Nhiều người vẫn tin rằng, phù thủy là có thật và sự tồn tại của họ có thể làm hại nhưng cũng có thể giúp ích cho con người. Cho đến tận hôm nay, niềm tin vào sự xuất hiện của phù thủy vẫn còn tồn tại trong tín ngưỡng của một số quốc gia chủ yếu ở châu Phi và châu Á. Hãy cùng tìm hiểu xem phù thủy có thật không? và những điều thú vị về phù thủy nhé!
Phù thủy là ai?
Phù thủy (hay Pháp sư) là những người thực hành phép thuật hay thuật phù thủy, được cho là có năng lực siêu nhiên như bói toán, gọi hồn, giải hạn, chữa bệnh, nguyền rủa… Phù thủy thường bị coi là gây hại cho một cá nhân hay một tập thể, mặc dù không phải tất cả các phù thủy đều là người xấu. Thời Trung cổ, nhiều người tin rằng phù thủy có một sức mạnh lớn có thể gây ra dịch hạch và bão, gây ra băng giá và nạn ốc sên, sâu bọ hủy hoại mùa màng. Vì thế, phù thủy thường bị thiêu sống khi bị phát hiện. Nhiều phù thủy không gây hại (phù thủy trắng), họ ban phước hay giúp đỡ những người xung quanh bằng ma thuật mà họ học được.
Những người bị xem là phù thủy phần lớn là phụ nữ — đặc biệt là những góa phụ — những người không được ai bênh vực. Ngoài ra những người già, người nghèo và những phụ nữ bào chế thảo dược cũng thường được xem là phù thủy.
Quyền năng phù thủy
Trong tài liệu cổ của một du khách Ả Rập đã mô tả buổi hành lễ ở Trung Hoa. Trước đám đông, phù thủy sử dùng quả cầu gỗ có buộc dây thừng và ném lên trời. Quả cầu bay cao và biến mất, còn lại sợi dây treo lơ lửng. Sau đó phù thủy sai một cậu bé bám vào sợi dây để leo lên trời. Ít phút sau, cậu bé biến mất. Tộc trưởng đã nói gì đó với phù thủy, phù thủy lập tức dùng dao cắt dây, từng phần cơ thể của cậu bé rớt xuống đất. Quang cảnh ghê rợn làm cho những người nhìn thấy kinh hãi. Sau đó, tộc trưởng khấn vái, các bộ phận của cậu bé dính vào nhau và cậu ta sống lại bình thường.
Kinh Mật tông Phật giáo cũng đề cập đến việc các pháp sư tạo ra những đám đông và làm họ biến mất họ từ hàng nghìn năm trước. Những người theo môn phái tu luyện này cũng thừa nhận sức mạnh của bùa chú, pháp thuật và cho rằng chúng góp phần tạo thành niềm tin tôn giáo.
Những tài liệu của Ấn Độ cổ đại cũng ghi nhận vua Pàla “bằng pháp thuật của mình tạo ra thuốc trường sinh phân phát cho mọi người để những người hơn 100 tuổi trẻ lại”. Những lễ nghi của dòng Mật tông thường giữ kín nhưng không thể thiếu việc niệm chú, biểu diễn nhảy múa tôn giáo và thiền, trong đó các pháp sư (giống với vai trò của các phù thủy) sẽ cử hành các buổi hành lễ đó.
Ở Ai Cập cổ đại, người ta dùng pháp thuật chiếm niềm tin của công chúng. Pháp thuật gia Westcar Papyrus (1.700 năm trước CN) biểu diễn chặt đầu và nối lại. Những thầy tu cao cấp ở Hy Lạp thời đó dùng pháp thuật mở cửa đền và đốt sáng các ngọn đuốc mà không dùng các công cụ.
Ở châu Phi, phù thủy được xem như là phụ nữ già xấu xí, sống độc thân và hoạt động bí mật vào ban đêm, không ý thức được các hành động của mình. Họ bị coi là một mối đe dọa đối với cộng đồng vì người ta cho rằng phù thủy gây ra các tai họa ốm đau, đói kém, mất mùa,…
Ở Ghana, người ta làm một khu làng để giam giữ những người phù thủy để tránh tai họa.
Ở Nam Mỹ, các bộ tộc da đỏ có các phù thủy để trị bệnh. Họ tổ chức buổi nhảy múa quanh đống lửa, dùng pháp thuật lấy trong miệng người bệnh các bộ phận bị mắc bệnh.
Thời xa xưa, các phù thủy đã xuất hiện tại Việt Nam. Phù thủy có nhiều quyền năng: có thể gọi âm binh, luyện bùa, ngải. Phù thủy sai khiến âm binh đi làm việc đồng áng ban đêm như tát nước, tấn công trả thù người khác…
Trong thời kỳ Trung cổ
Trong Kitô giáo và Hồi giáo, ma thuật có xu hướng bị gắn với dị giáo và bội giáo và bị xem là xấu xa. Giới lãnh đạo Công giáo, Tin Lành và thế tục ở châu Âu thời Hậu kỳ Trung cổ/Cận đại lo ngại về sự lan truyền mạnh của thuật phù thủy và dẫn đến những cuộc săn lùng phù thủy quy mô lớn. Cuốn sách Malleus Maleficarum (Cái búa của phù thủy) là sổ tay về săn lùng phù thủy, do hai tu sĩ người Đức Heinrich Kramer và Jacob Sprenger viết vào năm 1486, được cả người Công giáo và Tin Lành sử dụng. Cuốn sách được các tòa án thế tục khắp châu Âu thời Phục hưng sử dụng nhưng tòa án dị giáo cảnh báo việc tin tưởng vào nó, sách cũng bị Giáo hội Công giáo lên án là sai lầm ngay từ năm 1490.
Tác gia vô thần Sam Harris dẫn chứng rằng số lượng các phù thủy bị thiêu tại châu Âu là khoảng 100.000 người, ít hơn nhiều so với các ước lượng phóng đại lên tới hàng triệu.
Phù thủy có thật không?
Ngày nay, nhờ sự phát triển của khoa học, người ta đã lý giải được nhiều pháp thuật của phù thủy chỉ là những màn ảo thuật hoặc cách tạo ra các tác động tâm lý. Nhưng dù sao, phù thủy và các pháp thuật của họ vẫn là một thế giới bí ẩn đầy hấp dẫn. Nó là chất liệu cho rất nhiều tác phẩm nghệ thuật, mà điển hình nhất là thế giới phù thủy của cậu bé Harry Potter.
Trên thế giới, duy nhất có lễ hội phù thủy được tổ chức vào ngày 1/5 hằng năm tại thành phố Gossnal (Đức). Có hàng trăm phù thủy ở khắp các châu lục về đây trình diễn những màn pháp thuật do họ luyện được. Ở đây có một viện bảo tàng về các dụng cụ của phù thủy qua các thời kỳ. Hà Lan có trường dạy các pháp thuật phù thủy, sau khi tốt nghiệp các phù thủy sẽ được cấp chứng chỉ. Giá của khóa học khá đắt, lên tới hơn 2.000 euro. Một trong những yêu cầu của các phù thủy là không được dùng pháp thuật để hại người và phải tuân thủ theo pháp luật.
Sự thật thú vị về thế giới phù thủy
1. Hầu hết phù thủy không bị thiêu trên cột
Khi nói về cuộc hành quyết các phù thủy, hẳn nhiều người trong chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh một người phạm tội bị trói buộc trên giàn thiêu và xung quanh là đám đông xì xào bàn tán cùng cái nhìn giận dữ.
Nhưng sự thật, những người bị buộc tội là phù thủy không bị hành quyết bằng phương pháp thiêu mà họ thường bị treo cổ. Trong phiên tòa xét xử phù thủy vào năm 1692, không ai bị kết án “chết cháy” mà hầu hết họ được tuyên án xử tội treo cổ.
Một phương pháp khác được áp dụng để xử tội phù thủy trong phiên tòa xét xử này đó là “ép” họ tới chết bằng những tảng đá lớn. Nạn nhân của cách hành quyết đó là Giles Corey. Mặc dù ông phản bác lại tội trạng sử dụng yêu thuật nhưng tòa án đã ép ông phải nhận tội.
Quá trình “ép nhận tội” này được thực hiện một cách khá bài bản. Họ đặt lên người ông một tấm gỗ to sau đó đặt đá lên. Số lượng đá sẽ tăng dần nếu ông còn ngoan cố không chịu nhận tội. Và ông đã chết sau khi cố gắng cầm cự và chịu đau đớn trong 2 ngày.
2. Không phải phù thủy nào cũng là người xấu
Chúng ta thường cho rằng, hình ảnh phổ biến của một phù thủy đó là: một người phụ nữ già xấu xí với mụn cơm trên mặt, cưỡi chổi và khoác trên mình chiếc áo choàng đen cùng chiếc nón chóp nhọn.
Tuy nhiên, những ai đã quen thuộc với “Những phù thủy xứ Oz” đều biết, bên cạnh phù thủy “xấu” cũng có phù thủy “tốt”. Trong lịch sử, phù thủy tốt (hay phù thủy trắng) là những người có lòng tốt bụng, luôn đi cứu chữa bệnh cho mọi người chứ không phải như những mụ phù thủy chuyên gây rắc rối.
Nhưng trong biên niên sử Narnia, nhà văn C.S. Lewis đã đảo ngược quan điểm này khi ông tạo hình một phù thủy trắng nhưng lại có trái tim băng giá và độc ác.
3. Phù thủy không nhất thiết phải là nữ
Bắt nguồn từ việc trọng nam khinh nữ, nhiều người tin rằng, phụ nữ nhạy cảm hơn với nghệ thuật hắc ám và sự cám dỗ của ma quỷ nên nhiều khả năng trở thành phù thủy hơn. Trong chuỗi quy luật được viết bởi vua Wessex Alfred Đại đế vào năm 893 có quy định rằng, phù thủy là một phạm trù dành riêng cho nữ giới.
Tuy nhiên, sự thật là, không chỉ riêng nữ giới, cánh đàn ông cũng thực hiện nhiều phép thuật và họ được gọi bằng cái tên khác như là thầy pháp hoặc thuật sĩ.
Đã có vô số phụ nữ và nam giới bị bức hại bừa bãi vì bị cho là phù thủy trong suốt lịch sử. Trong các phiên tòa xét xử phù thủy tại Đức kéo dài từ năm 1581 – 1593, đã có tổng cộng 368 người đã bị hành quyết và dẫn đầu số nạn nhân đó là những người đàn ông.
Họ bao gồm rất nhiều thành phần như linh mục, thẩm phán, ủy viên hội đồng… “Những phù thủy” này bị kết án và hỏa thiêu với những lý do hết sức ngẫu nhiên chẳng hạn như đi lang thang một mình trong đêm, hay chỉ đơn giản hơn vừa đi vừa ngân nga bài hát nào đó.
4. Không bằng chứng xác thực nhưng bị kết luận là phù thủy
Trong các phiên tòa xử phù thủy ở Salem, hầu hết bằng chứng được đưa ra để cáo buộc người đó là “phù thủy” chỉ là những bóng ma. Các nhân chứng kể lại rằng, họ thấy linh hồn của người bị kết tội xuất hiện trong giấc mơ của mình nhưng cơ thể của bị cáo lại ở một nơi khác. Lúc đó, phần “người” của phù thủy đó đang làm những điều ác.
Qua lời kể đó, phiên tòa sẽ nhận định, chính ma quỷ cùng tay sai của nó đã đưa lối linh hồn, điều khiển người đó đi lạc lối. Không chỉ vậy, một vài bằng chứng khác cũng được sử dụng để buộc tội, đó là những “dấu ấn phù thủy” trên cơ thể họ. Tuy nhiên, theo nghiên cứu hiện đại đã cho thấy, các dấu hiệu được nói đến khi đó chỉ là những vết thương nhỏ trên da hoặc dị tật bẩm sinh mà thôi.
5. Phù thủy không chỉ đội mũ nhọn
Hình ảnh rập khuôn thường được biết đến về phù thủy là một bà già xấu xí đội chiếc mũ đen, cao, nhọn, rộng vành. Nhưng trên thực tế, đã có những giả thuyết, bằng chứng chỉ ra, phù thủy không chỉ đội những chiếc mũ nhọn hoắt như vậy.
Một trong những bằng chứng đưa ra đó là ở những tranh khắc gỗ thời Trung cổ, hình ảnh phù thủy hiện lên trong trang phục phù hợp với thời đại đó, bao gồm khăn trùm đầu và mũ kiểu khác nhau. Nhiều phù thủy còn để đầu trần, với những lọn tóc bay trong gió.
Video về phù thủy
Kết luận
Hy vọng bài viết đã giúp các bạn biết được phù thủy có thật không? và những điều thú vị về phù thủy. Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp