Tài nguyên thiên nhiên là gì?
Tài nguyên thiên nhiên (TNTN) là nguồn của cải vật chất nguyên khai, được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng được để đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống. Tài nguyên thiên nhiên gồm các dạng năng lượng vật chất, thông tin tự nhiên, tồn tại khách quan ngoài ý muốn con người có giá trị, tự thân con người có thể sử dụng được trong hiện tại và tương lai để phục vụ cho sự phát triển của xã hội.
– Thuộc tính chung :
+ Phân bố không đồng đều giữa các vùng trên Trái đất
+ Trên cùng một lãnh thổ có thể tồn tại nhiều loại tài nguyên thiên nhiên
+ Phần lớn tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế cao được hình thành qua quá trình lâu dài của tự nhiên và lịch sử
+ Tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người
+ Hình thành và phát triển tuân theo sự biến động của tự nhiên và thời gian
– Dòng tài nguyên trong hệ thống kinh tế: Khi khai thác sử dụng TN, một phần sẽ biến thành chất thải, phần còn lại được đưa vào hệ thống sản xuất. Từ đây một phần sẽ bị loại bỏ thành chất thải, phần còn lại sẽ là hàng hoá đưa vào tiêu thụ, và cuối cùng chúng sẽ trở thành chất thải.
Như vậy, Tài nguyên thiên nhiên (natural resources) là phần đóng góp vào hoạt động sản xuất của đất đai như diện tích canh tác, địa điểm đặt nhà máy, khoáng sản, lâm hải sản có sẵn trong tự nhiên, chứ không phải do con người tạo ra. Tài nguyên thiên nhiên là trong bốn nhân tố sản xuất của nền kinh tế.
Phân loại nguồn tài nguyên thiên nhiên
Các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể được phân loại ra làm 6 loại chính là:
Tài nguyên đất
Tài nguyên đất: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất để sản xuất công nghiệp (như làm gạch, làm gốm…)
1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất:
a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất rừng sản xuất;
d) Đất rừng phòng hộ;
đ) Đất rừng đặc dụng;
e) Đất nuôi trồng thuỷ sản;
g) Đất làm muối;
h) Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ;
2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất:
a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp;
c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
d) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
đ) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng các công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ;
e) Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng;
g) Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;
h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
k) Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ;
Điều 10. Bảo vệ môi trường nước dưới đất
1. Các nguồn nước dưới đất phải được quan trắc, đánh giá để có biện pháp ứng phó kịp thời khi phát hiện có thông số môi trường vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia hoặc có sự suy giảm mực nước theo quy định.
2. Hoạt động khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất phải có biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường nước dưới đất.
3. Cơ sở có sử dụng hóa chất độc hại, chất phóng xạ phải có biện pháp bảo đảm không rò rỉ, phát tán hóa chất độc hại, chất phóng xạ vào nguồn nước dưới đất.
4. Cơ sở, kho, bãi chứa, lưu giữ nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất, khu vực lưu giữ, xử lý chất thải phải được xây dựng bảo đảm an toàn kỹ thuật, không gây ô nhiễm môi trường nước dưới đất.
5. Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân gây ô nhiễm môi trường nước dưới đất có trách nhiệm xử lý ô nhiễm.
6. Việc bảo vệ môi trường nước dưới đất phải tuân thủ quy định của Luật này, pháp luật về tài nguyên nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.
7. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc bảo vệ môi trường nước dưới đất.
8. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bảo vệ môi trường nước dưới đất trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Tài nguyên rừng
+ Tài nguyên rừng: gồm động vật, thực vật, lâm sản, địa điểm du lịch… Tài nguyên rừng là một phần của tài nguyên thiên nhiên, thuộc loại tài nguyên tái tạo được. Nhưng nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên rừng có thể bị suy thoái không thể tái tạo lại. Tài nguyên rừng có vai trò rất quan trọng đối với khí quyển, đất đai, mùa màng, cung cấp các nguồn gen động thực vật quý hiếm cùng nhiều lợi ích khác. Rừng giúp điều hòa nhiệt độ, nguồn nước và không khí. Con người có thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên này để khai thác, sử dụng hoặc chế biến ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống. Ở những vùng khí hậu khác nhau thì tài nguyên rừng cũng khác nhau.
Tỉ lệ đất có rừng che phủ của mỗi quốc gia là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường quan trọng. Diện tích đất có rừng của một quốc gia tối ưu phải đạt 45% tổng diện tích.
Hiện hơn một nửa tài nguyên rừng trên thế giới đang bị phá hủy nghiêm trọng và hơn 30% đang bị suy thoái, trong khi đó trên một tỉ người nghèo đang sống chủ yếu dựa vào tài nguyên rừng. Nguyên nhân của tình trạng trên do ý thức bảo vệ tài nguyên của người dân còn kém, do đời sống thúc bách nhưng một phần không nhỏ là do chưa có những chế tài đủ mạnh để giáo dục, răn đe và xử phạt nghiêm khắc hành vi phá rừng[4] ở một số quốc gia.
Tài nguyên nước
Tài nguyên nước ngọt: nước uống, nước sản xuất, thủy sản nước ngọt, các loài thực vật thủy sinh, năng lượng thủy điện…
Nước là hợp chất hóa học của oxy và hidro gồm hai nguyên tử hidro và một nguyên tử oxy, có công thức hóa học là H2O. Nước là yếu tố chủ yếu của hệ sinh thái, là một trong các nhân tố quyết định chất lượng môi trường sống. Và nước là tài nguyện tái tạo được, là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống trên Trái Đất và cần thiết cho mọi hoạt động kinh tế xã hội của con người.
Tài nguyên nước là toàn bộ lượng nước có trong các khu vực có nước trên Trái Đất mà con người có thể sử dụng được trong cuộc sống hằng ngày, để tồn tại, phát triển, phát triển nền kinh tế xã hội,…
Tại Khoản 1 Điều 2 Luật Tài nguyên nước năm 2012 quy định: ”Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Đây là khái niệm tài nguyên nước dùng trong một lãnh thổ.
Trong đó nguồn nước là khái niệm chỉ các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác sử dụng được, bao gồm: sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng chứa nước dưới đất, mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác .
Tùy theo tính chất, đặc điểm, của các nguồn nước cũng như yêu cầu quản lý , sử dụng chúng vào những mục đích khác nhau, pháp luật phân chia nguồn nước nói chung và các lưu vực sông thành từng loại cụ thể như :
– Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo
– Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất.
– Nước sinh hoạt là nước sạch hoặc nước có thể dùng cho ăn, uống, vệ sinh của con người.
– Nước sạch là nước có chất lượng đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch của Việt Nam.
– Nguồn nước liên tỉnh là nguồn nước phân bố trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
– Nguồn nước nội tỉnh là nguồn nước phân bố trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
– Nguồn nước liên quốc gia là nguồn nước chảy từ lãnh thổ Việt Nam sang lãnh thổ nước khác hoặc từ lãnh thổ nước khác vào lãnh thổ Việt Nam hoặc nguồn nước nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam và quốc gia láng giềng.
– Lưu vực sông liên tỉnh là lưu vực sông nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
– Lưu vực sông nội tỉnh là lưu vực sông nằm trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Tài nguyên gió
+ Tài nguyên gió: sức gió, vận tải…
Gió là một nguồn tài nguyên có độ thay đổi lớn. … Về không gian, cây cối gây ra hiệu ứng che chắn rất cục bộ, những ngọn đồi thoai thoải có thể thổi gió nhẹ quanh chúng và những khối đất liền lục địa làm chậm những cơn gió thổi từ đại dương. Do đó, việc đánh giá tài nguyên gió là không dễ dàng.
Tài nguyên biển
+ Tài nguyên biển: hải sản, muối, thực vật thủy sinh, địa điểm du lịch…
Điều 11. Bảo vệ môi trường nước biển
1. Các nguồn thải vào môi trường nước biển phải được điều tra, đánh giá và có biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu, kiểm soát chặt chẽ, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
2. Vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo phải được đánh giá, xác định và công bố theo quy định của pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
3. Hoạt động khai thác nguồn lợi từ biển và hải đảo, hoạt động kinh tế – xã hội khác phải phù hợp với quy hoạch và đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
4. Bảo vệ môi trường nước biển phải bảo đảm phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; phối hợp giữa cơ quan nhà nước Việt Nam và cơ quan, tổ chức nước ngoài trong việc chia sẻ thông tin, đánh giá chất lượng môi trường nước biển và kiểm soát ô nhiễm môi trường biển xuyên biên giới.
5. Việc bảo vệ môi trường nước biển phải tuân thủ quy định của Luật này, pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, quy định khác của pháp luật có liên quan.
Ngoài ra còn có Tài nguyên khoáng sản: than đá, quặng, đá vôi, dầu khí…
Phân loại tài nguyên thiên nhiên dựa theo khả năng tái tạo
Nếu dựa theo khả năng tái tạo, tài nguyên thiên nhiên được chia thành 3 loại chính là:
– Tài nguyên tái tạo được: Là các loại tài nguyên mà tự bản thân nó có thể duy trì, bổ sung thêm được như nước ngọt, đất đai, động thực vật… Tuy nhiên, với việc khai thác và sử dụng quá mức như ngày nay thì nhiều loại tài nguyên thiên nhiên không có khả năng hồi phục được nữa.
– Tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được: Đây là những nguồn tài nguyên được biến đổi qua hàng triệu năm dưới tác động của thiên nhiên. Các loại tài nhiên này một khi đã sử dụng hết thì không còn khả năng tái tạo được nữa ví dụ như khoáng sản, các loại than đá, quặng đồng, chì, sắt, nhôm, đá vôi…
– Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu: Là nguồn tài nguyên từ tự nhiên không bị cạn kiệt như ánh sáng mặt trời, gió, thủy triều, sóng biển… Ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, họ đã dần dần thay thế dần cách hoạt động sản xuất sử dụng tài nguyên năng lượng vĩnh cửu thay vì tài nguyên hóa thạch.
Vai trò của tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế và sự phát triển ổn định của đất nước.
Vai trò của tài nguyên thiên nhiên với nền kinh tế:
Tài nguyên thiên nhiên là điều kiện giúp nền kinh tế đi lên nếu con người biết khai thác hợp lý. Tài nguyên thiên nhiên mang lại doanh thu lớn cho đất nước với các dạng tài nguyên quặng, đồng, vàng, bạc… nhằm phục vụ cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp và vật liệu xây dựng phát triển mạnh mẽ.
Vai trò tài nguyên thiên nhiên với sự phát triển đất nước
Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở giúp đất nước vững mạnh bởi nó liên quan đến các vấn đề đầu tư từ doanh nghiệp nước ngoài.
Nhờ sự ưu đãi tự nhiên mà nhiều quốc gia rút ngắn được quá trình tích lũy vốn ban đầu cho sự phát triển của công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghiệp khai thác, chế biến và cung cấp nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác.
Tại sao phải sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên?
Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên chính là cơ sở giúp duy trì sự sống cho các thế hệ tương lai.
Sử dụng hợp lí tài nguyên đất chính là làm cho đất không bị thoái hoá thường xuyên tiến hành các biện pháp cải tạo đất, chống xói mòn đất bằng phủ xanh đất trống, chống nhiễm mặn bằng cách chống rừng ngập mặn. Đồng thời cần bổ sung phân bón tự nhiên nhằm nâng cao độ phì nhiêu cho đất.
Sử dụng hợp lý tài nguyên nước, bởi nước là nguồn sống của con người. Hiện nay nước đang bị ô nhiễm trầm trọng, vì thế con người nên sử dụng nước tiết kiệm, và hạn chế các hành động gây ô nhiễm nguồn nước.
Sử dụng nguồn tài nguyên rừng hợp lý bằng cách tiến hành khai thác và bảo vệ rừng ở mức cân bằng. Khuyến khích trồng thêm nhiều rừng xanh phủ xanh đất trống để có thêm nhiều khu bảo tồn xanh khác. Thành lập các khu bảo tồn quốc gia để bảo vệ các khu vực rừng quý đang bị khai thác. Cách làm này giúp bảo vệ sự sống của hệ sinh thái xung quanh con người, và giúp con người có được nguồn O2 xanh. Đặc biệt còn làm dịu bầu không khí, như một chiếc điều hòa tự nhiên.
Những mối đe dọa đến nguồn tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên của con người đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi con người đang tác động lên.
Ô nhiễm môi trường: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng suy thoái tài nguyên thiên nhiên. Nguyên nhân là do các ngành sản xuất và sử dụng hóa chất quá mức tác động lên đất nước, không khí, hủy hoại đến hệ sinh thái động vật thủy sinh. Ngoài ra còn có các hoạt động xả rác của con người, giao thông vận tải và sản xuất công nghiệp…
Tình trạng bùng nổ dân số: Khi dân số tăng cao khiến tài nguyên thiên nhiên tăng theo và kéo theo tình trạng khai thác quá mức tài nguyên nước, đất nông nghiệp, khoáng sản, động vật và dẫn đến cạn kiệt tài nguyên.
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế: Sự thành công của nền công nghiệp, cơ sở hạ tầng mới đòi hỏi nhiều nguồn tài nguyên đất đai, năng lượng, nước và nhân lực. Chính vì thế trong một số trường hợp cụ thể đã tác động vào rừng, thảm thực vật và động vật hoang dã. Chưa kể đến sự phát triển của kinh tế còn là nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường diện rộng.
Sự biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu gây ra những ảnh hưởng tiêu cực như lũ lụt, thời tiết khắc nghiệt, động đất, và các thiên tai khác. Chúng đe dọa trực tiếp đến lối sống của sinh vật, rừng cây và hủy hoại một số nguồn tài nguyên quý giá khác.
Lối sống hiện đại của con người: Với sự thay đổi của công nghệ, xã hội khiến con người cũng có nhiều cách sống hiện đại hơn. Trong đó có việc sử dụng thiết bị điện tử trong nhà, hoạt động giải trí… Điều này khiến mức tiêu thụ năng lượng tăng lên, thiên nhiên dần bị quá sức và trở nên cạn kiệt nếu con người không tiết kiệm năng lượng.
********************
Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp