Như chúng ta có thể thấy, trong nền giáo dục thế hệ trẻ thì không thể phủ nhận trách nhiệm cho một chủ thể cá nhân nào mà bắt buộc là trách nhiệm chung. Để đất nước được phát triển toàn diện về mọi mặt thì phải dựa trên những thế hệ trẻ cống hiến cho đất nước về sau và để lớp trẻ đạt được thành tích như vậy thì ngoài năng khiếu, tiền năng có sẵn thì buộc phải được giáo dục theo đường lối tư tưởng của Đảng và nhà nước ta.
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7:
1. Thực trạng trong giáo dục hiện nay?
Như chúng ta đã biết, từ xa xưa giáo dục đã là một lĩnh vực không thể bỏ qua bởi lẽ chúng ta luôn nhận thấy và có thể biết trước vai trò của giáo dục trong đời sống đối với con người bởi con người hình thành phải có ý thức kèm theo kỹ năng và kiến thức. Chính vì vậy, giáo dục được coi là bàn đạp trong sự phát triển của con người theo mỗi thế kỷ, phải được tăng mức độ giáo dục lên nhiều hơn, tiếp thu những tinh hoa văn hóa cần thiết là nền tảng hình thành nên sự thành công.
Thực trạng về giáo dục hiện nay nước ta đang cố gắng phấn đấu vươn lên cùng với các nước trên thế giới bởi lẽ đóng vai trò hết sức quan trọng là đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xã hội.
Giáo dục toàn diện cho học sinh là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng được đặt ra khi quyết định xây dựng những cơ sở giáo dục theo phân cấp phù hợp với từng giai đoạn phát triển của học sinh. Tuy nhiên ý thức về đạo đức, lễ giáo trong mỗi người, đặc biệt là thế hệ học sinh người chủ tương lai của đất nước là vô cùng quan trọng và có sự nhận thức khác nhau. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì Bác từng nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng” có nghĩa là con người luôn phải có song song trong mình hai yếu tố đó là học hỏi những kiến thức, trau dồi bản thân trở thành người có tài nhưng không thể quên bản chất của một con người phải có đạo đức, sống chuẩn mực với bản thân, gia đình và xã hội.
Tuy nhiên, trong thực tế có thể thấy hiện nay có rất nhiều cơ sở giáo dục được xây dựng nhưng có một số những học sinh chưa tiếp thu, lĩnh hội được về mặt đạo đức, đối nhân với những người xung quanh gây nhiều hệ lụy khá nghiêm trọng. Bởi lẽ đạo đức là cái chất trong mỗi con người cần rèn luyện để có thể trở thành một con người mẫu mực biết tôn trọng những người xung quanh.
Từ đó có thể thấy, trách nhiệm giáo dục con cái, giáo dục học sinh của gia đình, của nhà trường là vô cùng quan trọng bởi lẽ đây là hai môi trường chính để thúc đẩy ý thức từ khi sinh ra cho đến tuổi trưởng thành của con người. Việc dạy trẻ từ khi còn nhỏ là rất quan trọng và việc cho trẻ vào môi trường giáo dục sư phạm theo đúng độ tuổi là quan trọng nhất.
2. Trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục?
Như chúng ta có thể thấy trách nhiệm đầu tiên nhất trong giáo dục chính là cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc cho con, người được giám hộ ngoài ra khi bước chân vào môi trường giáo dục sư phạm thì nhà trường sẽ chịu trách nhiệm giảng dạy, đôn đốc về kiến thức cũng như kỹ năng sống theo từng giai đoạn phát triển.
Tiếp theo đó khi cha mẹ học sinh tạo điều kiện cho con tham gia giáo dục tại cơ sở, môi trường sư phạm thì thuộc về trách nhiệm của nhà trường nơi tiếp nhận giáo dục. Pháp luật Việt Nam đã ban hành riêng về Luật giáo dục áp dụng cho các bậc giáo dục từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và đại học ngoài ra còn có những cơ sở giáo dục thường xuyên.