Cùng THPT Ngô Thì Nhậm tìm hiểu Tại sao góc đo độ lại là 360 độ?
Con số 360 có lẽ đã được chọn vì nó là số ngày trong năm của người cổ đại. Các loại lịch nguyên thủy, chẳng hạn như lịch Ba Tư sử dụng 360 ngày cho một năm. Điều này có lẽ chủ yếu là do sự quan sát của người cổ đại và họ nhận thấy các ngôi sao dường như chuyển động xung quanh sao Bắc cực tạo ra một vòng tròn với góc chuyển động cỡ chừng 1 độ trong một ngày.
Ứng dụng của nó để đo các góc trong hình học có thể tìm thấy từ thời Thales, người đã phổ biến hình học trong những người Hy Lạp và sống ở miền tây Thổ Nhĩ Kỳ trong số những người có giao thiệp với Ai Cập và Babylon.
Một độ được chia thành 60 phút, và một phút thành 60 giây.
Bạn đang xem: Tại sao góc đo độ lại là 360 độ?
Nó cũng là con số dễ dàng chia hết: nó có 22 ước số khác nhau (2, 3, 4, 5, 6, 8, 9, 10, 12, 15, 18, 20, 24, 30, 36, 40, 45, 60, 72, 90, 120, 180), chia hết cho tất cả các số tự nhiên từ 2 đến 10 – ngoại trừ 7. (Nếu muốn có số độ trong một vòng tròn có thể chia hết cho tất cả các số từ 1 đến 10, nó phải là 2.520 độ nhưng con số này không thuận tiện lắm).
Để phục vụ cho nhiều mục đích thực tiễn, độ là giá trị góc đủ nhỏ để có thể đem lại độ chính xác tương đối cần thiết. Trong những ứng dụng đòi hỏi độ chính xác cao hơn, ví dụ như trong thiên văn hay để tính kinh độ và vĩ độ trên Trái đất, các giá trị số đo góc có thể viết dưới dạng phần thập phân, nhưng có một sự chia nhỏ truyền thống khác được sử dụng thường xuyên hơn.
Một độ được chia thành 60 phút, và một phút thành 60 giây. Các đơn vị này, còn được gọi tương ứng là phút góc hay giây góc, được biểu diễn tương ứng bằng dấu phết đơn hay đôi, hay bằng dấu đóng trích dẫn đơn hay đôi. Ví dụ: 40,1875° = 40°31’15”. Nếu cần độ chính xác cao hơn, việc lấy phần thập phân của giây thông thường được sử dụng hơn là lấy các giá trị bội số của 1/60 giây.
Khi hình học Hy Lạp phát triển, nó đã tạo ra khái niệm góc và độ. Một trong những bộ óc đặt nền móng cho hình học Hy Lạp chính là nhà toán học Euclid (sống ở thế kỷ thứ 3 TCN) với bộ sách về toán học và hình học có tên “Những cơ sở”.
Sau đó, vào thế kỷ thứ 2 TCN, nhà thiên văn học, toán học, địa lý học người Hy Lạp Hipparchus (190-120 TCN) bắt đầu áp dụng hình học vào thiên văn học Babylon.
Ông cần một phương pháp đo các góc và tự nhiên tuân theo sự phân chia của mặt phẳng hoàng đạo thành 360 độ của người Babylon để chia vòng tròn theo cùng một cách.
Khi đó, Hipparchus nhận thấy Trái đất tiến thêm 1 độ sau mỗi ngày theo đường elip quay quanh Mặt Trời của nó. Đó là lý do, 360 ngày sẽ tạo thành vòng tròn hoàn chỉnh có 360 độ.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp