Câu 1: Lời nói của em bé gồm hai phần có nhiều nét giống nhau.
a) Hãy chỉ ra những điểm giống và khác nhau (về số dòng thơ, về cách xây dựng hình ảnh, veef cách tổ chức khổ thơ,…) giữa hai phần và phân tích tác dụng của những chỗ giống và khác nhau trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ.
b) Giả thiết không có phần thứ hai thì ý thơ có được trọn vẹn và đầy đủ không?
a) – Điểm giống nhau: mỗi phần đều có kết cấu theo trình tự:
+ Ban đầu là thuật lại lời rủ rê.
+ Tiếp đến thuật lại lời từ chối và lý do từ chối.
Bạn đang xem: Soạn bài Mây và sóng – Tago – Soạn văn 9
+ Những trò chơi thú vị do em sáng tạo.
– Điểm khác nhau:
+ Đối tượng: mây – sóng.
+ Trò chơi: con là mây và mẹ là trăng – con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ.
+ Không gian: trên trời – dưới biển.
– Tác dụng: tạo sự trùng điệp, nâng cao, làm nổi bật chủ đề – Tình mẹ con.
b) Nếu bỏ phần thứ hai thì ý thơ sẽ không trọn vẹn.
Câu 2: Xác định vị trí của dòng thơ “Con hỏi: …” ở mỗi phần.
(Gợi ý: Hãy lí giải vì sao em bé từ chối ngay lời mời gọi của những người sống “trên mây” và những người sống “trong sóng”.)
Trong cả hai lần, khi những người bạn đến rủ rê, chú bé đều hỏi lại: “Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”. “Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Hỏi và được nghe trả lời, hướng dẫn chu đáo. Chi tiết này chứng tỏ tính xác thực, hấp dẫn của bài thơ. Trẻ con nào mà chẳng ham chơi. Khi nghe những lời mời gọi, lần nào chú bé cũng tỏ ra băn khoăn. Mặc dù vậy, tình yêu mẹ vẫn luôn chiến thắng. Chỉ cần nghĩ đến việc mẹ đang đợi ở nhà, mẹ không muốn chú đi chơi, chú đã nhất định từ chối những lời rủ rê dù những trò chơi ấy hấp dẫn đến đâu chăng nữa.
Câu 3: Hãy so sánh những cuộc vui chơi của những người “trên mây” và “trong sóng” giữa thế giới tự nhiên và những trò chơi của “mây và sóng” do em bé tạo ra. Sự giống nhau cũng như sự khác nhau giữa các cuộc chơi đó nói lên điều gì?
Có thể nhận thấy những trò chơi chú bé sáng tạo ra không có gì đặc biệt:
– “Con là mây và mẹ sẽ là trăng Hai bàn tay com ôm lấy mẹ, và mái nhà ta là bầu trời xanh thẳm’’.
– “Con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ’’.
Thậm chí có thể coi đó không phải là những trò chơi đúng nghĩa. Nhưng có sao đâu, điều quan trọng nhất đối với chú bé là luôn được ở bên cạnh mẹ, có thể biểu hiện tình yêu đối với mẹ. ’’Hai bàn tay con ôm lấy mẹ’’, ’’Con lăn, con lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ’’. Quả là những trò chơi thật kì lạ, chúng cho thấy tình cảm mẹ con nồng ấm, thân thiết đến mức nào.
Câu 4: Hãy chỉ ra những thành công về mặt nghệ thuật của bài thơ trong việc xây dựng các hình ảnh thiên nhiên (chú ý các hình ảnh mây, trăng, sóng, bờ biển).
Mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời… là những hình ảnh đẹp do thiên nhiên ban tặng. Nhưng ai là người đang đến rủ chú bé đi chơi ?
“Trong mây có người gọi con’’, ’’Trên sóng có người gọi con’’… Thực ra đó chỉ là những âm thanh do chú bé tưởng tượng ra. Trên mây là tiếng của mây, trong sóng là tiếng của sóng. Hai hình ảnh đó có thể là biểu tượng của cuộc sống rộn rã, cuốn hút xung quanh, có sức hút kì lạ đối với mỗi con người, đặc biệt là với một chú bé. Đó là những hình ảnh ẩn dụ.
Câu 5: Phân tích ý nghĩa của câu thơ “Con lăn, lăn, lăn mãi… ở chốn nào”.
Hai câu thơ miêu tả hình ảnh rất thực của cuộc đời, thể hiện lòng mẹ bao la luôn sẵn sàng đón tiếp con. “Mẹ con ta” ở khắp mọi nơi, không ai tách rời được cũng là tình mẫu tử ở khắp mọi nơi, thiêng liêng, bất diệt.
Câu 6*: Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn có thể gợi cho ta suy ngẫm thêm điều gì nữa?
Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ gợi cho ta nhiều suy ngẫm :
– Con người trong cuộc sống thường gặp những cám dỗ (nhất là với một đứa trẻ). Muốn khước từ chúng, cần có những điểm tựa vững chắc, trong đó tình mẫu tử là điểm tựa vững chắc nhất.
– Hạnh phúc không phải là điều bí ẩn. Hạnh phúc ở ngay trên trần thế, do chính con người tạo dựng nên…