcano = 12km/h
Khi ngược dòng, thời gian canô phải đi là:
Đáp án cần chọn là: C
Câu 30: Xe đạp và xe máy khởi hành cùng một lúc, chạy cùng chiều trên đoạn đường AB. Hai xe có đồ thị đường đi như hình vẽ.
(I) – ứng với xe máy
(II) – ứng với xe đạp
Từ đồ thị, hãy cho biết khoảng thời gian từ lúc khởi hành đến khi hai xe gặp nhau lần thứ nhất và vị trí lúc hai xe gặp nhau lúc đó cách A bao nhiêu?
A. 1 giờ và 45km
B. 2 giờ và 45km
C. 3 giờ và 75km
D. 3,2 giờ và 75,4km
Lời giải:
Từ đồ thị ta có,
Từ lúc khởi hành, sau 1 giờ xe hai xe gặp nhau lần thứ nhất tại vị trí cách điểm A 45km
Đáp án cần chọn là: A
Câu 31: Một người đi xe đạp trên một đoạn đường thẳng AB. Trên 1/3 đoạn đường đầu đi với vận tốc 14km/h, 1/3 đoạn đường tiếp theo đi với vận tốc 16km/h, 1/3 đoạn đường cuối đi với vận tốc 8km/h. Vận tốc trung bình của xe đạp trên cả đoạn đường AB có thể nhận giá trị nào? Hãy chọn câu đúng
A. 8,87km/h
B. 11,6km/h
C. 8,87m/s
D. 11,6m/s
Lời giải:
Gọi thời gian vật đi được trong từng quãng đường lần lượt là: t1, t2, t3
Ta có:
Vận tốc của ô tô trên cả đoạn đường:
Đáp án cần chọn là: B
******************
Trên đây là nội dung bài học Vật Lí 8 Bài 3: Chuyển động đều – Chuyển động không đều do THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Chuyển động đều – Chuyển động không đều. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.
Biên soạn bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Vật Lý 8