Đề bài: Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều
Bạn đang xem: Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều
I. Dàn ý Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều
1. Mở bài
Truyện Kiều và tác giả Nguyễn Du giữ một với đặc biệt quan trọng trong văn học của Việt Nam nói riêng và văn học thế giới nói chung.
2. Thân bài
a. Tác giả Nguyễn Du– Quê quán: làng quê Tiên Điền, Hà Tĩnh- Năm sinh, năm mất: 1765 – 1820- Gia đình: quý tộc, có truyền thống văn học, nhiều thế hệ làm quan lớn trong triều- Cuộc đời: từng làm quan, phiêu bạt nhiều nơi, am hiểu nhiều vốn văn hoá- Thời đại: Nhiều biến động: chế độ phong kiến suy tàn, Trịnh- Nguyễn phân tranh, đời sống nhân dân khổ cực- Nhân cách: giàu lòng yêu thương với những kiếp người khốn khổ- Thành tựu văn học: Có nhiều tác phẩm nổi tiếng viết bằng chữ Hán và chữ Nôm
b. Tác phẩm Truyện Kiều– Thời điểm sáng tác: đầu thế kỷ XIX, dựa trên cốt truyện Kim Vân Kiều Truyện- Thể thơ: lục bát, 3254 câu thơ- Cốt truyện: 3 phần( gặp gỡ, gia biến lưu lạc, đoàn tụ)- Hệ thống nhân vật: chính diện (Thúy Kiều, Thúy Vân, Từ Hải) và phản diện (Mã Giám Sinh, Tú Bà, Hoạn Thư….)- Giá trị tư tưởng:+ Thể hiện được khát vọng tự do, mơ ước về bình đẳng và công lý của con người trong đời sống xã hội.+ Bộc lộ tiếng nói cảm thông, xót xa trước sự khổ đau mà những người phụ nữ như Kiều phải gánh chịu.+ Tố cáo một xã hội chuyên quyền, độc đoán, xã hội mà đồng tiền trở thành sức mạnh chi phối cả lương trị, đạo đức của con người, giá trị của con người trở nên coi khinh.- Tiếng gọi thức tỉnh trái tim mỗi người hãy biết thương yêu, chở che và đùm bọc lấy nhau.- Giá trị nghệ thuật:+ Sử dụng kết hợp ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân+ Diễn tả nội tâm nhân vật qua hành động, qua nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình” đầy đặc sắc+ Thể thơ lục bát được sử dụng tài tình, thuần thục+ Xây dựng cốt truyện đầy mới mẻ và sáng tạo+ Giọng điệu thơ biến đổi đầy linh hoạt, đặc biệt là giọng điệu
3. Kết bài
Khái quát vị trí của Nguyễn Du trong nền văn học dân tộc: Trước đây, bây giờ và cho đến mãi sau này thì tên tuổi của đại thi hào Nguyễn Du dân tộc vẫn vang mãi trong trái tim của những thế hệ người đọc.
II. Bài văn mẫu Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều
“Trải qua một cuộc bể dâuCâu thơ còn đọng nỗi đau nhân tìnhNổi chìm kiếp sống lênh đênhTố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều”.
Có biết bao nhà thơ, nhà văn khi đọc những trang thơ của Nguyễn Du không khỏi xúc động và cảm phục trước một tài năng xuất chúng của văn học Việt Nam, trước một kiệt tác văn hoá của dân tộc. Truyện Kiều là kiệt tác thơ văn, là cuốn sách “gối đầu giường” bao thế hệ người Việt, cuộc đời và số phận chìm nổi của nàng Kiều đến nay vẫn gợi ra bao xót xa, đau đớn khôn nguôi trong lòng người đọc, đó không chỉ là nỗi đồng cảm, xót xa cho cảnh ngộ đáng thương của riêng nàng Kiều trên trang thơ của Nguyễn Du mà còn là hoàn cảnh chung của rất nhiều người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Và vì lẽ ấy, mà Truyện Kiều và tác giả Nguyễn Du luôn giữ một với đặc biệt quan trọng trong văn học của Việt Nam nói riêng và văn học thế giới nói chung.
Nguyễn Du là một người con tại làng quê Tiên Điền, Hà Tĩnh – mảnh đất có truyền thống thơ văn, quê ngoại của ông ở Bắc Ninh, nơi nổi tiếng với những làn quan hỏi mượt mà. Bởi vậy mà ngày từ lúc còn nhỏ, Nguyễn Du đã có vốn am hiểu sâu sắc về văn hóa của nhiều làng quê Việt, ông càng hiểu và trân trọng hơn những giá trị văn hoá của quê hương mình. Nguyễn Du sinh ra trong một gia đình khá giả, từng có nhiều thế hệ làm quan lớn trong triều, gia đình ông có truyền thống văn học, nhờ đó mà ông học hỏi được ít nhiều từ những người thân của mình.
Nguyễn Du sinh năm 1765 và mất vào năm 1820, ông sinh sống trong khoảng thời gian mà đất nước ta có nhiều biến động. Đây là thời kỳ suy tàn của chế độ phong kiến, lúc này Trịnh- Nguyễn đang đấu đá nhau, phân tranh khốc liệt, đặc biệt có nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra, đỉnh điểm là phong trào Tây Sơn do Nguyễn Huệ lãnh đạo. Xã hội lúc này có nhiều rối ren, đời sống nhân dân cũng khổ cực, loạn lạc, Nguyễn Du thấu hiểu và cảm thông với cuộc sống nhiều vất vả, khổ cực của nhân dân khi phải chịu nhiều đoạ đày, bất công của bọn thống trị tham lam, bạo ngược. Trái tim giàu lòng trắc ẩn và sự yêu thương của Nguyễn Du hướng về những kiếp người chịu nhiều ngang trái, đặc biệt là những người phụ nữ là yếu tố tạo nên những sáng tác thành công và đặc sắc của ông.
Nguyễn Du từng đi nhiều nơi, phiêu bạt khắp chốn, từng ra làm quan và đi sứ Trung Quốc, nhờ đó mà ông có vốn hiểu biết sâu sắc nhiều nền văn hoá và có vốn sống phong phú. Điều đó góp phần rất lớn trong việc sáng tác của ông.
Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Nguyễn Du đã để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị, cả về thơ ,văn chữ Hán và chữ Nôm như Văn Chiêu Hồn, Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm,…đỉnh cao nhât là thi phẩm truyện thơ Nôm “Truyện Kiều”.
Tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du được sáng tác vào khoảng đầu thế kỉ XIX, tác phẩm được viết dựa trên cốt truyện Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Tuy nhiên, với tài năng và tấm lòng của mình, Nguyễn Du đã biến đổi và sáng tạo để làm tác phẩm của mình trở nên có giá trị riêng, mang hồn cốt riêng của dân tộc Việt và phù hợp với những hoàn cảnh, quan niệm của xã hội Việt Nam.
Truyện Kiều viết theo thể thơ của lục bát truyền thống của dân tộc, tổng số câu thơ trong truyện là 3254 câu với 3 phần chính: Phần một là gặp gỡ và đính ước kể về lương duyên gặp gỡ của Kiều – Kim và hai người nên duyên thề hẹn son sắt trong đêm thề đính ước. Phần hai là phần gia biến và lưu lạc, phần này viết về những năm tháng cơ hàn, lênh đênh, tủi nhục của nàng Kiều sau khi bán mình cứu cha và em. Phần ba cũng là phần cuối tác phẩm là đoàn tụ, lúc này Kim Kiều gặp lại nhau sau bao năm trời cách biệt, họ gặp gỡ, mừng tủi, vẫn trân quý nhau nhưng không nên duyên đôi lứa mà lựa chọn làm “duyên bạn bầy”.
Với số lượng câu thơ đồ sộ, Nguyễn Du đã xây dựng nên Truyện Kiều với hệ thống các nhân vật vô cùng phong phú. Nhân vật chính diện có thể kể đến như Thúy Kiều, Thúy Vân, Từ Hải, Kim Trọng, Đạm Tiên,….Các nhân vật phản diện được xây dựng như Mã Giám Sinh, Tú bà Lầu Xanh, Sở Khanh,……Tuy số lượng nhân vật lớn nhưng bằng tài năng trong cách xây dựng nhân vật của mình, Nguyễn Du đã tạo nên các nhân vật không hề lặp lại, mỗi hành động, ngoại hình, tính cách của nhân vật đều riêng biệt, bởi vậy mà không có nhân vật nào giống nhau, không dễ bị nhầm lẫn nhau, mỗi nhân vật đều góp phần rất lớn trong việc thể hiện nội dung câu chuyện được kể.
Thi phẩm “Truyện Kiều” mang nhiều giá trị lớn cho văn học dân tộc. Về giá trị tư tưởng, truyện đã thể hiện được khát vọng tự do, mơ ước về bình đẳng và công lý của con người trong đời sống xã hội. Đồng thời, bộc lộ tiếng nói cảm thông, xót xa trước sự khổ đau mà những người phụ nữ như Kiều phải gánh chịu. Là bản án đanh thép tố cáo một xã hội chuyên quyền, độc đoán, xã hội mà đồng tiền trở thành sức mạnh chi phối cả lương tri, đạo đức của con người. Về giá trị nghệ thuật, Truyện Kiều đã cho thấy được ngòi bút đầy điêu luyện của tác giả trong việc sử dụng kết hợp ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân. Nghệ thuật diễn tả nội tâm nhân vật qua hành động, qua nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình” đầy đặc sắc, thể thơ lục bát được sử dụng tài tình, thuần thục. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện đầy mới mẻ và sáng tạo, đồng thời giống điệu thơ biến đổi đầy lĩnh hoạt, đặc biệt là giọng điệu buồn thương, xót xa khi viết về Kiều.
” Không biết bà trăm năm lẻ nữaNgười đời ai khóc Tố Như chăng?
Trước đây, bây giờ và cho đến mãi sau này thì tên tuổi của đại thi hào dân tộc vẫn vang mãi trong trái tim của những thế hệ người đọc.
Truyện Kiều là đại kiệt tác trong nền văn học trung đại Việt Nam, tìm hiểu về Truyện Kiều, bên cạnh bài Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều, các em học sinh có thể tham khảo thêm một số bài văn hay lớp 9 khác như: Phân tích nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều, Cảm nhận về vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều trong Chị em Thúy Kiều, Phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân, Phân tích tâm trạng của Kiều trong Kiều ở lầu Ngưng Bích.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục