Thủ thư là gì?
Thủ thư hay cán bộ thư viện hay nghĩa đơn giản là người coi sách là tên gọi chung về một nghề nghiệp làm việc liên quan đến thư viện, coi giữ sách trong thư viện.
Đây là một chuyên gia về thông tin, lưu trữ, sắp xếp hồ sơ, phân loại, sắp xếp sách vở, đánh bút lục, lau, quét sách ở các kệ sách, hướng dẫn tra cứu thông tin… được đào tạo về khoa học thư viện, là người thông thạo việc tổ chức và quản lý dịch vụ thông tin hoặc các tài liệu cho những người có nhu cầu thông tin.
Thông thường, thủ thư làm việc trong một thư viện công cộng hoặc một thư viện trong các trường đại học, trường tiểu học hoặc trường trung học, các thư viện trong doanh nghiệp hoặc công ty, hoặc cơ quan khác như một bệnh viện, công ty luật…. Công việc này có điểm tương đồng với những người làm nghề nhân viên lưu trữ.
Ở phương Tây, nghề này còn được gọi là thư viện viên (Librarian) là một người làm việc chuyên nghiệp trong một thư viện, cung cấp sự kết nối đến thông tin, đôi khi là sự kết nối với xã hội và công nghệ. Họ thường được yêu cầu có một bằng chuyên môn từ một trường dạy về nghề Thư viện như là bằng Thạc sĩ về Khoa học Thư viện (Master’s degree in Library Science) hay là bằng Khoa học về Thư viện và thông tin (Library and Information Studies).
Công việc của thủ thư là gì?
Đối tượng phục vụ của nhân viên thủ thư tất nhiên là những người đang có nhu cầu tìm kiếm thông tin, độc giả, bạn đọc, nhà nghiên cứu,…Trong thực tế những người quan tâm đến việc tìm kiếm thông tin là những người có thể đến từ nhiều ngành nghề và chức vụ khác nhau mà bạn khó có thể phân biệt được hết, chính vì vậy mà bạn chúng ta có thể gọi chung tất cả các đối tượng đó độc giả.
Tùy vào từng loại thư viện và quy mô thư viện lớn nhỏ khác nhau màn nhân viên thủ thư phải làm các công việc với các vai trò như sau:
Lưu trữ thông tin
Nhân viên thủ thư và công việc lưu trữ thông tin dưới dạng các tập tài liệu bản cứng, các file ghi âm, cac dạng bản thảo được viết bằng tay. Trong các thư viện lớn không chỉ có một mà rất nhiều các nhân viên thủ thư với vai trò khác nhau trong đó công việc đầu tiên đó là việc lưu trữ thông tin để làm nguồn tài liệu phục vụ cho công việc tìm kiếm thông tin của độc giả sau đó.
Bổ sung sưu tập và kiểm soát nguồn tài nguyên thông tin cho thư viện
Vai trò và đồng thời cũng là nhiệm vụ chính thứ hai mà một nhân viên thủ thư phải thực hiện và đáp ứng được đó chính là người chuyên đi bổ sung, sưu tập và kiểm soát nguồn tài nguyên cung cấp các thông tin cho thư viện. Trong thực tế các thư viện có thể có được hệ thống thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và một trong số đó là nguồn tài nguyên được cung cấp từ các nhà xuất bản sách dựa trên cách chính sách của thư viện.
Quản lý thông tin và nguồn tài nguyên cơ sở dữ liệu trong thư viện
Nhân viên thủ thư ngoài các việc quản lý và sắp xếp các nguồn tài nguyên và thông tin dựa trên bản cứng thì họ còn thực hiện thêm các việc liên quan đến quản lý thư viện trường học về cơ sở dữ liệu – bản mềm. Để có thể cung cấp thông tin một cách nhanh chóng cho các đối tượng người dùng thì việc quản lý dữ liệu của nhân viên thủ thư cũng là một công việc vô cùng hữu ích.
Nhân viên thủ thư và các công việc khác
Bên cạnh các công việc nêu trên thì nhân viên thủ thư còn thực hiện các công việc khác trong thư viện như:
- Hướng dẫn các độc giả – người tìm kiếm thông tin cách để tìm kiếm tra cứu nguồn thông tin có trong thư viện.
- Giới thiệu các thông tin tổng quát về thư viện: nội quy, cách sử dụng và tìm kiếm thông tin.
- Đảm bảo thực hiện các công việc liên quan đến việc quản lý thông tin bạn đọc về thời gian mượn, trả sách. Trả lời các thông tin có liên quan đến công việc này để đảm bảo rằng người dùng có thể nắm rõ được các quy tắc khi sử dụng các dịch vụ trong thư viện.
- Đảm bảo sự ngăn nắp gọn gàng đối với các loại sách được bày trên kệ, trên giá trong thư viện luôn đảm bảo tính thẩm mỹ và tính trật tự nhất định.
- Liên kết với việc phục vụ cho các công tác xã hội. Nhân viên thủ thư còn làm các công tác phục vụ hướng dẫn và cung cấp các thông tin đến với những người thuộc nhiều thành phần khác nhau trong xã hội đặc biệt là những người khuyết tật, những người lang thang, vô gia cư, các tù nhân,…
- Theo dõi những thông tin liên quan đến thư viện như cập nhật thông tin công văn mới về thư viện trường học, các văn bản quy định về việc quản lý thư viện.
Các yêu cầu của nghề thủ thư
Kỹ năng cá nhân
Trong sự nghiệp thủ thư, sẽ gặp rất nhiều người từ các tầng lớp ảnh hưởng khác nhau. Như sinh viên, học giả, giáo viên, giáo sư, các chuyên gia và nhiều hơn nữa. Vì vậy, thủ thư sẽ yêu cầu các kỹ năng giao tiếp mạnh mẽ để có thể hòa nhập với những người này. Ngoài ra, Họ có thể gặp những người có tính cách kỳ lạ và sẽ phải học cách bình tĩnh.
Thủ thư cần phải cực kỳ sáng suốt trong công việc vì không phải ai vào thư viện cũng sẽ đến để đọc. Có thể một số người có ý định xấu. Vì vậy, phân biệt bạn đọc là một kỹ năng mà thủ thư cũng cần phải học. Luôn luôn cẩn thận và không bao giờ cho phép người dùng vượt qua giới hạn cho phép.
Một kỹ năng rất quan trọng khác của một thủ thư là kỹ năng sắp xếp, quản lý sách, tài liệu một cách ngăn nắp, trật tự.
Yêu cầu về giáo dục
Một người theo đuổi nghề thủ thư sẽ cần phải đáp ứng các yêu cầu như sau.
– Tốt nghiệp Đại học trở nên các chuyên ngành như quản lý thư viện, Khoa học thư viện, lưu trữ học
– Kinh nghiệm làm việc đối với nhân viên thủ thư: Kinh nghiệm làm việc có thể là từ 2 cho đến 3 năm làm việc tại vị trí tương đương.
– Sử dụng thành thạo các phần mềm quản lý mượn trả sách thư viện
– Thành thạo trong việc sử dụng các phần mềm tin học văn phòng, và đặc biệt là có các kỹ năng tìm kiếm thông tin
– Kỹ năng truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, rành mạch, dễ hiểu đến những người dùng các dịch vụ trong thư viện
Yêu cầu khác
– Yêu cầu về ngoại hình: Đây là một công việc phải tiếp xúc với nhiều người thuộc các đối tượng khác nhau trong xã hội, vì thế mà đòi hỏi nhân viên thủ thư cũng cần có một ngoại hình ưa nhìn.
– Tùy từng mục đích và nhu cầu tuyển dụng mà vị trí này còn có thể có thêm các yêu cầu về độ tuổi và giới tính: Công việc này đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ chính vì vậy mà nữ giới rất có thể sẽ phù hợp hơn với các công việc này. Còn về độ tuổi là có thể giới hạn trong độ tuổi từ 24 đến dưới 30 tuổi.
– Cuối cùng, người thủ thư phải đặc biệt Có niềm đam mê với công việc, và có tính trách nhiệm với công việc.
********************
Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp