<?xml encoding=”utf-8″ ?>
Bạn đang xem: Rubik’s Cube được lấy cảm hứng từ đâu và được làm như thế nào?
Vào giữa năm 1970, khi đang giảng dạy bộ môn Thiết kế tại Học viện Nghệ thuật ứng dụng ở Budapest,Erno cố tìm cách thể hiện cho học sinh về sự chuyển động 3D của các hình khối. Và khi Erno chợt nhìn vào dòng sông Danube bên ngoài ô cửa sổ, nhìn cách dòng nước di chuyển xung quanh những viên sỏi gồ ghề, ý tưởng chợt lóe lên.
Chính sự chuyển động của nước đã trở thành nguồn cảm hứng lớn cho cơ chế xoay và xoắn của khối Rubik. “Việc bạn có thể xoay từng mặt mà không làm sụp đổ khối thực sự là một phép màu” – ông Erno tâm sự. Rubik Erno muốn tạo ra một vật thể dường như bất chấp các quy luật khả thi; ông muốn một cấu trúc có các bộ phận độc lập có thể di chuyển được và có thể thao tác và thay đổi vị trí của chúng.
Erno đã tiến hành thử nghiệm ngay tại căn hộ của mẹ mình. Những hình khối đầu tiên xuất hiện trong đầu Erno Rubik trông tương đối không ổn, chẳng hạn như câu đố 2×2 ở dưới. Chúng được tạo ra từ những khối gỗ đơn giản được gắn với nhau bằng dây chun và giấy bìa cứng.
Trên thực tế, một người đàn ông khác tên là Larry Nichols đã phát minh ra một trò chơi xếp hình 2×2 có thiết kế đơn giản hơn nhiều; nam châm đã được sử dụng thay cho dây cao su và kẹp giấy. Điều này có nghĩa là khối hình có thể được tách thành 8 khối khá dễ dàng, khiến nó không được ổn định cho lắm. Bằng sáng chế cho khối lập phương 2×2 ban đầu này được nộp vào năm 1972, hai năm trước khi Rubik phát minh ra khối 3×3 của riêng mình. Đó là lí do vì sao bạn sẽ thấy khối 2×2 có thông tin về phát minh sớm hơn khối 3×3.
Chính vì sự không ổn định của khối nguyên mẫu ban đầu 2×2, Rubik bắt đầu nghiên cứu về “core – lõi” cho những phát minh của mình. Lõi này cho phép tạo ra một câu đố lớn hơn – 3×3. Sử dụng một lõi ổn định, Rubik có thể tạo ra một khối lập phương có thể di chuyển và xoắn khá độc lập. Nguyên mẫu đầu tiên của câu đố 3×3 được hiển thị trong hình ảnh phía dưới.
Mặc dù thiết kế lõi của ông khá đơn giản, nhưng nó lại không khác nhiều so với những gì được sử dụng ngày nay : vít gắn các miếng trung tâm vào lõi (có thêm vòng đệm để xoay dễ dàng hơn). Nguyên mẫu Rubik’s Cube cuối cùng được tạo ra vào năm 1974. Nó cũng là phiên bản được Erno Rubik đăng kí bằng sáng chế và sau đó ký kết với công ty đồ chơi Ideal để bán ở Hungary và cuối cùng là trên toàn thế giới vào năm 1980. Nguyên mẫu này là một phiên bản mượt mà hơn của nguyên mẫu gốc hơn, và các góc đã bị cắt (vì khối lập phương khá lớn, Rubik tin rằng các góc làm cho khối hình cồng kềnh hơn mức cần thiết).
Có rất ít thông tin về khối lập phương này cho đến năm 2014, khi khối này và tất cả các mô hình nguyên mẫu ban đầu của Rubik được công bố trước công chúng trong Triển lãm Beyond Rubik tại Trung tâm Khoa học Tự do, New Jersey. Tại đây, các nguyên mẫu đã nhận được nhiều sự chú ý hơn và do đó người ta đã tìm hiểu được nhiều hơn về phiên bản này. Khối nguyên mẫu này có các viên trung tâm được gán sticker màu trắng, có lẽ với mục đích là che giấu các vít lõi. Ngoài ra, có sự xuất hiện của các dấu chấm xuất hiện trên một số mảnh. Điều này được cho là xảy ra do trong lúc Rubik cố gắng khôi phục lại những gì ông đã tạo ra. Có thể thấy, từ những phiên bản mẫu đầu tiên cho đến nay, Rubik cube quả thật đã đi được một quãng đường dài, với sự nổi tiếng ngày một lớn hơn trên thế giới và trở thành một trong số những trò chơi phổ biến nhất mọi thời đại.
Xem thêm: Lịch sử phát triển phần cứng và lõi của Rubik Cube