Quan hệ từ là gì?
Theo từ điển tiếng Việt, từ là đơn vị sẵn có trong ngôn ngữ, là đơn vị nhỏ nhất có cấu tạo ổn định và mang nghĩa hoàn chỉnh. Câu là một đơn vị ngữ pháp gồm một hay nhiều từ có liên kết ngữ pháp với nhau. Do đó, có thể thấy từ và câu là hai yếu tố vô cùng quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ.
Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về….
Quan hệ từ tiếng Anh là gì Trong tiếng Anh không có chữ quan hệ từ, mà chỉ có đại từ quan hệ tiếng Anh là Relative Pronouns
Quan hệ từ Ý nghĩa Ví dụ Và Quan hệ liệt kê Tôi và Trang hôm qua vừa đi xem phim Mà Quan hệ mục đích Nhờ có bạn mà tôi được điểm cao Với Chỉ quan hệ hướng tới đối tượng Tôi với bạn chấm dứt từ đây Ở Chỉ quan hệ định vị (địa điểm, đối tượng) Quán cafe ở đường Trần Duy Hưng rất ngon Từ Chỉ quan hệ định vị (khởi điểm hoặc địa điểm xuất phát) Từ hôm nay tôi sẽ cố gắng nhiều hơn Bằng Chỉ quan hệ về phương tiện, về trạng thái, cách thức hoặc nguyên liệu chế tạo Anh sẽ yêu em bằng hết tấm lòng của mình Của Quan hệ sở hữu Chiếc xe máy của anh ý rất đẹp Nhưng Quan hệ tương phản Trời hôm nay nắng nhưng rất dịu Như Quan hệ so sánh Bạn to như người khổng lồ vậy
Cách dùng quan hệ từ trong câu hoặc đoạn văn
Nhiều trường hợp cần bắt buộc phải sử dụng quan hệ từ. Bởi vì nếu không dùng nghĩa của câu sẽ bị thay đổi và hiểu sai ý nghĩa của câu. Vì vậy cần phải có quan hệ từ. Tuy nhiên cũng có những trường hợp không cần dùng quan hệ từ bởi vì nghĩa của chúng đã quá rõ ràng.
Ví dụ dưới đây sẽ làm rõ vấn đề trường hợp nào không cần dùng quan hệ từ:
- Hôm nay tôi làm việc ở nhà. Trong ví dụ này, nếu không dùng quan hệ từ “ở” thì câu sẽ bị thay đổi nghĩa thành “Hôm nay, tôi làm việc nhà”.
- Chúng tôi tin tưởng ở sự lãnh đạo của anh ấy. Trong ví dụ này, nếu không sử dụng quan hệ từ “ở” thì câu văn trở thành “Chúng tôi tin tưởng sự lãnh đạo của anh ấy”. Như vậy, dù có sử dụng quan hệ từ hay không nghĩa cũng không thay đổi.
Như vậy, tùy từng trường hợp mà người nói hoặc người viết có thể cân nhắc lược bỏ bớt một số quan hệ từ để giúp cho nói nhanh gọn, trọng tâm, không rườm rà.
Chức năng của quan hệ từ
- Các QHT không thể đảm nhận được chức năng của các thành phần trong câu, kể cả là thành phần chính hay thành phần phụ.
- QHT không thể đảm nhiệm vai trò là một thành tố chính trong cụm từ hoặc một hành tố phụ trong cụm từ.
- Chúng chỉ thực hiện được chức năng liên kết các từ, cụm từ trong câu, các câu trong một đoạn văn.
Các cặp quan hệ từ phổ biến thường gặp
Khi tìm hiểu về quan hệ từ, chúng ta không thể bỏ qua các cặp quan hệ từ để vận dụng một cách chính xác và đa dạng cấu trúc câu, dễ dàng diễn đạt ý muốn nói và tạo sự hứng thú cho người đọc và người nghe.
- Cặp quan hệ từ thể hiện nguyên nhân – kết quả: Vì…nên…; do…nên…; nhờ…mà…
- Cặp quan hệ từ thể hiện giả thiết – kết quả, điều kiện – kết quả: Nếu…thì…; hễ…thì…
- Cặp quan hệ từ thể hiện tương phản: Tuy…nhưng…; mặc dù…nhưng…
- Cặp quan hệ từ thể hiện tăng tiến: Không những…mà còn…; Không chỉ…mà còn…
Quan hệ từ nguyên nhân:
- Quan hệ từ nguyên nhân có lợi (nhờ). Ví dụ : Nhờ có nền tảng tốt từ gia đình nên bạn ý học rất giỏi
- Quan hệ từ nguyên nhân có hại (tại). Ví dụ : Tại vì trời mưa nên đường hôm nay rất trơn
- Quan hệ từ nguyên nhân trung hòa là những quan hệ từ có thể được dùng để dẫn nối thành tố nguyên nhân với cả hai sắc thái ý nghĩa : có lợi hoặc có hại (vì, do, bởi, bởi vì).
Về cách dùng: Quan hệ từ nguyên nhân được dùng để dẫn nối các yếu tố có cấu tạo là danh từ (ngữ danh từ, đại từ), vị từ, cụm vị từ (cụm chủ vị)
Quan hệ kết quả:
Quan hệ từ chỉ kết quả chỉ xuất hiện trong 25 cấu trúc
- Về số lượng và cấu tạo: Các quan hệ từ chỉ kết quả có 3 từ, trong đó gồm 2 từ đơn (nên, mà) và 1 từ ghép (cho nên)
- Về tần suất xuất hiện: Các quan hệ từ chỉ kết quả có cấu tạo đơn gồm 22 trường hợp (chiếm 88%), quan hệ từ kết quả có cấu tạo ghép chỉ có 3 trường hợp (chiếm 12%).
- Về ý nghĩa: Các quan hệ từ kết quả “biểu thị điều sắp nêu ra là kết quả, hậu quả của điều vừa nói đến.
Trong giao tiếp cuộc sống hàng ngày, chúng ta rất hay sử dụng cặp quan hệ từ nguyên nhân – kết quả, cấu trúc nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ được dùng rất phổ biến trong lời nói. Do vậy, có thể thấy rằng vai trò quan trọng của kiểu cấu trúc này đối với việc biểu thị mối quan hệ nhân quả trong tiếng Việt (bên cạnh cấu trúc có ý nghĩa nhân quả được biểu thị bằng động từ ngữ pháp làm, khiến). Trong hệ thống giáo dục tiểu học ngày nay, việc phân tích cấu trúc câu, ngữ pháp, ngữ nghĩa của câu nói riêng và của văn bản nói chung là rất thiết yếu bởi chúng sẽ nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ và tư duy của học sinh.
Về mặt cấu tạo, thành tố nguyên nhân có cấu tạo là danh từ, ngữ danh từ, vị từ, cụm vị từ còn thành tố kết quả luôn có dạng cấu tạo là vị từ, cụm vị từ. Trong trường hợp thành tố nguyên nhân được cấu tạo bằng danh từ, ngữ danh từ về mặt nghĩa biểu hiện (nghĩa sâu) chúng đều gắn với nghĩa hoạt động, đặc điểm, tức là gắn với việc biểu thị các sự tình. Điều này phù hợp với đặc điểm của cấu trúc nhân quả (về bản chất ý nghĩa, thành tố nguyên nhân luôn biểu thị hoặc gắn với việc biểu thị các sự tình là nguyên nhân gây ra hệ quả nêu ở thành tố kết quả)
Mặc dù vị trí của thành tố nguyên nhân và thành tố kết quả trong cấu trúc nhân quả tương đối linh hoạt; tuy nhiên, theo dữ liệu khảo sát từ cấu trúc nhân quả trong Truyện đọc Tiểu học cho thấy vị trí phổ biến (điển hình) của thành tố nguyên nhân là ở sau thành tố kết quả. Điều này phản ánh bản chất thành tố phụ của thành tố nguyên nhân xét trong mối quan hệ với vị từ nêu ở thành tố kết quả.
Kết quả nghiên cứu về cấu trúc nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ giúp soi sáng thêm đặc điểm của cấu trúc nhân quả và phương thức biểu thị quan hệ nhân quả trong tiếng Việt. Đồng thời, cũng góp phần bổ sung những cứ liệu cần thiết, bổ ích cho việc nghiên cứu cấu trúc nhân quả từ góc độ loại hình học.
********************
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục