Cùng THPT Ngô Thì Nhậm tìm hiểu Sương mù là gì? Tại sao có sương mù?
Vào những ngày đông giá này, Hà Nội và các tỉnh miền vào các buổi sáng sớm hoặc chiều tối sương giăng mịt mù. Có nhiều người nhận xét sương mù những năm gần đây dày đặc hơn so với trước. Vậy sương mù là gì? Nó có liên quan gì đến ô nhiễm môi trường không?
Sương mù là hiện tượng hơi nước trong khí quyển ngưng kết lại thành những hạt nước rất nhỏ lơ lửng trong không khí và làm giảm tầm nhìn của chúng ta.
Tùy theo điều kiện hình thành của từng loại sương mù mà người ta chia sương mù thành một số loại sau:
Bạn đang xem: Sương mù là gì? Tại sao có sương mù?
– Sương mù bình lưu
– Sương mù bức xạ
– Sương mù bốc hơi
– Sương mù frônt….
Mù là hiện tượng tập hợp các hạt bụi, khói lơ lửng trong không khí, làm giảm tầm nhìn ngang. Mù mạnh có thể làm giảm tầm nhìn ngang xuống vài trăm mét, thậm chí hàng chục mét như sương mù mạnh. Mù thường do nguyên nhân địa phương như cháy rừng, môi trường ô nhiễm
Sương mù và mù đều là hiện tương khí tượng nguy hiểm. Đặc biệt đối với giao thông vận tải đường bộ, đường sông, đường biển và hàng không, hàng năm sương mù đã gây ra những trở ngại và tổn thất không nhỏ.
Sương mù ở nước ta thường xảy ra thường xuyên vào các tháng từ cuối mùa thu đến cuối mùa xuân, nhiều và mạnh nhất vào các tháng mùa đông. Ngày nay môi trường không khí càng ngày càng ô nhiễm nên sương mù và mù xảy ra nhiều hơn và cường độ mạnh hơn.
Nguyên nhân hình thành sương mù
Sương mù là một hiện tượng khí tượng mà chúng ta thường thấy và cũng rất đáng quan tâm. Tuy nhiên sương mù không phải lúc nào cũng có thường xuyên. Về cơ bản sương mù muốn hình thành được phải thỏa mãn một số điều kiện sau:
– Ðộ ẩm tương đối của không khí phải cao.
– Nhiệt độ không khí tương đối thấp.
– Tốc độ gió yếu hoặc lặng gió.
Sương mù thường xuất hiện khi không khí từ mặt nước, ao, hồ, sông suối có độ ẩm tương đối lớn di chuyển tới vùng có nhiệt độ mặt đệm thấp hơn.
Các loại sương mù
1. Sương mù bốc hơi
Sương mù bốc hơi được hình thành khi nhiệt độ ở mặt nước nhỏ hơn nhiệt độ của lớp không khí bên trên của nó; lúc này sự bay hơi hầu như không xảy ra do sức trương hơi nước trong lớp không khí bên trên nhỏ hơn sức trương hơi nước ở mặt nước và như vậy trạng thái bão hòa của hơi nước trong lớp không khí bên trên mặt nước không thể đạt được. Ngược lại, khi nhiệt độ của lớp không khí bên trên mặt nước nhỏ hơn nhiệt độ mặt nước thì sự bay hơi tiếp tục xảy ra. Khi độ ẩm không khí phía trên đã đạt đến trạng thái bão hòa, lượng hơi nước thừa ngưng kết tạo thành sương mù.
2. Sương mù bình lưu
Ðược hình thành khi khối không khí nóng di chuyển trên các mặt đệm trải dưới lạnh đi; khi đó trong khối không khí sẽ tạo thành một lớp nghịch nhiệt và sương mù được tạo thành từ mặt đất đến ranh giới của lớp nghịch nhiệt. Trong thực tế thì nguyên nhân hình thành sương mù loại này rất đa dạng, người ta phân ra làm 2 loại sương mù bình lưu chính như sau:
a. Sương mù bình lưu nóng: Ðược xuất hiện trong trường hợp không khí bị lạnh đi khi mặt đệm lạnh hơn nó, đây là dạng phổ biến nhất của sương mù bình lưu, hình thành trong khối không khí nóng ẩm, như khối không khí nhiệt đới biển khi đi vào đất liền có nhiệt độ thấp hơn. Ở nước ta thường thấy sương mù loại này từ biển Ðông vào đất liền trong các tháng mùa lạnh.
b. Sương mù bình lưu lạnh: Xuất hiện trên một khoảng nước khi có hơi nước bốc hơi từ mặt nước ấm vào không khí lạnh, trên đất liền có thể gặp sương mù bốc hơi từ lòng sông, hồ, ao…
3. Sương mù frônt
Ðây là loại sương mù xuất hiện trong trường hợp khi prônt nóng đi qua có mưa, nhờ sự bay hơi của các giọt nước mưa nên không khí gần mặt đất sẽ bão hòa, đồng thời áp suất giảm nhanh, không khí giãn nở đoạn nhiệt và lạnh đi, vì vậy hơi nước ở sát mặt đất dễ ngưng kết lại thành sương mù.
4. Sương mù bức xạ
Loại sương mù này thường xuất hiện trong lưỡi áp cao lạnh lục địa, xảy ra vào thời kỳ đầu và giữa mùa đông khi không khí tương đối ẩm, nhiệt độ thấp và trời quang mây. Thời gian xuất hiện thường xảy ra nửa đêm về sáng.
– Trong trường hợp lặng gió, sương mù bức xạ hình thành trong lớp không khí sát mặt đất (cách mặt đất từ 2-5 m) trên mặt nước và trong thung lũng.
– Khi tốc độ gió chỉ đạt khoảng 2-3m/s thì sương mù bức xạ phát triển thành một lớp dày hơn, có thể phát triển tới độ cao từ 100-150m.
– Sương mù bức xạ mặt đất thường tan đi cùng với lớp nghịch nhiệt ở lớp sát đất và thường không tồn tại được lâu khi mặt trời xuất hiện.
– Loại sương mù này hình thành theo từng nhóm, nếu có sương mù bức xạ trên cao có thể nó nhập vào với mây tầng thấp và nó sẽ tồn tại được lâu hơn.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp