Tiền phúng điếu là gì?
Phúng điếu hay còn gọi là chấp điếu – một trong những nghi thức mỗi khi gia đình có tang sự. Tùy theo quan điểm của mỗi nhà mà việc chấp điếu hay miễn điếu có nên hay không, điều này không bắt buộc.
Theo nghĩa Hán Việt, “Phúng” có nghĩa là những lễ vật mang viếng người chết. Những lễ vật này bao gồm hoa quả, nhang đền, hoa viếng, phong bì phúng điếu,… Phần lễ vật này nhằm thể hiện sự kính trọng của người đi viếng gửi đến gia đình. Mong phụ giúp gia đình phần nào nỗi mất mát đau thương.
Còn từ “Điếu” có nghĩa là việc người còn sống đến thăm viếng gia đình có tang sự. Mặc dù người chết đã được khâm liệm nhưng đây được xem là lần gặp cuối cùng với người chết. Mong linh hồn của người mất sớm về nơi an nghỉ cuối cùng. Mặc khác an ủi, động viên phần nào đến người thân của người chết. Mong mọi người sẽ bớt đau buồn và vượt qua đau thương này.
Nói túm lại, phúng điếu là việc bạn đến thăm viếng người chết lần cuối cùng. Đồng thời mang theo lễ vật như tiền phúng điếu,… để chia sẻ phần nào chi phí hậu sự. Có một số trường hợp đặc biệt, tang sự có phúng nhưng không điếu hoặc có điếu nhưng không phúng. Vì thế tùy theo quan điểm của mỗi gia đình mà “chấp điều hay miễn điếu”, không bắt buộc.
Nguồn gốc của phúng viếng
Tục phúng viếng khi dự đám tang bắt nguồn từ truyền thống tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau của hàng xóm láng giềng Việt Nam. Từ thời xa xưa, khi nhà nào có việc lớn như ma chay, cưới gả thì đều xem như việc của cả làng, mỗi người phụ giúp một tay để cùng tang quyến tổ chức tang ma. Người nào không thể giúp sức thì giúp đỡ bằng lễ vật như cau trầu, hoa quả, bánh trái, nhang đèn, phướn liễn và tiền bạc.