Soạn bài : CON HỔ CÓ NGHĨA, ngắn 1
Soạn bài : CON HỔ CÓ NGHĨA, ngắn 2
Luyện đọc và tóm tắt truyện:
Gợi ý tóm tắt:a) “Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều. Một hôm, một con hổ lao đến nhà, công bà đi vào rừng sâu. Đến nơi, bà thấy một con hổ cái sắp đẻ. Hổ đực cầm tay bà, nhìn hổ cai, nhỏ nước mắt. Bà Trần sẵn thuốc mang theo hòa nước suối cho hổ cái uống và xoa bóp bụng. Hổ cái sinh được con. Hổ đực đến một gốc cây, đào lên cục bạc tạ ơn bà Trần. Nhờ cục bạc đó, bà Trần sống qua năm mất mùa”.
b) “Có một người tiều phu tên Mỗ ở huyện Long Giang, một hôm vào rừng thấy một con hổ đang vật vã. Nhìn kỹ, ông tiêu thấy hổ mắc xương ngang họng, hổ càng dùng chân móc, xương càng vào sâu. Ông tiếu bảo hổ : “Đừng cắn ông, ông sẽ lấy xương ra cho”. Ông tiều thò tay vào cổ hổ lấy ra một khúc xương bò, to như cánh tay. Sáng hôm sau, bác tiều thấy con nai chết ở đầu nhà. Khi bác tiều mất, hổ đến mộ gầm lên thương xót. Về sau khi giỗ bác, hổ lại đưa dê và lợn đến để “báo ơn”.
Đọc – hiểu bài văn:(Trả lời câu hỏi trang 144 SGK)1. Bài văn thuộc thể văn trung đại (xem chú thích và học thuộc). Bài có 2 đoạn, mỗi đoạn kể lại một chuyện giúp hổ và được hổ tạ ơn.
2. Bà đỡ Trần đã đỡ đẻ cho một con hổ cái, bác Tiều móc xương mắc trong họng một con hổ. Hai người có hành động cứu hổ.Qua hai câu chuyện, tác giả khuyên con người nên sống có ân nghĩa. Tác giả đã dùng chuyện con vật có nghĩa để răn dạy con người. Tác giả đã nhân hóa con vật với các lời nói, hành động như một con người. Nghệ thuật bao trùm: nhân hóa con vật để đối thoại với con người…Trong thực tế, có thể không có con hổ có nghĩa như vậy. Dùng “hổ” để nói chuyện “nghĩa”, tác giả muốn nói con vật còn có nghĩa như thế huống chi con người.Trong việc kể chuyện có tính văn chương, người viết văn thường không trực tiếp nếu chủ đề tác phẩm mà chỉ qua câu chuyện được kể một cách khách quan, người viết thể hiện ý đồ của mình. Cách dùng vật và “nhân hóa” vật trong câu chuyện làm cho người đọc, khi đọc, tự liên hệ bản thân và rút ra bài học.
3. Hai chi tiết có ý nghĩa hơn cả: các chi tiết thể hiện sự biết ơn của Hồ (cho bà đỡ cục bạc, đem nại đến cho bác Tiều, dựa quan tài gầm lên). Chuyện bác Tiều với con hổ, có thêm ý nghĩa: hổ nhớ ơn cả khi bác Tiều đã chết.
4. Cả hai truyện đều khuyên ta nên sống có ân nghĩa đối với ai đã cứu giúp ta, từ việc nhỏ đến việc lớn.Luyện tập: Gợi ý một lời kể:“Nhà em có nuôi một con chó đốm (1). Con chó được nuôi từ bé đến nay (2). Hàng ngày, chó luôn luôn nằm trước cửa để giữ nhà (3). Khi em đi học về, chó quấn quýt quanh em (4). Một hôm, em đi chơi với chó ngoài sông, bỏ quên ở đó cái cặp sách (5). Khi về nhà, em không biết mất cắp ở đâu, (6) Em khóc và nói với chó: “Đốm ơi ! mày đi chơi với tao, có thấy tao bỏ quên cặp ở đâu không?”. Đốm như nghe hiểu, gật gật đầu và chạy tuốt ra sông. Một chốc, Đốm mang về cho em cái cặp (8). Em sững sờ đến chảy nước mắt, ẵm chó vào lòng và âu yếm nó rất lâu (9).”
Đọc thêm:Văn bia viết ngắn gọn, ngôn từ đổi xuống để dễ nhớ, dễ đọc: Vì Vá thương chủ nên chủ cũng thương Vá. Hai bên có ân nghĩa với nhau. Bài nói về chó nhưng vẫn trực diện nói với người, coi con người “mặt người lòng thú” còn thua con chó có cả dũng và nghĩa. Người có dũng có nghĩa đã là khó, thế mà chó lại có cả hai đức đó. Thế là người còn thua chó. Đau thay !
————————-HẾT————————-
Cùng với 2 mẫu Soạn bài Con hổ có nghĩa trên đây, để củng cố kiến thức bài học, các em có thể tham khảo thêm: Tóm tắt Con hổ có nghĩa, Trong vai bà đỡ Trần, kể lại truyện Con hổ có nghĩa, Kể lại truyện Con Hổ có nghĩa theo phương pháp sáng tạo, Truyện Con hổ có nghĩa là một truyện hay mang tính giáo huấn sâu sắc. Hãy cho biết cảm nghĩ của em khi đọc truyện.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục