Giới trẻ hiện nay không còn lạ lẫm với thuật ngữ ngôn tình, hay truyện ngôn tình. Các bộ tiểu thuyết ngôn tình hay truyện đam mỹ từ lâu đã trở thành sở thích của rất nhiều bạn trẻ. Vậy ngôn tình có nội dung gì và các thuật ngữ thường dùng trong ngôn tình là gì? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Quản trị mạng.
1. Ngôn tình là gì?
Truyện ngôn tình có thể hiểu đơn là truyện tình cảm, tiểu thuyết lãng mạn giữa tình yêu nam nữ. Thuật ngữ ngôn tình vốn xuất phát từ Trung Quốc, sau đó du nhập vào nước ta khoảng năm 2006 và phát triển cho tới ngày nay.
Nội dung truyện ngôn tình rất đa dạng, có thể kể về câu chuyện tình cảm thời xưa, hiện đại với nhiều giai đoạn khác nhau. Xoay quanh chuyện tình cảm của 2 nhân vật chính trong bộ tiểu thuyết ngôn tình là những tình tiết thú vị khác, phản ảnh thực tế tình trạng xã hội hay rời xa thực tế tùy vào tác giả và nội dung của truyện.
Bạn đang xem: Truyện ngôn tình là gì?
Giới trẻ hiện nay tìm tới truyện ngôn tình để giải trí với những hình mẫu nhân vật chuẩn “soái ca”, những cô gái có cá tính, xinh xắn hay những triết lý về tình yêu được truyền đạt qua bộ truyện. Một số câu thoại hay trong các bộ truyện ngôn tình được nhiều bạn trẻ nhắc tới như:
- Tình yêu trước giờ vẫn là một trong những thứ dễ tổn thương con người nhất. (Sau cơn mưa thấy cầu vồng – Dạ Vũ).
- Có lúc, đau khổ chính là một cột mốc phải vượt qua trên con đường trưởng thành của mỗi người. (Hướng dẫn xử lý rác thải – Mộng Lý Nhàn Nhàn).
- Sở dĩ chúng ta luôn hoài niệm thanh xuân là bởi vì lúc còn tuổi xanh chúng ta có những thứ bây giờ có thể gọi là xa xỉ, chẳng hạn như hồn nhiên, chẳng hạn như lý tưởng. (Hướng dẫn xử lý rác thải – Mộng Lý Nhàn Nhàn).
- Khi con người ta còn sống, khó tránh khỏi khó khăn, càng khó khăn càng trở nên kiên cường. (Ninh Phi – Cuồng Ngôn Thiên Tiếu).
- Những người yêu nhau đều nghĩ rằng tình yêu chỉ là chuyện của hai người, nhưng thường thì không đơn giản như vậy. Những bất ngờ của cuộc sống luôn khiến người ta không kịp trở tay, thậm chí còn như quả bom nổ chậm khiến người ta mất phương hướng. (Mờ ám – Hốt Nhiên Chi Gian).
- Gặp đúng người, đúng thời điểm là Hạnh phúc. Gặp đúng người, sai thời điểm là Bi thương. Gặp sai người, đúng thời điểm là Bất lực. Gặp sai người, sai thời điểm là Thê lương. (Thương ly – Tuyết Linh Chi).
- Ta trước kia rất lạc quan. Cũng vì quá lạc quan cho nên khi đau đớn ập xuống mới dễ dàng bị suy sụp. Nhưng con người không thể viện cớ trốn tránh nỗi đau mà lờ đi những chuyện mình nên làm. Lần này ta muốn nắm chắc vận mệnh, tự mình chọn lựa. (Hoa Thiên Cốt – Fresh Quả Quả).
- Con người ta sống trong xã hội này, khuyết điểm lớn nhất là không biết làm sao để biểu hiện sự tôn trọng của mình với người khác. Cho dù người ta lựa chọn cuộc sống thế nào, lý tưởng ra sao, chúng ta cũng đều thích lôi ra phán xét bình phẩm. (Biến yêu thành cưới – Lục Xu).
2. Các thuật ngữ, thể loại truyện ngôn tình
1. Theo thời gian truyện
Hiện đại: truyện được viết trong bối cảnh hiện đại, thời đại ngày nay. Trong truyện hiện đại cũng phân thành nhiều thể loại khác nhau.
- Đô thị tình duyên: chi tiết truyện bình thường, kể lại chuyện tình cảm của 2 nhân vật chính trong cuộc sống đô thị.
- Tổng tài: nam chính là tổng giám đốc, chủ tịch công ty.
- Thương trường: tình tiết truyện xoay quanh các công ty, thương vụ mua bán, đối đầu trong kinh doanh.
- Hào môn thế gia: gia đình có chỗ đứng trong xã hội về tiền và quyền thế.
- Quân nhân: truyện thường có nam chính hoặc nữ chính trong quân đội.
- Hắc bang/hắc đạo: truyện liên quan tới xã hội đen.
- Thanh xuân vườn trường: truyện về lứa tuổi học sinh, vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường
- Thanh mai trúc mã/Oan gia: nam chính, nữ chính là bạn với nhau từ thủa bé, quen biết nhau và sau này nảy sinh tình cảm.
- Võng du: tình yêu trong game online và sau đó yêu nhau ngoài đời thật. Bộ truyện Yêu em từ cái nhìn đầu tiên là ví dụ điển hình cho thể loại này.
Cận đại: thời đại qua giai đoạn từ trung đại sang hiện tại.
Cổ đại/Cổ trang: viết về truyện tình cảm thời xưa, có vua chúa, quan lại. Trong Cổ đại có những thể loại khác:
- Cung đấu: truyện xoanh quanh cuộc sống trong cung, các cuộc đấu đá để có được quyền thế.
- Gia đấu: tập trung vào những tình tiết tranh đoạt tài sản, địa vị, quyền lực trong các gia tộc lớn.
- Kiếm hiệp/Giang hồ: truyện về thời cổ đại nhưng về các môn phải võ công trên giang hồ.
- Điền văn: cuộc sống làm nông, chăm sóc gia đình bình dị.
Mạt thế: kể về cuộc sống trong tương lai, khoa học phát triển, máy móc, robot thay thế con người, hay xuất hiện cảnh Trái Đất sắp bị diệt vong, dịch bệnh, zombie,…
Xuyên không: nhân vật bị xuyên qua một thế giới khác, có thể là chính bản thân mình hoặc trở thành một người khác.
Huyền huyễn: thế giới của các vị thần tiên, có phép thuật,…
2. Theo độ dài truyện
- Tiểu thuyết: khoảng 15 chương trở lên.
- Đoản văn: 15 chương đổ xuống.
- Hệ liệt: từ một bộ chuyện chính trước đó viết tiếp về những nhân vật khác trong truyện.
3. Theo kết truyện
- HE: happy ending, kết thúc có hậu.
- SE: sad ending, kết thúc buồn.
- BE: bad ending, kết thúc tệ.
- GE: tương tự như happy ending nhưng thực tế hơn HE.
- OE: open ending, kết thúc mở để người đọc tự tưởng tượng.
4. Theo tính cách nhân vât chính
- Cường: tính cách mạnh mẽ, có bản lĩnh vượt qua mọi khó khăn.
- Phúc hắc: tính cách thất thường, lưu manh.
- Bá đạo: không nói đạo lý, không thích người khác làm trái lời mình.
- Tiểu bạch thỏ: thân vật nữ ngây thơ, trong sáng thuần khiết.
- Tra: tính cách tồi tệ.
5. Theo tình tiết truyện
- Gương vỡ lại lành: chia tay nhưng sau đó lại quay về với nhau.
- Cường thủ đoạt hào: ép một bên nhận tình cảm của mình, sau đó 2 người nảy sinh tình cảm thật.
- Thế thân: coi người này là người khác vì có nét tương đồng.
- Ngược: ngược nhân vật chính, ngược tâm, ngược thân.
- Sủng: cưng chiều nhân vật nữ chính.
- Hài: tình huống gây cười, hài hước.
- 3S: có nhiều cảnh H trong truyện.
Chúc các bạn giải trí vui vẻ!
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp