Khi mua TV, bạn có thể bắt gặp các thuật ngữ 4K và HDR. Cả hai công nghệ này đều cải thiện chất lượng hình ảnh. Tuy nhiên, chúng thực hiện điều này theo những cách rất khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của 4K và HDR qua bài viết sau đây nhé!
Tổng quan
4K và HDR không phải là tiêu chuẩn cạnh tranh lẫn nhau. 4K đề cập đến độ phân giải màn hình (số pixel mà màn hình TV có thể chứa). Nó đôi khi được gọi là UHD hoặc Ultra HD, mặc dù có một chút khác biệt.
HDR là viết tắt của High Dynamic Range và đề cập đến độ tương phản hoặc dải màu giữa tông màu sáng nhất và tối nhất trong hình ảnh. HDR mang lại độ tương phản cao hơn – hay dải màu và độ sáng lớn hơn – so với Standard Dynamic Range (SDR) và có tác động trực quan hơn 4K. Điều đó nghĩa là, 4K mang lại hình ảnh sắc nét và rõ ràng hơn.
Cả hai tiêu chuẩn này ngày càng phổ biến trong các TV kỹ thuật số cao cấp vài đều mang lại chất lượng hình ảnh xuất sắc. Các nhà sản xuất TV ưu tiên ứng dụng HDR cho TV 4K Ultra HD hơn TV 1080p hoặc 720p. Độ phân giải 4K cũng có thể được gọi là Ultra HD, UHD, 2160p, Ultra High Definition hoặc 4K Ultra High Definition.
Độ phân giải: 4K là tiêu chuẩn
4K đề cập đến độ phân giải màn hình cụ thể và HDR không liên quan gì đến độ phân giải. Mặc dù HDR có các tiêu chuẩn cạnh tranh, một số tiêu chuẩn chỉ định độ phân giải tối thiểu 4K, thuật ngữ này thường mô tả bất kỳ video hoặc màn hình nào có độ tương phản hoặc dải động cao hơn nội dung SDR.
Đối với TV kỹ thuật số, 4K có thể mang nghĩa là một trong hai độ phân giải. Phổ biến nhất là định dạng Ultra HD hoặc UHD có 3.840 pixel ngang x 2160 pixel dọc. Độ phân giải ít phổ biến hơn, chủ yếu dành cho rạp chiếu phim và máy chiếu phim, là 4096 × 2160 pixel.
Độ phân giải 4K gấp 4 lần số pixel (hoặc gấp đôi số dòng) ở màn hình 1080p – độ phân giải cao nhất tiếp theo mà bạn sẽ tìm thấy trong một chiếc TV thông thường. Với tỷ lệ khung hình là 16:9 hay 16 x 9, tổng số pixel trong hình ảnh 4K vượt trên 8 megapixel.
4K (cũng như mọi độ phân giải TV khác) không đổi bất kể kích thước màn hình. Tuy nhiên, số lượng pixel trên mỗi inch có thể thay đổi tùy thuộc vào kích thước của màn hình. Điều này có nghĩa là khi màn hình TV tăng kích thước, các pixel được tăng kích thước hoặc đặt cách xa nhau hơn để đạt được cùng độ phân giải.
TV HDR phải đáp ứng một bộ tiêu chuẩn về độ sáng, độ tương phản và màu sắc để được coi là HDR. Các tiêu chuẩn đó khác nhau, nhưng tất cả mọi màn hình HDR đều được xác định là có dải động cao hơn SDR, cũng như độ sâu màu tối thiểu 10-bit. Vì hầu hết các TV HDR đều là TV 4K nên chúng đều có độ phân giải 3840 x 2160 pixel (những cũng có một số ít TV HDR 1080p và 720p).
Một số TV LED/LCD HDR có công suất sáng tối đa từ 1.000 nit trở lên. Để TV OLED đủ điều kiện là TV HDR, nó phải tạo ra độ sáng tối thiểu là 540 nit và tối đa là khoảng 800 nit.
Màu sắc và độ tương phản: HDR có tác động trực quan
Khả năng tái tạo màu sắc được cải thiện đáng kể trên TV HDR. Là một độ phân giải, 4K không ảnh hưởng nhiều đến màu sắc, ngoài việc cung cấp thêm độ nét. Đây là lý do tại sao 4K và UHD thường đi đôi với nhau. Những công nghệ này bổ sung cho hai khía cạnh quan trọng nhất của chất lượng hình ảnh – độ nét và màu sắc.
Là một công nghệ, HDR mở rộng khoảng cách giữa màu trắng và màu đen. Điều này làm cho độ tương phản mạnh hơn mà không làm phơi sáng quá mức các màu sáng hoặc gây hiện tượng thiếu sáng với những màu tối.
Khi chụp ảnh dải động cao, thông tin được sử dụng trong quá trình hậu sản xuất để phân loại nội dung và thu được dải tương phản rộng nhất có thể. Hình ảnh được phân loại để tạo ra một gam màu rộng, giúp màu sắc sâu hơn, bão hòa hơn, cũng như đổ bóng mượt mà và hình ảnh chi tiết hơn.
Việc phân cấp có thể được áp dụng cho từng khung hình hoặc cảnh, hay như các điểm tham chiếu tĩnh cho toàn bộ phim hoặc chương trình.
Khi TV HDR phát hiện nội dung được mã hóa HDR, các màu trắng sáng xuất hiện mà không bị lóa, còn màu đen sâu nhưng không bị nhòe. Nói một cách dễ hiểu, màu sắc trông bão hòa hơn.
Ví dụ, trong cảnh hoàng hôn, bạn sẽ thấy ánh sáng rực rỡ của mặt trời và các phần tối hơn của hình ảnh với độ rõ nét tương tự, cùng với tất cả những mức độ sáng ở giữa. Hãy xem ví dụ dưới đây:
Có hai cách để TV hiển thị HDR:
– Nội dung được mã hóa HDR: 4 định dạng HDR chính là HDR10/10+, Dolby Vision, HLG và Technicolor HDR. Thương hiệu hoặc model TV HDR xác định định dạng mà nó tương thích. Nếu TV không thể phát hiện định dạng HDR tương thích, TV sẽ hiển thị hình ảnh ở dạng SDR.
– Xử lý từ SDR sang HDR: Tương tự như cách TV nâng cấp độ phân giải, TV HDR với khả năng nâng cấp từ SDR lên HDR phân tích thông tin độ tương phản và độ sáng của tín hiệu SDR. Sau đó, nó mở rộng phạm vi động để đạt được chất lượng HDR gần đúng.
Khả năng tương thích
TV 4K yêu cầu khả năng tương thích từ đầu đến cuối giữa tất cả các thành phần để tạo ra độ phân giải 4K đích thực hoặc chân thực. Điều này nói chung cũng đúng với HDR. Bạn cần cả TV HDR và nội dung được sản xuất ở định dạng HDR. Tuy nhiên, có ít nội dung HDR hơn so với 4K, nhưng điều đó đang bắt đầu thay đổi.
Để tận hưởng độ phân giải 4K UHD đầy đủ, bạn cần có thiết bị tương thích 4K. Điều đó bao gồm bộ thu rạp hát tại nhà, thiết bị stream media, đầu phát Blu-ray Ultra HD và máy chiếu video, cũng như độ phân giải gốc của nội dung bạn đang xem. Bạn cũng sẽ cần cáp HDMI tốc độ cao. 4K phổ biến hơn trong số các TV lớn vì sự khác biệt giữa 4K và 1080p không đáng kể trên màn hình nhỏ hơn 55 inch. Tuy nhiên, hiệu ứng HDR có thể khác nhau giữa các TV, tùy thuộc vào lượng ánh sáng mà màn hình phát ra.
Một số thiết bị 4K nâng cấp độ phân giải thấp hơn lên 4K, nhưng quá trình chuyển đổi không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Tương tự, không phải tất cả các TV HDR đều có thể nâng cấp từ SDR lên HDR. Khi mua TV có khả năng HDR, hãy xem xét khả năng tương thích của TV với các định dạng HDR10/10+, Dolby Vision và HLG, cũng như khả năng độ sáng tối đa của TV, được đo bằng nit.
TV hỗ trợ HDR hiển thị HDR tốt như thế nào phụ thuộc vào lượng ánh sáng mà TV phát ra. Đây được gọi là độ sáng cực đại và được đo bằng nit. Ví dụ, nội dung được mã hóa ở định dạng Dolby Vision HDR có thể cung cấp phạm vi 4.000 nit giữa màu đen nhất và màu trắng trắng nhất. Rất ít TV HDR phát ra nhiều ánh sáng như vậy, nhưng ngày càng có nhiều màn hình đạt đến mức 1.000 nit. Hầu hết các TV HDR hiển thị ít hơn mức này.
TV OLED HDR đạt tối đa khoảng 800 nit. Ngày càng có nhiều TV LED/LCD HDR phát ra mức từ 1.000 nit trở lên, nhưng các thiết bị cấp thấp hơn có thể chỉ phát ra 500 nit (hoặc ít hơn). Mặt khác, vì các điểm ảnh trong TV OLED được chiếu sáng riêng lẻ, cho phép các điểm ảnh hiển thị màu đen tuyệt đối, những TV này có thể có dải động cao hơn ngay cả với mức độ sáng tối đa thấp hơn.
Khi TV phát hiện ra tín hiệu HDR nhưng không thể phát ra đủ ánh sáng để hiển thị toàn bộ tiềm năng động của nó, TV sẽ sử dụng ánh xạ tông màu để khớp dải động của nội dung HDR với dải động của nội dung phát ra ánh sáng trên TV.
Bạn có phải chọn giữa HDR và 4K không?
4K và HDR không phải là tiêu chuẩn cạnh tranh, vì vậy bạn không cần phải lựa chọn giữa hai tiêu chuẩn này. Và bởi vì hầu hết các TV cao cấp đều có cả hai tiêu chuẩn, bạn không cần phải tập trung vào tiêu chuẩn này hơn tiêu chuẩn kia, đặc biệt nếu bạn đang mua TV lớn hơn 55 inch. Nếu muốn một chiếc TV nhỏ hơn thế, bạn có thể hài lòng với màn hình 1080p, vì bạn có thể sẽ không nhận thấy sự khác biệt về độ phân giải.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp