Trò chơi điện tử là gì?
Trò chơi điện tử (electronic game) là một trò chơi sử dụng các thiết bị điện tử để tạo ra một hệ thống tương tác mà người chơi có thể chơi. Trò chơi video là hình thức trò chơi điện tử phổ biến nhất hiện nay và vì lý do này, hai thuật ngữ thường được sử dụng thay cho nhau. Các hình thức phổ biến khác của trò chơi điện tử bao gồm các sản phẩm như trò chơi điện tử cầm tay, hệ thống độc lập (ví dụ: pinball, slot machine hoặc các máy trò chơi arcade cơ điện) và các sản phẩm không trực quan độc quyền (ví dụ: trò chơi âm thanh).
Phân loại các loại trò chơi điện tử theo hình thức
Trò chơi điện tử cầm tay
Hình thức trò chơi điện tử cầm ty là hình thức xuất hiện sớm nhất cho việc chơi trò chơi bằng bảng điều khiển chuyên dụng. Máy chơi game cầm tay gồm một máy chơi game có các nút điều khiển, màn hình (chuyên dụng cho một loại game) và loa. Điều này cho phép người chơi sở hữu một cái máy chơi game nhỏ gọn, khả năng mang đi bất cứ đâu nhưng mỗi loại máy chỉ chơi được 1 loại game mà thôi.
Trò chơi đổi thưởng
Đối với hình thức này, người chơi phải nạp tiền để mua xu đổi lấy giờ chơi, điều kiện để trúng thưởng phải bắt buộc người chơi đáp ứng các điều kiện mong muốn mà game đặt ra thì sẽ được đổi điểm lấy thưởng. Khi bạn tập hợp đủ một số lượng vé nhất định thì bạn sẽ được phép đổi lấy một phần thưởng nhất định. Trò chơi dạng này thường được đặt ở các trung tâm thương mại.
Máy đánh bạc (slot machines)
Đây là hình thức chơi game nhưng mang tính may rủi cao, khoản tiền bỏ ra nhiều và cơ hội nhận lại tiền cũng nhiều. Để tiến hành chơi game tại máy đánh bạc bạn phải chi tiền thật để đổi lấy số lần chơi game. Tùy thuộc vào loại hình máy chơi game mà bạn sẽ có các hình thức chơi khác nhau: ví dụ như gạt cần, thả bóng,… .
Trò chơi âm thanh (Audio games)
Là game chú trọng vào âm thanh, sử dụng các tiện ích về âm thanh, người chơi cần tập trung vào âm thanh để lắng nghe, kết hợp với khả năng đánh chữ cho khớp với âm thanh. Sau khi chơi được người chơi sẽ được hưởng thường tùy theo mức độ khớp nhạc và mức điểm đạt được.
Trò chơi video game
Còn được gọi là trò chơi điện tử trên game pc. Đây là hình thức game phổ biến nhất hiện nay. Người chơi dùng máy tính có kết nối bạn để chơi các loại game online phổ biến. Kết nối với toàn người dùng trên thế giới. Hiện nay có rất nhiều trò chơi game PC nổi tiếng như: Liên minh huyền thoại, PUBG, Dota 2,.. Những tựa game này đem lại khoản thu khổng lồ cho các tổ chức phát hành, ngoài ra còn mang lại cho những người chơi pro player những khoản tiền đáng kể phát sinh từ giải thưởng đấu giải, tiền quảng cáo, tiền lương,…
Các thể loại trò chơi điện tử phổ biến
Sau khi đã cùng nhau tìm hiểu sơ qua trò chơi điện tử là gì? Thì tiếp đến hãy cùng bài viết điểm qua một số trò chơi điện tử phổ biến dưới đây nhé.
Game nhập vai
Tựa game đầu tiên được giới thiệu trong bài viết trò chơi điện tử là gì chính là game nhập vai. Đây là một tựa game cực kỳ phổ biến được rất nhiều người chơi ưa thích trên thị trường hiện tại.
Với tựa game nhập vai trực tuyến nhiều người chơi, thì người chơi sẽ nhập vai cùng với nhiều người khác. Thông qua tựa game này bạn sẽ có thể điều khiển giao tiếp với nhiều người chơi khác thay vì chỉ với nhân vật PC của game.
Các tựa game nhập vai này đã xuất hiện trên thị trường Việt Nam từ những năm 2003 đến hiện tại. Thị trường game Việt Nam hiện nay có rất nhiều cái tên được ưa thích như Cloud Song, Mộng Giang Hồ, Thiên Long Kiếm,…
Ngoài những tựa game nhập vai trực tuyến, thì cũng có những tựa game nhập vai bạn sẽ hóa thân thành một nhân vật trong thế giới game. Bạn sẽ sống trong một thế giới tưởng tượng, có thể giao tiếp với các nhân vật phụ, tham gia chiến đấu, xây dựng nhân vật theo từng cấp độ.
Với dòng game nhập vai này thường sẽ được xây dựng với một cốt truyện, cùng bối cảnh vô cùng thú vị từ cổ trang đến hiện đại cực kỳ đa dạng. Những tựa game nhập vai có thể kể đến như Võ Lâm Truyền Kỳ, Gensin Impact,…
Game bắn súng
Kế tiếp tựa game được giới thiệu trong bài trò chơi điện tử là gì chính là thể loại game bắn súng. Trong tất cả các thể loại game, thì game bắn súng chính là tựa game phổ biến nhất, đặc biệt là game bắn súng FPS với góc nhìn thứ nhất. Đúng với tên gọi của game, người chơi sẽ tham gia vào game với góc nhìn thứ nhất.
Bạn sẽ không nhìn thấy được toàn bộ cơ thể của nhân vật, chỉ nhìn thấy tay và súng được trang bị. Trong tựa game bắn súng sinh tồn, người chơi sẽ phải chiến đấu với đối thủ để trở thành người sống sót cuối cùng. Một số tựa game bắn súng cực kỳ nổi tiếng trên thị trường như Call Of Duty, PUBG, Free Fire, Counter Strike,…
Trò chơi điện tử chiến thuật
Tiếp đến sẽ là game chiến thuật, một tựa game phổ biến không kém với hai thể loại game ở trên. Người chơi sẽ phải thể hiện khả năng của mình thông qua việc nắm bắt tình hình, sắp xếp chiến thuật để có thể đạt các mục tiêu theo thứ tự. Người chơi cần phải chú trọng đến cách quản lý nguồn lực, sắp xếp giao tranh với đối thủ là máy hoặc người chơi khác để giành chiến thắng.
Trong các tựa game chiến thuật này thường sẽ có hai dạng là chiến thuật thời gian thực và chiến thuật theo lượt. Ở Việt Nam thì các tựa game chiến thuật thường được xoay quanh với đề tài Tam Quốc, xây dựng thành chiến theo phong cách đế chế Châu Âu. Các tựa game về Tam Quốc được rất nhiều người chơi đón nhận có thể kể đến như Vương Tam Quốc, Dawn of Dynasty, Giang Sơn Mỹ Nhân,…
Trò chơi điện tử thể thao
Ngoài các tựa game được giới thiệu ở trên thì thể loại game thể thao cũng là một trong những tựa game có sức hút không kém. Những tựa game thể thao khá là đa dạng dành cho người chơi yêu thích thể thao như bóng đá, đua xe, bóng rổ,…
Cách chơi của các tựa game này vô cùng đơn giản, mô phỏng lại cách thức thi đấu của các tựa bộ môn thể thao theo thực tế. Các tựa game sports được nhiều người dùng yêu thích như FIFA, Asphalt, PES, Need For Speed,…
Game Moba
Game Moba là một tựa game hành động chiến lược theo một khoảng thời gian thực. Người chơi sẽ phải điều khiển nhân vật Hero hoặc anh hùng, với mục tiêu phá hủy đi nhà chính của đối thủ để chiến thắng. Game Moba được chơi theo 2 phe đối lập, giao tranh ở bất kỳ một địa điểm nào trên bản đồ rộng lớn.
Nhiệm vụ chung của cả hai bên đối lập chính là phá hủy căn cứ chính của đối phương, giết quái, tiêu diệt đối thủ,… Các vị tướng trong các tựa game này đều có kỹ năng và lối chơi khác nhau, người chơi sẽ cần tìm hiểu để có lựa chọn phù hợp với chiến thuật của mình.
Trên các nền tảng PC, laptop thì tựa game DOTA 2, Liên Minh Huyền Thoại chính là hai ông lớn đứng đầu của lang game Moba thế giới. Những tựa game Moba trên nền tảng mobile hiện nay cũng bắt đầu phát triển mạnh mẽ như là Liên Quân Mobile,…
Trò chơi điện tử giải trí cơ bản
Ngoài các tựa game giải trí đặc trưng ở phía trên thì trên thị trường game hiện nay còn có rất nhiều tựa game giải trí cơ bản. Có nhiều dòng game giải trí nhanh như là giải câu đố, trò chơi nhanh mắt hay các tựa game vượt chướng ngại vật, nấu ăn, ca hát,…
Những tựa game này đều rất cơ bản dễ chơi phù hợp với đại đa số người chơi. Một số tựa game giải trí cơ bản có tiếng như là Candy Crush Saga, Bejeweled, chém hoa quả, nấu ăn, piano, bắn bóng, xếp hình,…
Những lợi ích và tác hại của trò chơi điện tử
Lợi ích
Công dụng ban đầu của trò chơi điện tử là để giải trí, nâng cao khả năng phản xạ, cải thiện trí thông minh,… về sau khi mạng LAN hay Internet ra đời cho phép nhiều người chơi có thể chơi chung với nhau thì trò chơi điện tử còn có công dụng để gắn kết tình bạn bè bốn phương.
Sau này, trò chơi điện tử phát triển đến mức nó không chỉ đơn thuần là để giải trí nữa mà đã trở thành thể thao điện tử tức là người chơi có thể chơi game để cải thiện sức khỏe của mình (vóc dáng, độ tinh mắt,…) mà không cần phải tập thể dục, tăng tư duy logic, rèn luyện trí não, tăng khả năng phản xạ,… Thậm chí các món đồ trong trò chơi điện tử còn có thể đem đi trao đổi, buôn bán,… tạo thu nhập cho người chơi.
Tác hại
Trò chơi điện tử có tính gây nghiện cao, rất dễ khiến bạn dành hàng giờ đồng hồ chơi chúng dẫn đến không còn thời gian làm những việc thiết thực khác. Hãy nhớ rằng, cái gì nhiều quá thì không tốt kể cả trò chơi điện tử. Nếu bạn chơi game quá lâu sẽ dẫn đến việc suy giảm thị lực, mệt mỏi, tinh thần đi xuống,…
Không những thế nhiều người để có tiền chơi điện tử đã không ngần ngại dấn thân vào con đường tệ nạn như trộm cắp, cướp của,… Bên cạnh đó, một số trò chơi điện tử có nhiều hình ảnh bạo lực cũng như thông tin sai lệch rất dễ ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ nhỏ (đối tượng chưa phân biệt được đúng, sai) dẫn đến chúng có cái nhìn méo mó về cuộc sống.
Điều kiện hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử năm 2022?
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP được hướng dẫn bởi Điều 14 Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 7 Nghị định 142/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện và hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử theo đó:
– Tổ chức, cá nhân kinh doanh trò chơi điện tử phải có các điều kiện sau:
+ Cửa hàng trò chơi điện tử phải cách các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông từ 200 m trở lên;
+ Trang thiết bị đảm bảo chất lượng âm thanh, hình ảnh; hình thức trang thiết bị phù hợp thẩm mỹ Việt Nam
– Khi hoạt động, tổ chức, cá nhân kinh doanh trò chơi điện tử phải tuân theo các quy định sau:
+ Nội dung trò chơi điện tử phải lành mạnh, không vi phạm các quy định cấm tại Điều 3 Quy chế này;
+ Không được hoạt động sau 10 giờ đêm đến 8 giờ sáng.
– Nghiêm cấm tổ chức kinh doanh trò chơi điện tử có tính chất đánh bạc.
– Hoạt động trò chơi điện tử quy định tại Quy chế bao gồm cả trò chơi trực tuyến (online games) và trò chơi sử dụng các máy không kết nối với mạng Internet; không bao gồm trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài.
– Khoảng cách từ 200m trở lên quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Quy chế tính từ cửa hàng trò chơi điện tử đến cổng các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Như vậy, để mở tiệm kinh doanh trò chơi điện tử bạn cần phải đáp ứng các điều kiện nêu trên và cần phải đảm bảo yêu cầu về khoảng cách 200m là khoảng cách tính từ cửa hàng trò chơi điện tử đến cổng các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Những nguyên nhân gây nghiện game điện tử
+ Tâm lí tò mò, cùng sự hỗ trợ đắc lực của các dịch vụ công nghệ, sẽ khiến con người ta mải mê sa đà vào các trò chơi điện tử.
+ Tâm lý chơi thua muốn gỡ, sau mỗi lần thua cuộc, người chơi có tâm lý muốn gỡ ván sau, nên dần dần không dứt ra được khỏi trò chơi.
+ Theo nghiên cứu những người nghiện game thường thất bại trong cuộc sống thực và muốn tìm tới sự thành công ở thế giới ảo.
+ Nhiều em nghiện game vì sự quan tâm không đúng mực của gia đình cà nhà trường.
********************
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp