Vật lí 12 Bài 25: Giao thoa ánh sáng được THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.
Tóm tắt lý thuyết Vật lí 12 Bài 25
I) Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng
– Thí nghiệm: dùng một nguồn sáng S đặt trước một lỗ tròn nhỏ O, khoét trên một hộp kín. Quan sát cùng sáng ở thành đối diện.
– Kết quả thí nghiệm: Nếu ánh sáng truyền thẳng thì trên thành sẽ có một vệt sáng tròn đường kính là D. Nhưng thực tế ta lại thấy một vệt sáng tròn có đường kính D’ > D. Lỗ O càng nhỏ D’ cang lớn hơn nhiều so với D.
– Hiện tượng nhiễu xạ là: hiện tượng ánh sáng truyền sai lệch so với sự truyền thẳng khi ánh sáng gặp vật cản.
– Giải thích hiện tượng: để giải thích hiện tượng này tà thừa nhận: mỗi chùm sáng đơn sắc được coi là một sóng có bước sóng xác định.
II) Hiện tượng giao thoa ánh sáng
1) Thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng.
– Sơ đồ thí nghiệm: như hình bên
– Kết quả thí nghiệm: trong vùng hai chùm sáng gặp nhau đúng ra đều phải sáng nhưng ta lại thấy có những vạch tối và vạch sáng xen kẽ nhau. Giống như hiện tượng giao thoa, buộc ta thừa nhận ánh sáng có tính chất sóng. Những vạch tối là chỗ hai sóng ánh sáng triệt tiêu lẫn nhau, những vạch sáng là chỗ hai sóng ánh sáng tăng cường lẫn nhau. Hệ vân sáng, tối xen kẽ nhau được gọi là hệ vân giao thoa của hai sóng ánh sáng.
2) Vị trí các vân sáng, vân tối.
* Giả sử bước sóng của ánh sáng giao thoa là λ, khoảng cách giữa 2 khe S1,S2 là a, khoảng cách từ 2 khe đến màn là D. O là vị trí vân sáng trung tâm. Xét điểm A cách O 1 đoạn là x.
– Khoảng cách từ A tới nguồn S1 là:
– Khoảng cách từ A tới nguồn S2 là:
Ta có d22 – d12 = (d2 – d1)(d2 + d1) = 2ax
Vì a,x ≪ D nên có d2 + d1 ≈ 2D
Khi đó hiệu đường đi của 2 sóng ánh sáng từ S1,S2 truyền tới A là: d2-d1 ≈ 2ax/2D = ax/D
* Điều kiện để tại A là một vân sáng: d2 – d1 = kλ.
Khoảng cách từ O đến vân sáng bậc k là xk = kλD/a (k = 0, ±1, ±2…)
Nhận xét: vị trí O của vân sáng bậc 0: k = 0 ↔ x = 0 (∀ λ), nên O được gọi là vân trung tâm hay vân chính giữa.
* Điều kiện để tại A là vân tối: d2 – d1 = (k – 1/2)λ
Khoảng cách từ O đến vân tối thứ k là x’k = (k – 1/2)[(λD)/a] (k = ±1, ±2…)
3) Khoảng vân
– Định nghĩa: là khoảng cách giữa 2 vân sáng, hoặc hai vân tối liên tiếp.
– Công thức tính khoảng vân i:
i = xk+1 – xk = x’k+1 – x’k = λD/a
4) Ứng dụng:
Đo bước sóng của ánh sáng. Đo các đại lượng D,a,i khi đó bước sóng : λ = ia/D
III) Mối liên hệ giữa bước sóng của ánh sáng và màu sắc
Các kết quả thực nghiệm cho thấy:
– Mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng hoặc tần số trong chân không hoàn toàn xác định
– Ánh sáng khả kiến ( ánh sáng nhìn thấy) có bước sóng trong khoảng: 380÷760 nm.
Bảng bước sóng của ánh sáng nhìn thấy trong chân không
Màu λ(nm) Màu λ(nm) Đỏ 640÷760 Lam 450÷510 Cam 590÷650 Chàm 430÷460 Vàng 570÷600 Tím 380÷440 Lục 500÷575
– Ánh sáng trắng của Mặt Trời là hỗn hợp của vô số ánh sáng đơn sắc có bước sóng biến thiên từ 0 đến ∞.
– Điều kiện để xảy ra hiện ượng giao thoa ánh sáng là: hai nguồn sáng kết hợp
+) hai nguồn phải phát ra hai sóng có cùng bước sóng
+) hiệu số pha dao động cảu hai nguồn phả không đổi theo thời gian.
Giải bài tập SGK Vật lí 12 Bài 25
Bài 1 (trang 132 SGK Vật Lý 12)
Kết luận quan trọng nhất rút ra từ thí nghiệm Y – âng là gì?
Lời giải:
Kết luận quan trọng nhất rút ra từ thí nghiệm Y – âng là ánh sáng có tính chất sóng.
Bài 2 (trang 132 SGK Vật Lý 12)
Viết công thức xác định vị trí các vân sáng?
Lời giải:
Công thức xác định vị trí các vân sáng:
(K = 0, ± 1, ± 2,…)
k: bậc giao thoa, là các số nguyên.
a: là khoảng cách giữa 2 khe
D: là khoảng cách từ 2 khe đến màn ảnh.
λ: là bước sóng ánh sáng
Bài 3 (trang 132 SGK Vật Lý 12)
Viết công thức tính khoảng vân.
Lời giải:
Công thức tính khoảng vân:
Trong đó:
i: là khoảng vân
a: là khoảng cách giữa 2 khe
D: là khoảng cách từ 2 khe đến màn ảnh
λ: là bước sóng ánh sáng.
Bài 4 (trang 132 SGK Vật Lý 12)
Ánh sáng nhìn thấy được có bước sóng nằm trong khoảng nào?
Lời giải:
Ánh sáng nhìn thấy được có bước sóng nằm trong khoảng từ 380nm đến 760nm.
Bài 5 (trang 132 SGK Vật Lý 12)
Nêu những đặc điểm của ánh sáng đơn sắc.
Lời giải:
Những đặc điểm của ánh sáng đơn sắc.
Mỗi ánh sáng đơn sắc có bước sóng hoặc tần số trong chân không hoàn toàn xác định.
Mỗi ánh sáng đơn sắc có một màu xác định, gọi là màu đơn sắc.
Bài 6 (trang 132 SGK Vật Lý 12)
Chỉ ra công thức đúng để tính khoảng vân.
Lời giải:
Chọn đáp án A.
Bài 7 (trang 133 SGK Vật Lý 12)
Chọn câu đúng.
Ánh sáng màu vàng của natri có bước sóng λ bằng
A. 0,589 mm
B. 0,589 nm
C. 0,589 μm
D. 0,589 pm
Lời giải:
Ánh sáng màu vàng của natri có bước sóng λ từ 0,57μm đến 0,6 μm
Chọn đáp án C.
Bài 8 (trang 133 SGK Vật Lý 12)
Trong một thí nghiệm Y – âng với a= 2mm, D = 1,2 m, người ta đo được i = 0,36 mm. Tính bước sóng λ và tần số f của bức xạ.
Lời giải:
Bước sóng:
Tần số của bức xạ:
Bài 9 (trang 133 SGK Vật Lý 12)
Một khe hẹp F phát ánh sáng đơn sắc, bước sóng λ = 600nm chiếu sáng hai khe F1, F2 song song với F và cách nhau 1,2mm. Vân giao thoa được quan sát trên một màn M song song với mặt phẳng chứa F1, F2 và cách nó 0,5m.
a) Tính khoảng vân.
b) Xác định khoảng cách từ vân sáng chính giữa đến vân sáng bậc 4.
Lời giải:
a) Khoảng vân là khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp:
b) Khoảng cách từ vân sáng chính giữa đến vân sáng bậc 4 là: x4 = 4.i = 4.0,25 = 1 (mm)
Bài 10 (trang 133 SGK Vật Lý 12)
Trong một thí nghiệm Y- âng, khoảng cách giữa hai khe F1, F2 là a = 1,56mm, khoảng cách từ F1, F2 đến màn quan sát là D = 1,24m. Khoảng cách giữa 12 vân sáng liên tiếp là 5,21mm. Tính bước sóng ánh sáng.
Lời giải:
Khoảng cách giữa 12 vân sáng liên tiếp là: 11.i = 5,21mm
→ Khoảng vân:
→ Bước sóng ánh sáng:
Trắc nghiệm Vật lí 12 Bài 25 có đáp án
Bài 1: Trong thí nghiệm giao thoa Y – âng về giao thoa ánh sáng với ánh sáng đơn sắc, nếu tăng khoảng cách giữa hai khe S1 và S2 thì hệ vân giao thoa thu được trên màn có:
A. khoảng vân tăng
B. số vân tăng
C. hệ vân chuyển động dãn ra hai phía so với vân sáng trung tâm
D. số vân giảm.
Lời giải
– Khoảng vân:
– Nếu tăng khoảng cách giữa hai khe S1, S2 thì a tăng, i giảm. Do đó số vân trên màn giao thoa tăng.
Chọn đáp án B
Bài 2: Một ánh sáng đơn sắc có bước sóng trong không khí là 0,651 µm và trong chất lỏng trong suốt là 0,465 µm. Chiết suất của chất lỏng trong thí nghiệm đối với ánh sáng đó là:
A. 1,35
B. 1,40
C. 1,45
D. 1,48
Lời giải
Chọn đáp án B
Bài 3: Tiến hành thí nghiệm giao thoa ánh sáng Y – âng trong không khí, khoảng vân đo được là i. Nếu đặt toàn bộ thí nghiệm trong nước có chiết suất n thì khoảng vân là:
A. i
B. ni
C. i/n
D. n/i
Lời giải
– Trong nước bước sóng giảm n lần. Khoảng vân tỉ lệ với bước sóng nên cũng giảm dần.
Chọn đáp án C
Bài 4: Chiếu ánh sáng đơn sắc vào hai khe của thí nghiệm giao thoa ánh sáng Y – âng cách nhau 1 mm thì trên màn phía sau hai khe, cách mặt phẳng chứa hai khe 1,3 m ta thu được hệ vân giao thoa, khoảng cách từ vân trung tâm đến vân sáng bậc 5 là 4,5 mm. Ánh sáng chiếu tới thuộc vùng màu:
A. đỏ
B. vàng
C. lục
D. tím
Lời giải
– Khoảng cách từ vân trung tâm đến vân sáng bậc 5 là 4,5 mm.
– Suy ra:
→ Đó là bước sóng của ánh sáng đỏ.
Chọn đáp án A
Bài 5: Trong thí nghiệm Y -âng về giao thoa ánh sáng với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát D = 1,2 m. Khoảng vân đo được trên màn là i = 0,8 mm. Để khoảng vân đo được bằng 1,2 mm, ta cần dịch chuyển màn quan sát một khoảng là:
A. 1,2 m ra xa mặt phẳng chứa hai khe
B. 0,6 m ra xa mặt phẳng chứa hai khe
C. 0,3 m lại gần mặt phẳng chứa hai khe
D. 0,9 m lại gần mặt phẳng chứa hai khe
Lời giải
Gọi độ dịch chuyển màn là ΔD:
Chọn đáp án B
Bài 6: Trong thí nghiệm Y -âng về giao thoa ánh sáng, chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc có λ1 = 0,6 µ và λ2 = 0,4 µm vào khe Y – âng. Khoảng giữa hai khe a = 1 mm. Khoảng cách từ hai khe đến màn D = 2 m. Khoảng cách ngắn nhất giữa các vị trí trên màn có hai vân sáng trùng nhau là:
A. 4,8 mm
B. 3,2 mm
C. 2,4 mm
D. 9,6 mm
Lời giải
– Các khoảng vân là:
– Hai vân sáng trùng nhau có tọa độ:
Chọn đáp án C
Bài 7: Trong một thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Y – âng trong vùng MN trên màn quan sát, người ta đếm được 13 vân sáng với M và N là hai vân sáng ứng với bước sóng λ1 = 0,42 µm. Giữ nguyên điều kiện thí nghiệm, thay nguồn sáng đơn sắc với bước sóng λ2 = 0,63 µm thì số vân sáng trên đoạn có chiều dài bằng MN trên màn là:
A. 12
B. 13
C. 8
D. 9
Lời giải
– Các khoảng vân là:
– Vùng MN trên màn quan sát, đếm được 13 vân sáng với M và N là hai vân sáng ứng nên:
MN = 12i1 = 8i2.
– Do vậy trên MN có 9 vân sáng của bức xạ 2.
Chọn đáp án D
Bài 8: Trong thí nghiệm Y -âng về giao thoa ánh sáng, chiếu ánh sáng trắng (bước sóng từ 0,4 µm đến 0,76 µm) vào hai khe Y – âng. Biết khoảng các giữa hai khe là 0,5 mm và khoảng cách từ 2 khe đến màn là 1 m. Bức xạ đơn sắc nào dưới đây không cho vân sáng tại điểm cách vân trung tâm 5,4 mm ?
A. 0,450 µm
B. 0,540 µm
C. 0,675 µm
D. 0,690 µm.
Lời giải
– Tọa độ vân sáng:
– Vì: 0,4 µm ≤ λ ≤ 0,76 µm.
Nên: 3,6 ≤ k ≤ 6,75.
Suy ra: k = 4, 5, 6; tương ứng với:
Chọn đáp án D
Bài 9: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng Y -âng với ánh sáng trắng (có bước sóng từ 0,4 µm đến 0,76 µm), khoảng cách từ hai khe đến màn là 2 m, bề rộng quang phổ bậc 2 thu được trên màn là 1,5 mm. Khoảng cách giữa hai khe là:
A. 0,72 mm
B. 0,96 mm
C. 1,11 mm
D. 1,15 mm.
Lời giải
– Bề rộng quang phổ bậc 2:
Chọn đáp án B
Bài 10: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng như hình vẽ bên, hai lăng kính P, P’ được làm bằng cùng một chất, đều có góc chiết quang nhỏ và bằng α. Các khoảng cách từ nguồn, từ màn đến hệ hai thấu kính lần lượt là d1, d2. Kích thước của các lăng kính rất nhỏ so với các khoảng cách này. Nguồn S phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Khoảng vân quan sát được trên màn là i. Chiết suất của lăng kính có giá trị xác định bằng công thức:
Lời giải
– Góc lệch của các tia sáng qua mỗi lăng kính:
– Ảnh của S qua hai lăng kính được coi là hai nguồn cách nhau:
– Do đó khoảng vân:
– Chiết suất:
Chọn đáp án C
Bài 11: Yếu tố nào sau đây của ánh sáng đơn sắc quyết định màu của nó?
A. Bước sóng trong môi trường
B. Tần số
C. Tốc độ truyền sóng
D. Cường độ của chùm ánh sáng
Lời giải
– Mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số đặc trưng xác định. Khi một ánh sáng đơn sắc truyền từ môi trường này sang môi trường khác (ví dụ truyền từ không khí vào nước) thì vận tốc truyền, phương truyền, bước sóng có thể thay đổi nhưng tần số, chu kì, màu sắc, năng lượng photon thì không đổi.
Chọn đáp án B
Bài 12: Khi một chùm sáng đơn sắc truyền qua các môi trường, đại lượng không thay đổi là:
A. tần số
B. bước sóng
C. tốc độ
D. cường độ
Lời giải
– Khi một ánh sáng đơn sắc truyền từ môi trường này sang môi trường khác (ví dụ truyền từ không khí vào nước) thì vận tốc truyền, phương truyền, bước sóng có thể thay đổi nhưng tần số, chu kì, màu sắc, năng lượng photon thì không đổi.
Chọn đáp án A
Bài 13: Chiết suất của môi trường trong suốt đối với các ánh sáng đơn sắc trong một chùm ánh sáng trắng:
A. nhỏ khi tần số ánh sáng lớn
B. lớn khi tần số ánh sáng lớn
C. tỉ lệ nghịch với tần số ánh sáng
D. tỉ lệ thuận với tần số ánh sáng
Lời giải
– Chiết suất của môi trường trong suốt đối với các ánh sáng đơn sắc trong một chùm ánh sáng trắng lớn khi tần số ánh sáng lớn.
Chọn đáp án B
Bài 14: Trong thí nghiệm Y – âng về giao thoa ánh sáng, hiệu đường đi của các sóng từ hai khe S1, S2 đến vân tối thứ ba kể từ vân trung tâm có trị số là:
A. 2λ
B. 3λ
C. 2,5λ
D. 1,5λ
Lời giải
– Hiệu đường đi của các sóng từ hai khe S1, S2 đến vân tối thứ ba kể từ vân trung tâm có trị số là: d2 – d1 = 2,5λ
Chọn đáp án C
Bài 15: Tần số nào dưới đây ứng với tần số của bức xạ màu tím?
A. 7,3.1012 Hz
B. 1,3.1013 Hz
C. 7,3.1014 Hz
D. 1,3.1014 Hz
Lời giải
– Tần số ứng với tần số của bức xạ màu tím là f = 7,3.1014Hz.
Chọn đáp án A
Bài 16: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng có bước sóng 0,5µm. Biết a = 0,5 mm, D = 1 m. Bề rộng trường giao thoa là 13 mm. Số vân sáng trên trường giao thoa là:
A. 13.
B. 14.
C. 12.
D. 15.
Lời giải
– Khoảng vân giao thoa:
→ Số vân sáng trên trường giao thoa:
Chọn đáp án A
Bài 17: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 µm. Tại điểm M trên màn quan sát có vân tối thứ ba (tính từ vân sáng trung tâm). Hiệu đường đi của ánh sáng từ hai khe S1, S2 đến điểm M bằng:
A. 1,5 µm.
B. 1,8 µm.
C. 2,1 µm.
D. 1,2 µm.
Lời giải
– Hiệu đường đi của tia sáng tại vị trí cho vân tốc bậc 3:
Chọn đáp án A
Bài 18: Trong thí nghiệm Yâng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng trắng có bước sóng từ 380 nm đến 760 nm. Khoảng cách giữa hai khe là 0,8 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2m. Trên màn, tại vị trí cách vân trung tâm 3 mm có vân sáng của các bức xạ với bước sóng:
A. 0,48 µm đến 0,56 µm.
B. 0,40 µm đến 0,60 µm.
C. 0,45 µm đến 0,60 µm.
D. 0,40 µm đến 0,64 µm
Lời giải
– Điều kiện để cho vân sáng tại vị trí M của bức xạ đơn sắc:
– Với khoảng giá trị của bước sóng 0,38 µm ≤ λ ≤0,76 µm. Sử dụng chức năng Mode → 7 ta tìm được tại M có hai bức xạ đơn sắc cho vân sáng ứng với:
Chọn đáp án B
Bài 19: Tiến hành thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Y‒âng với nguồn ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,5 µm. Biết khoảng cách giữa hai khe sáng là 2 mm và khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2 m. Trên màn quan sát, tại một điểm cách vân trung tâm một khoảng 2,25 mm là:
A. vân tối thứ 5
B. vân tối thứ 4
C. vân sáng bậc 5
D. vân sáng bậc 4
Lời giải
– Khoảng vân giao thoa:
– Xét tỉ số:
Chọn đáp án A
Bài 20: Trong thí nghiệm Young về giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,42 µm . Biết khoảng cách từ hai khe đến màn là 1,6 m và khoảng cách giữa ba vân sáng kế tiếp là 2,24 mm. Khoảng cách giữa hai khe sáng là:
A. 0,3 mm.
B. 0,6 mm.
C. 0,45 mm.
D. 0,75 mm.
Lời giải
– Khoảng cách giữa ba vân sáng liên tiếp là:
→ Khoảng cách giữa hai khe:
Chọn đáp án B
Bài 21: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng có bước sóng λ = 480 nm. Khoảng cách giữa hai khe là 0,8 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Trường giao thoa có bề rộng L = 20 mm. Số vân sáng quan sát được trên màn là:
A. 11.
B. 13.
C. 15.
D. 17.
Lời giải
– Khoảng vân giao thoa:
→ Số vân sáng quan sát được:
Chọn đáp án D
Bài 22: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu sáng bằng hai bức xạ đơn sắc đỏ 690 nm và lục 510 nm. Trên màn ta quan sát giữa hai vân sáng có màu cùng màu với vân sáng trung tâm ta quan sát được số vân sáng đơn sắc là:
A. 37.
B. 38.
C. 39.
D. 40.
Lời giải
– Điều kiện để hệ hai vân sáng trùng nhau:
→ Giữa hai vân sáng cùng màu với vân trung tâm có 16 vân sáng của bức xạ λ2 và 22 vân sáng của bức xạ λ1.
→ Vậy có 38 vân sáng đơn sắc.
Chọn đáp án B
Bài 23: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng, hai khe sáng được chiếu bằng ánh sáng trắng có bước sóng (0,38 µm ≤ λ ≤ 0,76 µm). Khoảng cách giữa hai khe là 0,3 mm khoảng cách từ màn chứa hai khe tới màn hứng ảnh là 90 cm. Điểm M cách vân trung tâm 0,6 cm bức xạ cho vân sáng có bước sóng ngắn nhất bằng:
A. 0,4 µm.
B. 0,5 µm.
C. 0,38 µm.
D. 0,6 µm.
Lời giải
– Điều kiện để M là vân sáng:
– Với khoảng giá trị của bước sóng: 0,38µm ≤ λ ≤0,76µm, kết hợp với chức năng Mode → 7 ta tìm được:
λmin = 0,4.
Chọn đáp án A
Bài 24: Trong thí nghiệm Yâng về giao thoa của ánh sáng đơn sắc, hai khe hẹp cách nhau 1 mm, mặt phẳng chứa hai khe cách màn quan sát 1,5 m. Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp là 3,6 mm. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm này bằng:
A. 0,48 µm.
B. 0,40 µm.
C. 0,76 µm.
D. 0,60 µm.
Lời giải
– Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp là:
→ Bước sóng thí nghiệm:
Chọn đáp án D
Bài 25: Trong thí nghiệm Yâng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1,5 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2 m. Chiếu ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 µm vào hai khe. Khoảng cách giữa vân sáng và vân tối liền kề bằng:
A. 0,45 mm.
B. 0,8 mm.
C. 0,4 mm.
D. 1,6 mm.
Lời giải
– Khoảng cách giữa một vân sáng và một vân tối liên tiếp là nửa khoảng vân:
Chọn đáp án C
Bài 26: Thực hiên giao thoa ánh sáng với hai bức xạ thấy được có bước sóng λ1 = 0,64µm ; λ2 . Trên màn hứng các vân giao thoa , giữa hai vân gần nhất cùng màu với vân sáng trung tâm đếm được 11 vân sáng . trong đó số vân của bức xạ λ1 và của bức xạ λ2 lệch nhau 3 vân , bước sóng của λ2 là ?
A. 0,4µm.
B. 0,45µm
C. 0,72µm
D. 0,54µm
Lời giải
– Vị trí các vân sáng cùng màu với vân trung tâm:
– Giữa hai vân gần nhất cùng màu với vân sáng trung tâm có 11 vân sáng nên:
– Số vân sáng của 2 bức xạ lệch nhau 3 vân:
+ TH1: k1 – k2 = 3 thay vào (1) ta được: k1 = 8; k2 = 5
(loại, vì không nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy)
+ TH2: k2 – k1 = 3 thay vào (1) ta được: k1 = 5; k2 = 8
Chọn đáp án A
Bài 27: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 , khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,5 m. Trên màn, gọi M và N là hai điểm ở hai phía so với vân sáng trung tâm và cách vân sáng trung tâm lần lượt là 6,84 mm và 4,64 mm. Số vân sáng trong khoảng MN là:
A. 6.
B. 3.
C. 8.
D. 2.
Lời giải
– Khoảng vân giao thoa
→ M gần vân sáng bậc 3 về phía vân sáng trung tâm.
→ N gần vân sáng bậc 2 về phía vân sáng trung tâm.
⇒ Trên MN có 6 vân sáng ứng với:
Chọn đáp án A
******************
Trên đây là nội dung bài học Vật lí 12 Bài 25: Giao thoa ánh sáng do THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Giao thoa ánh sáng. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.
Biên soạn bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Vật Lý 12