Văn Miếu Quốc Tử Giám thờ ai?
Văn Miếu được Vua Lý Thánh Tông cho xây từ mùa thu năm 1070, để thờ Khổng Tử, Chu Công, cùng tứ phối là Nhan Tử, Tăng Tử, Tư Tử, Mạnh Tử và các bậc hiền triết Nho giáo. Sau này, vào năm 1370, khi Quốc Tử Giám Tư nghiệp Chu Văn An qua đời, Vua Trần Nghệ Tông cho thờ ông ở Văn Miếu, bên cạnh Khổng Tử.
Chu Văn An đã nổi danh từ những năm tháng mở trường dạy học ở quê nhà với “học trò đầy cửa”. Và cũng chính do tài năng, nhân cách, phương pháp đào tạo học trò mà Thầy đã được vua Trần Minh Tông (1314-1329) mời đến Thăng Long giữ chức Quốc Tử Giám Tư nghiệp và dạy cho Thái tử Trần Vượng (tức vua Trần Hiến Tông sau này).
Lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám
Vua Lý Thánh Tông sai chọn thầy giỏi đến nhà học ở phía chính điện để dạy hoàng thái tử Lý Càn Đức học. Nam Thái Ninh 5 (1076) “lại chọn người biết chữ trong các quan chức trong triều vào học”, từ đó nhà học trong Văn Miếu được gọi là Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của nước ta có nhiệm vụ đào tạo trí thức Nho học đảm nhận các chức vụ trong bộ máy cai trị của đất nước. Văn Miếu Quốc Tử Giám là một di tích lịch sử có hơn 900 năm tồn tại, đã qua nhiều lần sửa chữa nhưng địa điểm thì vẫn giữ nguyên. Theo bản đồ Thăng Long, Đông Đô thì Văn Miếu Quốc Tử Giám nằm gọn trên đảo của hồ Đại Hồ ờ phía nam nội thành, trước mặt có một cái eo hô nhỏ, sau được giữ lại thành hồ Vân.
Văn Miếu Quốc Tử Giám hiện nay nằm trên một khu đất hình chữ nhật, chiều dài 306 mét, một bên là phố Văn Miếu, một bên là phố Tôn Đức Thắng, mặt trước rộng 61 mét là phố Quốc Tử Giám, mặt sau 75 mét là phố Nguyễn Thái Học, thuộc phường Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội. Xung quanh có tường xây bằng gạch vồ Bát Tràng bao bọc, bên trong có tường xây thấp chia ra làm 5 khu.
Khu thứ nhất bắt đầu với cổng chính, biển ngang ở cổng lớn trước để Thái Học Môn, đến đời Thành Thái (1889-1909) khi Quốc Tử Giám chuyển vào Huế được chữa lại Văn Miếu Môn. Trước và sau có hai đôi rồng đá nghệ thuật điêu khắc thời Lê. Lối đi ở giữa lát gạch Bát Tràng dẫn đến cổng “Đại Trung Môn” mở đầu cho khu thứ hai. Hai bên cổng Đại Trung Môn có hai công nhỏ có tên là Thành Đức (trở nên đạo đức) và Đại Tài (trở nên tài giỏi), vẫn lối đi ấy dẫn đến Khuê Văn Các vẻ đẹp của sao Khuê, sao Khuê là sao chủ về văn học). Khuê Văn Các được xây dựng vào năm 1805 do tổng trấn Bắc Thành là Nguyễn Văn Thành khi cho tu sửa Văn Miếu đã cho xây thêm. Gác là một lầu vuông 8 mái, bốn bên tường là cửa sổ hình uy,. trời tỏa các tia sáng, cột phía dưới, trước làm bằng gỗ, khoảng niên hiệu Minh Mạng (1820 – 1840) tổng đốc Đặng Văn Hòa đã cho xây lại thành 4 cột chống 4 góc, tầng dưới thoáng rỗng.
Hai bên gác có 2 cổng nhỏ gọi là Súc Văn (văn hàm súc) và Bì Văn (văn sáng đẹp). Khu thứ ba từ Khuê Văn Các đền Đại Thành Môn, ở giữa có một cái hồ vuông lớn có lan can bao quanh, gọi là “Thiên Quang Tỉnh” (giếng trời trong sáng). Hai bên hồ là hai khu vườn bia. Khu vườn bia là khu di tích có ý nghĩa quan trọng nhất của Văn Miếu Quốc Tử Giám. Hiện nay còn lại 82 tấm bia của 82 khoa thi Hội ghi tên những người đậu tiến sĩ từ trạng nguyên đến tiến sĩ đệ tam giáp dưới triều Lê từ năm 1442 đến năm 1779. 10 bia dựng năm 1484 là những bia cổ nhất ở Hà Nội sau bia chùa Kim Liên, Nghi Tàm, Quảng Bá. Bia thường được dựng vào năm sau của khoa thi, nhưng có nhiều khoa thi do trong nước có nhiều việc bận không dựng được ngay, nên đã có lần vào năm 1653 dựng liền một lúc 25 bia cho 25 khoa thi trước đó. Năm 1717 cũng dựng 21 bia cho 21 khoa thi.
Dưới triều Lê, tính từ năm 1442 đến 1787 có 98 khoa thi tiến sĩ; triều Mạc cũng tổ chức được 21 khoa thi tiến sĩ, nếu được dựng đủ thì còn thiếu nhiều, song có thể là do có khoa thi chưa có điều kiện dựng, hoặc bị mất, hỏng nên hiện nay còn 82 tấm. Những tấm bia tiến sĩ đều được dựng trên các con rùa bằng đá. Rùa là một con vật sống lâu hàng mấy trăm năm, tượng trưng cho sự trường tồn vĩnh cửu, là con vật linh thiêng thường được trang trí nơi thờ cúng tôn nghiêm. Những tấm bia đều được dựng bằng đá xanh lấy từ làng An Hoạch, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa, được những người thợ đá xã Kính Chủ, phủ Kinh Môn, tỉnh Hải Dương tạo hình, mài nhẵn, những người thợ khắc chữ làng Hồng Lục, xã Liễu Chàng, huyện Gia Lộc khắc chữ. Chữ Hán khắc trên bia được viết theo lối chữ triện có hình vuông vắn. Những khoa thi từ 1441 đến 1529 gồm 14 tấm có kích thước nhỏ, cao chưa quá 1,35 mét, trang trí giản đơn, trán bia có hình mặt trời và các tia sáng, mây lửa; diêm bia có các hoa lá và vân mây. Loại bia thứ hai gồm 25 tấm dựng cho các khoa thi từ 1554 đến 1653, cao to hơn loại trên, trán bia cong vút hình bán nguyệt, có trang trí các hoa sen, hoa hồng, hoa lan, hoa mai, hoa mẫu đơn, ngoài ra còn có hình chim, cò, vạc, có cảnh đầm sen, có vịt đua nhau tìm mồi. Loại thứ ba gồm 43 bia dựng cho những khoa thi từ 1656 đến 1779, có kích thước cao to hơn hai loại trên, bia đời cảnh Hưng cao đến 2,14 mét. Trần bài trang trí hoa lá mây lửa cách điệu, bố cục đãng đối. Diềm bìa trang trí nghèo đi, các hoa dây uốn lượn hình sin, theo kiểu lá lật.
Những tấm bia dựng thành hai hàng ở phía đông và tây, không thấy theo một thứ tự, đều có những nhà bia để che mưa nắng đã bị hư hỏng, nay đã được dựng lại. Giữa hai dãy có hai nhà bia nhỏ lưu giữ những bài văn của những lần tu sửa. Mỗi tấm bia đều ghi rõ năm tổ chức khoa thi theo niên hiệu của vua trị vì đất nước năm đó, một bài văn nói về khoa thi có ghi rõ cả các quan trường, những lời biểu dương việc học, tên người soạn vân bia, khắc chữ… cuối cùng là tên những người đậu tiến sĩ khoa thi đó có kèm theo quê quán, có khi ghi cả tên xã, chức vụ trước khi thi, người đậu cao được xếp trên, người đậu thấp được xếp dưới. Những tấm bia này đã có tác dụng rất lớn đối với những người theo Nho học, khuyến khích việc học tập thành tài giúp ích đất nước, tôn vinh những người đỗ đạt, khuyên răn họ phải tuân theo những điều đã học trong sách thánh hiền, phải luôn tu dưỡng bản thân. Ở một chừng mực nhất định, những tấm bia tiến sĩ ở Văn Miếu đã có tác dụng về tinh thần, đạo đức, góp phần vào việc đào tạo một tầng lớp trí thức ở thời đại đó, biết lấy lý tưởng thờ vua, phụng sự đem lại ấm no tốt lành cho dân, không khuất phục trước uy vũ, không sa đọa vì lợi danh. Một số người đã trở thành danh nhân của đất nước.
Thiết kế Văn Miếu Quốc Tử Giám
Qua cửa Đại Thành Môn là đến khu thứ tư. Một cái sân rộng lát gạch vuông Bát Tràng, hai bên là hai dãy nhà tả vu và hữu vu, xưa thờ các danh nho trong đó có Chu Văn An và Trương Hán Siêu. Cuối sân là nhà đại bái và hậu cung, bên trái có chuông “Bích Ưng đại chung” (chuông lớn của trường Giám) do Nguyễn Nghiễm (cha của Nguyễn Du) đúc năm 1768, bên phải có tấm khánh đá, mặt trong đề hai chữ “Thọ Xương” (vốn ở văn chỉ huyện Thọ Xương mới chuyển về đây năm 1954) mặt ngoài có khắc một bài minh kiểu chữ lệ, 12 câu, nói về công dụng của loại nhạc khí này. Hậu cung có tượng của Khổng Tử ngồi trên bệ đá, tượng của cha mẹ Khổng Tử và Tứ phôi. Tượng đều bằng gỗ sơn son thếp vàng.
Khu thứ năm sau nhà hậu cung là trường Giám, là nơi học tập của các thí sinh thời Lê. Đến đời Nguyễn, Quốc Tử Giám chuyển vào Huế thì nơi này là đền Khải Thánh thờ cha mẹ Khổng Tử. Năm 1946, giặc Pháp đã đốt trụi khu vực này, nay chỉ còn trơ hai nền cũ. Trước sân còn có bốn cột trên có bốn cái nghiên mực bằng đá có khắc chữ “Thái Học đường nghiên” (nghiên mực của nhà Thái Học). Chữ khắc-trên nghiên ở mỗi nghiên khác nhau theo lối chữ chân, lệ, tống, triện.
Văn Miếu Quốc Tử Giám đã được tu sửa nhiều lần vào những năm 1484, 1511, 1536, 1762, 1785, 1805, 1863, 1888… vì vậy bóng dáng kiến trúc của thời Lý, Trần không còn lại dấu vết. Phần lớn các kiến trúc tồn tại đều là sản phẩm thời Lê mạt và Nguyễn sơ. Tòa bái đường và thượng điện là sản phẩm thời Lê mạt song cũng không phải là cùng thời. Văn Miếu Môn, Đại Trung Môn, Khuê Vân Các, Đại Thành Môn là sản phẩm kiến trúc thời Nguyễn. Nhà tả vu và hữu vu được dựng lại thời Pháp thuộc.
Thăm quan Văn Miếu Quốc Tử Giám
Văn Miếu Quốc Tử Giám giở mở cửa, địa chỉ
Nếu quý vị đang muốn tới thăm quan và xin chữ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám nhưng không rõ thời gian mở và đóng cửa thì có thể xem tham khảo qua khung giờ dưới đây
- Thứ 2 đến thứ 6: Mở cửa từ 7h30 – 18h00
- Thứ 7, Chủ Nhật: Mở cửa từ 8h00 – 21h00
Địa chỉ Văn Miếu: 58 phố Quốc Tử Giám, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Đi Văn Miếu nên xin chữ gì?
Trên thực tế rất nhiều người lầm tưởng rằng chỉ khi con em mình đang trong giai đoạn học hành mới cần phải đến Văn Miếu Quốc Tử Giám để xin chữ. Với mong muốn công việc học tập được thuận lợi và đỗ đạt cao.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia tâm linh cho biết: Dù là người đang đi học hay đang đi làm, nếu có tâm thì hãy cứ tới khấn lễ để tâm mình được thanh thản. Xua tan đi những xô bồ trong cuộc sống.
+ Đối với những người đang đi học: Nên xin một số chữ như: Hiếu, Đạt, Thuận, Nhẫn, Trí…
+ Đối với những người đã đi làm và có gia đình có thể tham khảo một số chữ: Hiếu, Đức, Phúc, Lộc, Thọ, Tín, Tài…
Văn Miếu Quốc Tử Giám là một khu di tích lịch sử mang ý nghĩa biểu trưng cho tiến trình văn hóa của Việt Nam, là một bằng chứng về sự đóng góp của Việt Nam vào nền văn minh Nho giáo trong khu vực và vào nền văn hóa mang ý nghĩa nhân văn của toàn thế giới. Văn Miếu Quốc Tử Giám đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích lịch sử văn hóa ngày 28-4-1962.
Ý nghĩa của Văn Miếu Quốc Tử Giám
Văn Miếu – Quốc Tử Giám không chỉ là trường đại học đầu tiên của nước ta mà còn như một ngọn nến luôn rực cháy, thắp sáng truyền thống hiếu học của người Việt.
Đến nơi đây bạn dường như được tiếp thêm động lực từ những bảng vàng rực rỡ của ông cha, nạp vào nguồn năng lượng tràn đầy để vững tin trong hành trình nỗ lực học tập và khám phá tri thức nhân loại.
Đồng thời, đây cũng là điểm hẹn “xin chữ” của người dân thủ đô trong những ngày tết truyền thống với ước mong năm mới an lành.
Xin chữ ông đồ ở Văn Miếu là nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong những ngày đầu xuân năm mới như thế này.
Vào năm 2019 này còn có chương trình rất đặc biệt, khu Hồ Văn có hát Quan họ trên thuyền, và xin chữ ông Đồ, nên rất đông khách.
Từ 8h sáng đến 20h tối, ông đồ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám sẽ đón không ngớt những đoàn đến xin chữ, già trẻ, lớn bé, cùng chen chân vào căn lều nhỏ bên hồ để có cho mình những nét chữ đẹp nhất cho ngày đầu năm.
Trong những mùa thi quan trọng của đất nước với niềm tin đỗ đạt của các “sĩ tử” bằng cách vuốt đầu rùa tại các bia tiến sĩ.
Tuy nhiên, ngày nay, để bảo tồn di tích, một hàng rào được thiết lập và các sĩ tử không còn làm nghi thức cầu may như trước nữa.
Văn Miếu Quốc Tử Giám là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Ngoài ra nơi đây cũng là nơi diễn ra các lớp học cho các em nhỏ để giảng dạy về truyền thống hiếu học và lịch sử lâu đời của Văn Miếu.
********************
Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp