Bài tập 1: Tác giả đã phân tích dặc điểm của vốn văn hóa dân tộc trên cơ sở những phương tiện cụ thể nào của đời sống vật chất và tinh thần?
Trả lời
Tác giả Trần Đình Hượu đã phân tích đặc điểm vốn văn hóa của dân tộc trên cơ sở những phương diện cụ thể sau:
- Tôn giáo, nghệ thuật (kiến trúc, hội họa văn học)
- Ứng xử (giao tiếp cộng đồng, tập quán)
- Sinh hoạt (ăn, ở, mặc) ưa chừng mực, vừa phải
- Quan niệm về cái đẹp trong suy nghĩ của người Việt
Bài tập 2: Theo tác giả đặc điểm nổi bật nhất trong sáng tạo văn hóa của Việt Nam là gì? Đặc điểm này nói lên thế mạnh gì của vốn văn hóa dân tộc? Tìm một số ví dụ cụ thể trong đời sống văn hóa thực tiễn: Tín ngưỡng, văn học nghệ thuật ứng xử của người Việt Nam để làm rõ luận điểm này?
Trả lời
Đặc điểm nổi bật của sáng tạo văn hóa Việt Nam là tạo ra một cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch, những con người hiền lành, tình nghĩa, sống có văn hóa trên một cái nền nhân bản.
- Về tín ngưỡng: Thờ cúng tổ tiên, truyền thống uống nước nhớ nguồn, đi chùa đầu năm, đàu tháng và ngày rằm
- Về văn học nghệ thuật: Từ xa xưa là văn học dân gian gần gũi (ca dao) rồi các tác phẩm về cuộc sóng nông thôn bình yên
- Ứng xử: Ăn nói nhỏ nhẹ, kính trên nhường dưới (yêu trẻ trẻ đến chơi nhà/ kính già già để tuổi cho)
Bài tập 3: Những đặc điểm nào có thể coi là hạn chế của vốn văn hóa dân tộc?
Trả lời
Những hạn chế của nền văn hóa truyền thống Việt Nam là thiếu sáng tạo phi phàm, kì vĩ và những đặc sắc nổi bật, không mong gì cao xa, khác thường, hơn người, trí tuệ không được đề cao.
Bài tập 4: Những tôn giáo nào có ảnh hưởng mạnh nhất đến văn hóa truyền thống của Việt Nam? Người Việt đã tiếp nhận tư tưởng của các tôn giáo này theo hướng nào để tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc?
Trả lời
Những tôn giáo có ảnh hưởng mạnh đến văn hóa truyền thống Việt Nam là: Phật giáo và Nho giáo
Để tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc, người Việt Nam đã xác nhận tư tưởng của các tôn giáo này theo hướng: “Phật giáo không được tiếp nhận ở khía cạnh trí tuệ, cầu giải thoát mà Nhà nho cũng không tiếp nhận ở nghi lễ tủn mủn, giáo điều khắc nghiệt”
Bài tập 5: Nhận định “Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa ” nhằm nêu lên mặt tích cực hay hạn chế của văn hóa Việt Nam? Hãy giải thích rõ vấn đề này?
Trả lời
Khi nhận xét: “Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa”, tác giả không hàm nghĩa khen hay chê, cũng không thiên về đánh giá tích cực hay tiêu cực. Tùy từng thời điểm lịch sử, đặc trưng đó có thể trở thành tích cực hay hạn chế trong thời điểm hiện nay, các đặc điểm đó vẫn có nhiều giá trị tích cực, mặc dù đó cũng là những nguyên nhân sinh ra như những hạn chế như tác giả đã phân tích…
Bài tập 6: Vì sao có thể khẳng định: “Con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hóa không chỉ trông cậy vào sự tạo tác của chính dân tộc đó mà còn trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hóa các giá trị văn hóa bên ngoài. Về mặt đó, lịch sử chứng minh là dân tộc Việt Nam có bản lĩnh?…
Trả lời
Về lịch sử: dân tộc ta trải qua một thời gian dài bị đô hộ, áp bức và đồng hóa. Những giá trị văn hóa gốc phần nhiều đã bị mai một, xóa nhòa. Bởi vậy, văn hóa Việt Nam không thể trông cậy vào khả năng tạo tác. Bởi vậy phải trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hóa các giá trị văn hóa bên ngoài là một yếu tố.
Văn hóa Việt Nam ảnh hưởng đạo Phật nhưng đạo Phật đã bị “Việt hóa” khi vào Việt Nam: người Việt Nam không tiếp thu toàn bộ giáo lí của đạo Phật mà chỉ tiếp thu lòng nhân ái, bao dung, vô lượng, cùng những yếu tố nhân văn tích cực khác của Phật.
Văn hóa Việt Nam cũng tiếp thu tư tưởng của Nho giáo, nhưng cũng “Việt hóa” theo tinh thần “thiết thực, linh hoạt, dung hòa”.