Đã từ rất lâu mọi người truyền tai nhau câu nói tháng củ mật để ám chỉ về tháng Chạp, tháng cuối cùng trong năm Âm lịch. Tháng củ mật cẩn thận cửa nẻo trở thành lời nhắc nhở của rất nhiều gia đình. Có rất nhiều bạn thắc mắc tại sao tháng 12 âm lịch được gọi là tháng Chạp, tại sao tháng Chạp lại được gọi là tháng củ mật mà không phải loại củ nào khác, và nó có liên quan như thế nào tới đời sống hàng ngày. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có được câu trả lời.
Vì sao tháng 12 âm lịch được gọi là tháng Chạp?
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, chữ “chạp” có nguồn gốc từ chữ “lạp” trong tiếng Hán. Người Trung Quốc xưa gọi lễ tế thần vào dịp cuối năm âm lịch là Lạp, vì vậy tháng cuối năm còn được gọi là Lạp nguyệt (nguyệt nghĩa là tháng).
Chữ “lạp” còn được sử dụng trong từ “lạp mả”, có nghĩa là thăm nom, sửa và lau dọn phần mộ tổ tiên để chuẩn bị đón Tết Nguyên đán.
Bạn đang xem: Tháng củ mật là gì? Vì sao tháng 12 âm lịch được gọi là tháng Chạp?
Trong tiếng Hán, “lạp” cũng có nghĩa là lễ tất niên, một nghi thức nhằm ghi nhận việc kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới.
Văn hóa Việt Nam chịu một phần ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và tháng 12 ở Việt Nam cũng là tháng có nhiều lễ lạt cúng bái nên dân có từ “giỗ chạp”. Vì vậy, tên gọi tháng Chạp cũng xuất phát từ đây.
Vào tháng cuối năm, người Việt Nam cũng có truyền thống thăm nom, chăm sóc mồ mả cha ông để mộ phần được tươm tất đồng thời thể hiện sự nhớ ơn và tình cảm ấm áp của gia đình, họ tộc. Ngoài ra, người Việt thường có phong tục năm hết tết đến đi thắp hương mồ mả cha ông để mời tổ tiên về nhà ăn tết.
Ngoài ra, một số người đưa ra ý kiến cho rằng, chữ “lạp” trong tiếng Hán cũng có nghĩa là thịt. Vào tháng cuối năm, người ta thường hay tích trữ các loại thực phẩm, đặc biệt là thịt cho mùa đông đồng thời chuẩn bị cho Tết Nguyên đán. Vì vậy tháng cuối năm được gọi là lạp nguyệt, mà người Việt đã đọc chệch từ “lạp” thành “chạp” nên chúng ta có “tháng Chạp”.
Tháng củ mật nghĩa là gì?
Từ “củ” trong tháng củ mật thực tế không phải loại củ nào hết, mà chỉ là cách nói ví von, ẩn dụ mà thôi. Theo từ Hán Việt thì từ củ có nghĩa là đốc trách, xem xét cẩn thận mọi việc xung quanh, đề phòng mọi hành vi xấu. Trước đây ông cha ta thường nói “củ sát” để nói cần phải kiểm soát cẩn thận mọi vấn đề
Từ “mật” trong củ mật theo nghĩa Hán Việt được hiểu là cẩn mật, bí mật, kín đáo.
Như vậy, hiểu trọn vẹn nghĩa Hán Việt của từ “củ mật” là “củ sát cẩn mật”, kiểm soát mọi thứ cẩn thận, xem xét, giữ gìn.
Vì sao tháng Chạp là tháng củ mật?
Tháng Chạp là tháng chuẩn bị cho Tết Âm lịch nên mọi người thường rất bận với công việc gia đình, sắm đồ Tết và các công ty cũng bận rộn cho những kế hoạch hoàn thành ngày cuối năm. Chính vì có nhiều việc nên mọi người sẽ thường bỏ quên, lơ là không cảnh giác, thậm chí tinh thần luôn mệt mỏi. Điều này sẽ tạo sơ hở cho trộm cắp thực hiện hành vi trộm đồ, cướp giật trên đường phố… Chính vì thế tháng củ mật thường mang ý nghĩa nhắc nhở mọi người phải cẩn thận hơn, đề phòng hơn để phòng tránh trộm cướp.
Ngoài ra tháng củ mật cũng chỉ nói tới những việc không may, hạn cũ xui xẻo trong tháng cuối năm theo văn hóa tâm linh của người Việt Nam.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp