Đề bài: Thuyết minh về Dinh Độc Lập.
Dân tộc Việt Nam đã trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, biến cố của lịch sử, mỗi di tích lịch sử để lại như một chứng tích về một thời đau thương nhưng cũng không kém phần hào hùng của dân tộc. Đến với bài văn thuyết minh về Dinh Độc Lập hôm nay, chúng ta sẽ được tìm hiểu về một công trình kiến trúc, một di tích lịch sử độc đáo như vậy.
Bạn đang xem: Thuyết minh về Dinh Độc Lập
Thuyết minh về Dinh Độc Lập
I. Dàn ý Thuyết minh về Dinh Độc Lập
1. Mở bài :
– Giới thiệu về Dinh Độc Lập.
2. Thân bài :
a) Nguồn gốc:
– Thời Pháp thuộc xây dựng năm 1868, có tên Dinh Norodom- Thời Ngô Đình Diệm xây dựng lại năm 1966, mang tên mới là Dinh Độc Lập.
b) Cấu tạo đặc điểm, công dụng
– Kiến trúc bên ngoài: Cây xanh, sân trước. Kiến trúc vòng cung từ cổng vào.- Kiến trúc bên trong: Hơn 100 phòng, mỗi phòng được xây dựng để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau.
+ Tầng 1:· Phòng họp nội: Trang nghiêm, ghế dựa và bàn hình bầu dục; là nơi diễn ra khánh tiết: Có diện tích lớn, dùng để tiếp khách.· Phòng đại yến: Rộng mở thoáng mát.
+ Tầng 2:· Phòng trình quốc thư: Nơi các đại sứ trình ủy nhiệm thư cho Tổng thống trước năm 1975.· Phong cách Nhật với kỹ thuật sơn mài độc đáo.
+ Tầng 3:
· Phòng giải trí và chiếu phim hiện đại.· Có nhiều bàn bi-a, piano.· Khu quầy bar, bàn tròn để trò chuyện.· Rạp chiếu phim có rèm kéo tự động.· Phòng tiếp khách thân mật: Tranh trừu tượng, thiết kế nữ tính.· Thư viện sách giáo dục, xã hội, chính trị, thống kê· Khu tầng thượng là nơi đỗ máy bay, trực thăng.
3. Kết bài:
Cảm nghĩ của em về Dinh Độc Lập.
II. Bài văn mẫu Thuyết minh về Dinh Độc Lập
Thành phố Hồ Chí Minh là đầu cầu kinh tế của nước nhà, luôn tráng lệ và nhộn nhịp cùng sự hối hả. Nằm trong lòng thành phố vẫn hiện hữu những công trình kiến trúc ghi dấu của một thời lịch sử anh hùng, nơi để người ta tưởng nhớ và thêm biết ơn cuộc sống hiện tại. Một trong số các di tích kiến trúc quan trọng đó phải kể đến Dinh Độc Lập, đây là một công trình khác đồ sộ, tọa lạc tại số 106 đường Nguyễn Du thuộc quận Một.
Dinh Độc Lập mang nhiều cái tên, ứng với mỗi tên là một giai thoại lịch sử khác nhau đi kèm. Khi thực dân Pháp đánh chiếm Sài Gòn đã lên kế hoạch xây dựng Dinh thống đốc Nam Kỳ và tới năm 1868 được hoàn thành và mang tên Dinh Norondom. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Ngô Đình Diệm nhận lại Dinh và đổi tên thành Dinh Độc Lập, cho xây dựng lại một Dinh mới hoành tráng và kiên cố hơn sau sự kiện Dinh bị đánh sập cánh trái. Công trình đã hoàn thành vào mùa thu năm 1966, dưới sự chỉ đạo của kỹ sư Phan Văn Điển.
Dinh Độc Lập được bao quanh bởi những hàng cây xanh mướt. Trước tòa nhà chính là một khoảng sân lớn thiết kế ấn tượng bởi hàng cỏ xanh mướt tạo thành khối tròn, bao quanh là con đường vòng có thể đi từ hai bên khi bước qua cánh cổng Dinh. Với những vật liệu xây dựng chủ yếu trong nước, Dinh là một công trình to lớn do chính người Việt xây dựng, điêu khắc, trang trí, thiết kế bố cục và sắp xếp nội thất. Dinh Độc Lập gồm ba tầng chính. Bước vào tới Dinh, người ta không chỉ ngỡ ngàng vì lối kiến trúc hiện đại mà còn trầm trồ bởi những chi tiết tinh tế của từng căn phòng. Ở tầng một gồm có các phòng: Họp nội, đại yến, khánh tiết. Căn phòng lớn nhất với hai hàng ghế xếp dài đối diện nhau là phòng khánh tiết, phòng được trang trí bởi những hoa văn vô cùng sang trọng phong cách pha trộn giữa Tây Âu và Đông Âu, sử dụng để tiếp khách.
Phòng họp đầy ắp những chiếc ghế lưng tựa xung quanh bàn hình bầu dục tạo một không khí trang nghiêm, trên bàn là những chiếc micro đứng. Phòng đại yến và các phòng khác cũng được trang trí rất kỳ công. Điều đặc biệt là dù ở phòng nào thì các kiến trúc sư cũng không quên sự góp mặt của các loại cỏ cây hoa lá, giúp không khí thêm phần mát lành và tạo sức sống cho không gian. Tầng hai là nơi làm việc của các lãnh đạo cấp cao của quốc gia. Các phòng lớn như phòng trình quốc thư nơi các đại sứ tại Sài Gòn trình ủy nhiệm thư cho Tổng thống trước năm 1975. Căn phòng được thiết kế mang đậm phong cách Nhật với kỹ thuật sơn mài độc đáo… Ghế của Tổng thống có tay tựa hình rồng và đặt cao hơn các ghế khác. Đối diện là ghế của thượng khách. Những ghế còn lại khắc hình “phụng” hoặc chữ “thọ”. Phòng còn lại được đặt ngang nhau trang trí bởi hai tủ sơn mài “mai lan”, “cúc trúc” thực hiện năm 1966. Những căn phòng của tầng hai là phòng làm việc của Tổng thống và phó Tổng thống lúc bấy giờ.
Tầng ba được thiết kế có phần phóng khoáng hơn phục vụ cho mục đích giải trí, thư giãn và tích lũy tri thức. Bên ngoài đối diện với phần mặt chính diện của tòa nhà là những bàn bi-a cùng chiếc piano khá lớn. Khu trò chuyện uống nước nằm liền kề với phòng chiếu phim và phòng phu nhân Tổng thống tiếp khách. Ở những năm 60 của thể kỷ XX, sự xuất hiện của phòng chiếu phim là một bước tiến của hiện đại, bên cạnh đó là chiếc rèm kéo màu đỏ tự động. Không gian nơi phòng chiếu phim còn là sân khấu biểu diễn nghệ thuật, văn nghệ. Những bức tranh trừu tượng cũng được đặt tại phòng tiếp khách của phu nhân Tổng thống, điểm nhấn khác biệt ở căn phòng này là những hoa văn mang phần mềm mại và nữ tính hơn những căn phòng khác. Ở bên cạnh đó là thư viện đầy ắp cuốn sách đủ thể loại khác nhau như sách giáo dục, sách chính trị, thống kê,… được xếp gọn vào những chiếc tủ gỗ có mặt kính để bảo quản sách. Khu sân thượng là nơi có khoảng trống lớn hòa với thiên nhiên. Có một chiếc trực thăng vẫn nằm nguyên ở một góc sân thượng hiện nay vẫn còn đó, dưới ánh nắng của Sài Gòn trông thật khác biệt.
Và còn nhiều căn phòng khác tại Dinh Độc Lập chờ đợi được tham quan và chiêm ngưỡng. Những căn hầm bí mật nơi có lắp máy lạnh và quạt thông gió, nơi đặt thiết bị tiên tiến. Những chiếc đèn chùm lung linh hiện lên mặt sàn đá hoa cương bóng loáng. Những thiết kế đặc biệt của từng góc của Dinh Độc Lập vẫn còn giữ nguyện vẹn giá trị cho đến tận ngày nay.
Dinh Độc Lập không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo mà đó còn là một minh chứng, chứng nhân lịch sử. Dinh đã cùng đất nước và nhân dân đi qua biết bao thăng trầm của lịch sử Việt Nam. Chính sự kiên cố của Dinh đã để lại cho con cháu muôn đời những bài học quý giá về tình yêu nước và sự kiên cường trong cuộc sống.
Bên cạnh bài văn mẫu thuyết minh về Dinh Độc Lập, các bạn cũng có thể theo dõi các bài văn mẫu khác trong phần hướng dẫn viết văn mẫu kế tiếp của chúng tôi. Hi vọng với những gợi ý đó sẽ giúp các bạn học tốt hơn môn Ngữ văn nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng.
——————-HẾT——————-
Để nắm được phương pháp viết văn thuyết minh cũng như có thêm những hiểu biết về các địa danh lịch sử, bên cạnh bài Thuyết minh về Dinh Độc Lập trên đây, các em có thể tham khảo thêm: Thuyết minh về cố đô Huế, Thuyết minh về chùa Trấn Quốc, Thuyết minh về Quảng trường Ba Đình, Thuyết minh về sông Bạch Đằng.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục