Bài tập 1: Anh (chị) cảm nhận được ý nghĩa gì của truyện ngắn qua:a) Nhan đề tác phẩm. b) Đoạn văn miêu tả cánh rừng xà nu dưới tầm đại bác. c) Hình ảnh những ngọn đồi , cánh rừng xà nu trải ra hút tầm mắt, chay tít tắp đến tận chân trời luôn trở đi trở lai trong tác phẩm.
Trả lời
a) Cảm nhận ý nghĩa của truyện ngắn qua nhan đề
Nhan đề “Rừng xà nu” vừa mang ý nghĩa hiện thực , vừa mang ý nghĩa biểu tượng:
- Ý nghĩa tả thực : Nhà văn nói về cây xà nu – một loài cây sống thành rừng ở Tây Nguyên. Loài cây này có sức sống mãnh liệt, luôn gắn bó mật thiết cuộc sống của người dân Tây Nguyên.
- Ý nghĩa biểu tượng: Qua sức sống mãnh liệt của cây xà nu, rừng xà nu, nhà văn nói đến nỗi đau và sức sống , phẩm chất kiên cường bất khuất của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Nhan đề Rừng xà nu còn gợi lên chủ đề tác phẩm cũng như cảm hứng sử thị, bi tráng của thiên truyện ngắn đặc sắc này.
b) Đoạn văn miêu tả cánh rừng xà nu nằm dưới tầm đại bác
Đại bác đã bắn hàng vạn cây xà nu nhưng những cây xà nu mới lại mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Trong đau thương, xà nu vẫn sinh sôi nảy nở, trường tồn, bất diệt như sức sống của người làng Xô man. Đoạn văn đã tô đậm, khắc sâu ý nghĩa nhan đề và góp phần bộc lộ sâu sắc chủ đề tác phẩm.
c, Tác dụng nhấn mạnh, làm nổi bật biểu tượng của câu chuyện, tạo ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc làm nổi bật giá trị tư tưởng của tác phẩm tạo ra mối liên hệ mật thiết giữa các thế hệ cây xà nu với các thế hệ nối tiếp nhau của dân làng Xô Man trong kháng chiến chống Mỹ.
Bài tập 2: Tác giả vẫn coi “Rừng xà nu” là truyện một đời được kể trong một đêm, hãy cho biết: a) Người anh hùng mà cụ Mết kể trong cái đêm ấy có những phẩm chất đáng quý nào? So với nhân vật A Phủ thì hình tượng đó có gì mới mẻ?…
Trả lời
a, Phâm chất, tính cách của người anh hùng Tnú: Gan góc, táo bạo, dũng cảm, trung thực
So với nhân vật A Phủ nhân vật Tnu có những điều mới mẻ: Tnú là một anh hùng được nâng lên thành pho sử thi. Mang ý thức, ý muốn của cộng đồng. Cuộc đời Tnú gắn với cách mạng từ thuở nhỏ nên phẩm chất cách mạng rất rõ ràng, vững chắc. Trong khi đó A Phủ là chàng trai biết đến cách mạng khi đã trưởng thành
b) Câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú: Câu nói của cụ Met muốn khẳng định: chỉ có cầm vũ khí đứng lên mới là con đường sống duy nhất, mới bảo vệ được những gì thân yêu, thiêng liêng nhất; chân lí cách mạng đúc rút từ chính thực tế máu xương, tính mạng của dân tộc.
c) Câu chuyện Tnú với dân làng Xô Man nói lên chân lí lớn của thời đại: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Phải chống lại mọi kẻ thù xâm lược, kể cả phải cầm vũ khi và hi sinh tính mạng.
Vì muốn con cháu kế thừa, phát huy truyền thống của cha ông, của bôn làng.
d) Vai trò của nhân vật: Cụ Mết, Mai, Dừ, Heng đối với việc làm nổi bật nhân vật trung tâm và chủ đề:
- Cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng là sự tiếp nối các thế hệ làm nổi bật tinh thần bất khuất của làng Xô Man nói riêng, của Tây Nguyên nói chung
- Cụ Mết “Quắc thước như một cây xà nu lớn” là hiện thân cho truyền thống thiêng liêng, biểu tượng cho sức mạnh tập hợp để nổi dậy đồng khởi.
- Vẻ đẹp của Dít là vẻ đẹp của sự kiên định, vững vàng trong bão táp chiến tranh.
- Bé Heng là thế hệ tiếp nối, kế tục cha anh để đưa cuộc chiến tới thắng lợi cuối cùng.
Bài tập 3: Theo anh (chị) hình ảnh cánh rừng xà nu và hình tượng nhân vật Tnú gắn kết hữu cơ, khăn khít với nhau như thế nào?
Trả lời
Hình tượng rừng xà nu có quan hệ mật thiết với hình tượng nhân vật Tnu. Hai hình tượng này không tách rời nhau mà gắn bó khăng khít với nhau. Nhà văn muốn dùng rừng xà nu làm biểu tượng cho tinh thần gan góc, dũng cảm, dạn dày, bất khuất, trung kiên … của nhân vật Tnú và dân làng Xô Man.
Bài tập 4: Nêu và phân tích cảm nhận của anh (chị ) về vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm
Trả lời
Đặc sắc, đậm đà chất sử thi hùng tráng
Kết cấu vòng tròn: Mở đầu, kết thúc là hình ảnh của rừng xà nu, cùng với sự trở về của Tnú sau ba năm xa cách.
Cách kể trần thuật
Đề tài có ý nghĩa lịch sử: sự vùng dậy của dân làng Xô man chống Mỹ Diệm.
[Luyện tập] Viết một đoạn văn phát biểu suy nghĩ, cảm xúc của anh chị về đôi bàn tay của Tnú.
Trả lời
Có thể nói đôi bàn tay ấy cũng có một cuộc đời, cuộc đời ấy giống như cuộc đời của Tnú vậy. Cũng có những lúc anh hùng nhưng cúng phải chịu nhiều đau thương mất mát. Thế nhưng đến cuối cùng bàn tay ấy cũng giết chết biết bao nhiêu kẻ thù để báo thù cho tất cả những đau thương mà nó cũng như chủ nhân nó phải chịu.Trước hết đó là một bàn tay lành lặn. Bàn tay ấy đã cùng với Mai học chữ trong rừng. Bàn tay ấy đã nhanh nhẹn cầm những thư liên lạc vượt qua mọi gian nan và những vòng vây của giặc để mang đến cho những người cán bộ trong rừng. Qua đây ta thấy hình ảnh đôi bàn tay của Tnú hiện lên thật sự rất đẹp, rất chắc chắn khi cầm thư và đồ tiếp tế. Một bàn tay nhỏ nhắn như vậy mà có thể cầm biết bao nhiêu đồ như vậy, quả thật rất đáng khen. Không những thế ta còn thấy được một người anh hùng Tnú tuy bé nhỏ nhưng đã mang sẵn bản chất anh hùng, bản chất sử thi. Bàn tay ấy không chỉ vậy mà còn gan góc cầm đá đập vào đầu của Tnú khi học không cho được cái chữ vào đầu. Theo như anh Quyết nói thì phải học cái chữ để có thể trở thành cán bộ được. Chính vì thế mà khi không học được, học chữ này thì quên mất chữ kia đôi bàn tay cầm lấy đá đập đầu khiến cho máu chảy ròng ròng. Chính hình ảnh bàn tay ấy làm nổi bật lên hình ảnh người anh hùng Tây nguyên ngay từ bé đã mang một tư tưởng lớn của cách mạng, phải trở thành cán bộ cách mạng để cứu dân làng, cứu nước. Và khi không học được chữ sợ rằng mình không thể giúp ích cho đất nước nên Tnú mới dùng chính bàn tay của mình để trừng trị mình.Và chính đôi bàn tay ấy anh đã giết chết bao nhiêu là kẻ thù.