Tự ái là một tính cách không tốt tồn tại trong cảm xúc, lý trí của con người. Thể hiện với các dấu hiệu đề cao bản thân, thường cho rằng mình không được coi trọng và bị coi thường. Tự ái khiến người đó không cởi mở, gần gũi hay tương tác với mọi người xung quanh. Khi quá để tâm vào lời nói hay hành động của người khác, họ lại càng suy nghĩ theo hướng tiêu cực. Cần nhận biết các dấu hiệu của tự ái, khắc phục tính tự ái để hoàn thiện bản thân. Cũng như mang đến nhiều cơ hội hòa nhập và phát triển trong xã hội.
1. Tự ái là gì?
Tự ái là từ gốc Hán Việt, trong đó: Tự là bản thân, ái là yêu.
Tự ái là tự yêu bản thân mình, quá nghĩ đến bản thân, đề cao cái tôi quá mức. Họ luôn nghĩ đến các điểm đã làm tốt của bản thân, từ đó luôn nghĩ mọi người đang soi sét, không có thiện ý với mình. Từ đó mà thường sinh ra bực tức, cáu gắt, giận dỗi khi cho rằng mình bị đánh giá thấp hoặc bị coi thường. Điều này khiến họ trở lên xa cách với mọi người xung quanh, dần hình thành sự đố kỵ và các tiêu cực khác.
Tự ái trước nhất là thái độ mặc cảm và xấu hổ về bản thân. Tự cảm thấy xa cách và không tin tưởng vào sự chân thành hay suy nghĩ của mọi người xung quanh về mình. Khi thấy hoặc cảm nhận chủ quan rằng mình kém thua người khác về phương diện này hay phương diện khác. Như vậy, họ lại càng đưa ra các lý do khách quan để giải thích, biện hộ cho sự kém cỏi của mình. Người tự ái cũng thường không có ý chí phấn đấu hay niềm tin nỗ lực mang đến thành công.
Người tự ái dễ sinh lòng hờn dỗi, ganh ghét, đố kị, mặc cảm với người khác. Đặc biệt là người có phần nổi trội hơn mình. Sự tự ái hình thành và chế ngự các suy nghĩ khách quan, các tự tin của con người.
2. Tự ái tiếng Anh là gì?
Tự ái tiếng Anh là Narcissism.
3. Dấu hiệu của người có tính tự ái:
Người tự ái thường dể tổn thương, họ xa lánh mọi người vì cảm giác không nhận được sự chân thành. Họ luôn muốn thổi phồng tầm quan trọng của chính mình và quan tâm hơn cả đến cảm xúc của bản thân. Người tự ái ít quan tâm đến cảm xúc của người khác, và thường có lòng tự trọng rất cao. Sự tự tin của về bản thân thường không quá lớn so với sự tự ti khi không thể hòa nhập. Do vậy mà người hay tự ái vừa đáng trách cũng rất đáng thương.
Các dấu hiệu của người tự ái có thể nhận diện như sau:
Luôn thích làm trung tâm của sự chú ý:
Người tự ái thường thích làm trung tâm của sự chú ý, họ yêu bản thân. Khi được quan tâm, họ cho rằng mình quan trọng đối với mọi người xung quanh. Họ nhanh chóng cảm thấy hụt hẫng nếu sự quan tâm đó được chuyển hướng sang câu chuyện, chủ đề về con người khác. Các cảm xúc này đến từ trong cuộc sống đời thường và cả khi làm việc. Mang đến sự tự ti, xa cách với tất cả mọi người.
Họ thường nhắc nhở về các thành tích của họ, muốn các việc mình làm phải là tốt nhất. Giải thích tại sao ý tưởng và đề xuất của họ xứng đáng được xem xét đặc biệt. Cũng như cảm thấy hụt hẫng, bất công nếu không được đánh giá cao, không được đối xử đặc biệt. Họ làm cho mình trở nên “quyền lực” hơn và có ảnh hưởng nhất có thể. Cũng như mong muốn nhận được sự thuận lợi, hưởng ứng tốt nhất từ mọi người xung quanh. Các suy nghĩ này thể hiện sự yêu bản thân quá mức.
Thường bị cảm xúc lấn át:
Người tự ái luôn đặt cái tôi của bản thân lên đầu. Kể cả trong công việc, sinh hoạt, giao tiếp hay trong đời sống tình cảm. Nếu ý nghĩa của phê bình để nhận ra khuyết điểm, để sửa sai và có kinh nghiệm phát triển bản thân. Thì với người tự ái, họ xem là mình đang bị đối xử bất công, đang bị trù dập. Các suy nghĩ bốc đồng đó cũng là cơ sở để đưa ra những quyết định sai lầm gây hậu quả nghiêm trọng.
Trong đấu tranh giữa lý trí và cảm xúc, các cảm xúc của người tự ái thường lấn át. Họ luôn cố chấp, bao biện cho các lỗi sai của mình. Đôi khi họ không thèm tranh luận vì tính bảo thủ trong suy nghĩ. Họ không chịu nhìn nhận quan điểm của người khác, không lắng nghe, tiếp thu các ý kiến mang tính chất xây dựng. Vì với họ, đó là sự lên mặt, sự dạy đời và điều khiển cuộc sống đáng ra thuộc về họ.
Vì thế mà dễ đưa cuộc tranh cãi vào bế tắc, làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh. Người tự ái cũng khó có được các mối quan hệ tốt đẹp, thân thiết với mọi người.
Kỹ năng làm việc nhóm hạn chế:
Người hay tự ái thường có cái tôi rất lớn, luôn giữ ý kiến của bản thân mình. Trong nhiều trường hợp, họ không đưa ra quan điểm vì nghĩ rằng rồi cũng bị bác bỏ. Họ mang đến các suy nghĩ và đánh giá khác với số đông, và thường không mang lại hiệu quả tương tác trong nhóm.
Thậm chí khi được người khác góp ý bổ sung ý kiến sẽ không hài lòng, nổi lên tính tự ái. Họ chấp nhận dung túng cho các suy nghĩ, quan điểm hẹp hòi, gò bó của mình. Từ đó có thể gây tranh cãi không đáng có làm ảnh hưởng rất lớn đến công việc chung. Tính chất hoạt động tập thể cũng không mang lại hiệu quả cao nhất.
Không chịu rút kinh nghiệm, chậm tiếp thu cái mới:
Những người hay tự ái thường khó nhận ra cái sai của bản thân. Thường kém trong phán đoán, cân nhắc để điều chỉnh các kế hoạch trong mục đích thực hiện. Không chịu rút ra kinh nghiệm, bài học từ những người đi trước. Sự bảo thủ khiến họ luôn có những suy nghĩ theo lối mòn, theo quan điểm cá nhân. Từ đó mà không hòa mình vào tập thể, vào cái chung. Sự tự ái cũng đến từ suy nghĩ mình không được đánh giá cao trong tập thể, nên họ lựa chọn không tham gia vào tập thể.
Sau những lần thất bại, vấp ngã, sai lầm, họ không chịu thay đổi. Các đánh giá để điều chỉnh bản thân không được thực hiện. Bởi họ sợ thay đổi người khác sẽ nghĩ rằng mình kém cỏi. Họ cố gắng chứng minh mình có khả năng, mình làm đúng ngày từ các chiến lược đầu tiên. Trong khi có thể đã nhận thức ra sự sai lầm của mình. Sự ngại thay đổi, sợ bị mọi người đánh giá, sợ không được coi trọng lấn át đi sự quyết đoán. Chính điều này càng làm họ khó đi đến thành công.
Sống trong đau khổ, dằn vặt:
Cuộc sống của họ thường có các suy nghĩ cảm xúc tiêu cực, thường cảm nhận được sự tồi tệ từ mọi khía cạnh. Người có tính dễ tự ái sẽ dễ bị đau khổ, bất an, khó có được những giây phút yên bình, vui vẻ. Bởi họ luôn tự nhìn nhận bản thân trong mắt người khác bằng sự tiêu cực. Họ luôn để bụng, dằn vặt, đau khổ mà không có cách giải thoát.
4. Cách khắc phục để vượt qua lòng tự ái?
Sẵn sàng tiếp thu các nhận xét, đóng góp của người khác:
Người tự ái phải có ý thức thay đổi bản thân, bước ra khỏi ranh giới mặc cảm hay suy nghĩ tiêu cực. Sẵn tâm lý thoải mái để đón nhận những tư tưởng mới lạ, tham gia cải thiện các mối quan hệ. Cần lắng nghe các góp ý của người khác, nhìn nhận lại bản thân để có sự thay đổi tích cực hơn.
Áp dụng hai nguyên tắc sau đây sẽ giúp bạn khắc phục tính tự ái một cách dễ dàng và hiệu quả:
– Lắng nghe các góp ý đúng để thay đổi:
Phải thấy được sự chân thành, góp ý thay đổi, phát triển của người khác. Không tạo ra các vỏ bọc cho bản thân để có thể học hỏi và thay đổi tốt hơn. Hãy lắng nghe cho dù đó là những lời khuyên nhỏ nhặt. Họ có thể là khách hàng góp ý đối với sản phẩm, với chất lượng dịch vụ của bạn. Họ có thể là người thân cho bạn những lời khuyên trong cuộc sống.
Đừng sợ nghe những lời chỉ trích, đừng ngại thay đổi. Phải cố gắng hướng đến các tích cực, chất lượng trong cuộc sống. Thay vì không dám vượt qua các giới hạn của bản thân để dậm chân tại chỗ.
– Tập chung hoàn thành các mục tiêu, chứng minh bản thân:
Nếu cảm thấy mình đang bị mọi người đánh giá thấp, ban phải kiên trì học hỏi, chứng minh thành công của mình. Cho họ thấy những gì họ nghĩ về bạn hoàn toàn sai lầm. Thay vì trở thành mặc cảm, tự ti, nhu nhược và bắt đầu so sánh mình với người khác. Hay khoanh vùng mình vào một góc, thu hẹp các mối quan hệ và các cơ hội trước mắt.
Điều tốt nhất bạn nên làm vạch ra các định hướng, mục tiêu và quyết tâm. Tập trung vào từng mục tiêu ngắn hạn và dài hạn mà mình đã đặt ra, từng bước hoàn thành những mục tiêu đó. Bạn xứng đáng và phù hợp để thực hiện các thay đổi. Cũng như có năng lực để vượt qua các rào cản của bản thân.
Hãy tâm niệm rằng mọi điều bạn làm là vì chính bạn, bởi bản thân bạn xứng đáng với điều tốt nhất. Cũng như chứng minh cho mọi người thấy các khả năng, những việc bạn có thể làm.
Chế ngự lòng tự ái:
Phải thực hiện bằng sự quyết tâm, nỗ lực thay đổi để tìm kiếm các hiệu quả.
+ Thấy điều hay thì học, thấy điều sai thì sửa, cái gì không tốt thì bỏ.
+ Không cố chấp, không quan trọng hóa vấn đề, không kỳ vọng quá mức vào bản thân.
+ Không chán nản, thất vọng, làm việc gì cũng phải suy nghĩ trước sau.
+ Không đòi hỏi toàn hảo, không dễ dãi với mình, không khắt khe với người khác.
Đó không chỉ là bí quyết chế ngự lòng tự ái. Mà còn là phương pháp giúp bạn hài hòa sự vận động giữa cơ thể và tâm trí. Giúp bạn có được suy nghĩ tích cực, khám phá các giới hạn của bản thân. Tạo tiền đề cho một cuộc sống hạnh phúc, thanh thản. Các suy nghĩa cần được thực hiện trong hành động, với quyết tâm trong công việc. Thay vì cứ ủ rũ và bi quan trong năng lực hay cái nhìn của mọi người về mình.
Video về “tự ái”
Kết luận
Hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thế nào là “Tự ái” đặc biệt cần làm gì khi bản thân mình tự ái hay những người xung quanh mình dễ tự ái. Để trong mỗi người chúng ta không có sự tự ái nào, sẵn sàng tiếp thu ý kiến một cách vui vẻ, tích cực để hoàn thiện bản thân mình một cách tốt nhất.
Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp