Các trang blog du lịch đánh giá đảo Phú Quốc “là định nghĩa về thiên đường”. Bãi biển cát trắng, làn nước xanh biếc và những rặng dừa trải dài tạo cho du khách cảm giác thanh bình, yên tĩnh. Ít có một địa chỉ du lịch nào mà thiên nhiên hội tụ, giao hòa lạ lùng như thế. Phú Quốc hấp dẫn cả bởi cảnh sắc, con người và vật phẩm thiên nhiên. Mời các bạn cùng Trường THPT Ngô Thì Nhậm tìm hiểu Phú quốc thuộc tỉnh nào? Phú Quốc thuộc miền nào? trong bài viết sau đây nhé!
Phú Quốc thuộc tỉnh nào?
Phú Quốc là một hòn đảo nằm trong vịnh Thái Lan và là đảo lớn nhất Việt Nam.
Về hành chính, đảo Phú Quốc cùng với các đảo nhỏ hơn ở lân cận và quần đảo Thổ Chu cách 55 hải lý về phía tây nam hợp thành thành phố đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Thành phố Phú Quốc được thành lập vào đầu năm 2021 trên cơ sở huyện đảo Phú Quốc trước đây và là thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam.
Đảo Phú Quốc nằm trong vịnh Thái Lan, phía tây nam của Việt Nam. Phú Quốc trải dài từ vĩ độ: 9°53′ đến 10°28′ vĩ bắc và kinh độ: 103°49′ đến 104°05′ kinh đông. Phú Quốc cách thành phố Rạch Giá 120 km và cách thành phố Hà Tiên 45 km. Nhìn trên bản đồ, Phú Quốc có hình dáng con cá đang vẫy đuôi trong vịnh Thái Lan.
Thành phố Phú Quốc có diện tích 589,27 km², dân số năm 2020 là 144.460 người, mật độ dân số đạt 245 người/km².
Vùng biển Phú Quốc có 22 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quốc lớn nhất có diện tích 567 km² (56.700 hecta), dài 49 km, nơi rộng nhất (ở phía bắc đảo) 25 km, nơi hẹp nhất (ở phía nam đảo) 3km. Điểm cao nhất tới 603m (núi Chúa). Địa hình thiên nhiên thoai thoải chạy từ bắc xuống nam với 99 ngọn núi đồi. Phần các vùng biển quanh đảo nông có độ sâu chưa đến 10 m. Tuy nhiên, cụm đảo nhỏ của cảng An Thới bị ngăn cách hẳn với phần mũi phía nam của đảo Phú Quốc bởi một eo biển có độ sâu tới hơn 60 m.
Năm 1671, một người Hoa tên Mạc Cửu (Mạc Kính Cửu), quê ở Lôi Châu tỉnh Quảng Đông, mang cả gia đình, binh sĩ và một số sĩ phu khoảng 400 người lên thuyền rời khỏi Phúc Kiến. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển cả, phái đoàn Mạc Cửu đổ bộ lên một vùng đất hoang trong vịnh Thái Lan. Sau khi dò hỏi và biết vùng đất này thuộc ảnh hưởng Chân Lạp, phái đoàn liền tìm đường đến Oudong xin tị nạn, nhưng lúc đó nội bộ Chân Lạp có loạn. Mạc Cửu gặp Nặc Ông Thu (Ang Sur, Jayajettha III) và ở lại hợp tác cho đến năm 1681. 1680, Mạc Cửu đã lập ấp rải rác từ Vũng Thơm, Trủng Kè, Cần Vọt, Rạch Giá, Cà Mau. Hà Tiên trở thành thương cảng quan trọng, thôn ấp định cư nằm sát mé biển, thuận tiện cho ghe thuyền tới lui, hoặc ở đất cao theo Giang thành, sông Cái Lớn, sông Gành Hào, Ông Đốc để canh tác.
Trước năm 1975 dân số trên đảo chỉ hơn 5000 người. Sau năm 1975, dân số trên đảo tăng lên nhanh chóng do hiện tượng di dân. Đến năm 2015, theo thống kê của tỉnh Kiên Giang dân cư sinh sống trên đảo đã lên đến trên 101.407 người, với mật độ dân số là 172 người/km².
Đến 1/4/2019, dân số của huyện Phú Quốc là 146.028 người, mật độ dân số đạt 247 người/km² với 75.862 người là dân thành thị. Hiện nay trên địa bàn huyện đảo Phú Quốc đã và đang hình thành một số khu đô thị mới khu đô thị InterContinental Phú Quốc, khu đô thị Bắc Dương Đông..
Do vị trí đặc điểm của Đảo Phú Quốc nằm ở vĩ độ thấp lại lọt sâu vào vùng vịnh Thái Lan, xung quanh biển bao bọc nên thời tiết mát mẻ mang tính nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia hai mùa rõ rệt, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 âm lịch đến tháng 4 âm lịch năm sau và mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 âm lịch đến tháng 10 âm lịch năm sau. Mùa khô: Đảo Phú Quốc chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc có cường độ tương đối mạnh, tốc độ gió trung bình 3,2 m/s. Khi gió Đông Bắc mạnh, tốc độ đạt từ 20 đến 24 m/s. Mùa khô có độ ẩm trung bình 78%. Nhiệt độ cao nhất 35 độ C vào tháng 4 và tháng 5. Nhiệt độ trung bình khoảng 27 – 28 độ C.
Mùa mưa: Đảo Phú Quốc là cửa ngõ đón gió mùa Tây – Tây Nam, tốc độ gió trung bình 4,5 m/s. Mùa mưa mây nhiều, độ ẩm cao, từ 85 đến 90%. Lượng mưa trung bình là 414 mm/tháng. (Cả năm trung bình là 3000 mm). Trong khu vực Bắc đảo có thể đạt 4000 mm/năm; có tháng mưa kéo dài 20 ngày liên tục.
Phú Quốc có bao nhiêu xã/phường/thị trấn?
– Cuối năm 2019, huyện Phú Quốc có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 02 thị trấn cụ thể: Dương Đông (huyện lỵ), An Thới và 08 xã bao gồm Bão Thơm, Cửa Cạn, Cửa Dương, Dương Tơ, Gành Dầu, Hàm Ninh, Hòn Thươm, Thổ Châu.
– Năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1109/NQ-UBTVQH14, theo đó:
+ Thành lập Phường An Thới trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của thị trấn An Thới và xã Hòn Thơm.
+ Thành lập phường Dương Đông trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của trhij trấn Dương Đông.
+ Thành lập thành phố Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và 179.480 người của huyện Phú Quốc.
Phú Quốc thuộc miền nào?
– Phú Quốc là một hòn đảo nằm trong vịnh Thái Lan cũng là đảo lớn nhất Việt Nam. Phú Quốc là hòn đảo du lịch lớn nhất tại nước ta thuộc huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Phú Quốc đã nổi tiếng với du khách trong và ngoài nước được mệnh danh là hòn đảo ngọc trên vùng biển Tây Nam của Tổ quốc.
Chính vì thế, Phú Quốc thuộc miền Nam nước ta.
– Về hành chính, đảo Phú Quốc cùng với các đảo nhỏ hơn ở lân cậnh và quần đảo Thổ Chu cách 55 hải lý về phía Tây Nam hợp thành thành phố Phú quốc. Đây cũng là thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam.
Sự phát triển của Phú Quốc
Phú Quốc từng được biết đến là một “địa ngục trần gian” với khu nhà tù mà thực dân Pháp đã cho xây dựng trong thời kỳ đô hộ Việt Nam. Nhà tù này khét tiếng về các đòn tra tấn hiểm độc và các “chuồng Cọp” trong thời gian Chiến tranh Việt Nam.
Nếu đã một lần may mắn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ đầy quyến rũ mà hòn đảo lớn nhất Việt Nam này hiện đang sở hữu, bạn sẽ hiểu tại sao Phú Quốc luôn được gắn với cụm từ “thiên đường đảo ngọc”. Và hiểu vì sao du lịch Phú Quốc luôn nằm trong danh sách 10 điểm đến hấp dẫn nhất mà du khách quốc tế chọn lựa khi có cơ hội đặt chân lên dải đất hình chữ S xinh đẹp của chúng ta.
Đảo ngọc Phú Quốc vẫn giữ nguyên nét hoang sơ và bầu không khí tươi mát, trong lành dù lượng du khách ghé thăm ngày một thêm đông đảo. Không chỉ hút hồn khách du lịch bởi những Bãi Sao, Bãi Dài, Bãi Khem, mũi Gành Dầu, Dinh Cậu, suối Tranh, suối Đá Bàn, suối Đá Ngọn…, hòn đảo yên bình này còn sở hữu Vườn Quốc gia Phú Quốc, làng chài cổ Hàm Ninh, các nhà thùng sản xuất nước mắm đặc sản, xưởng chế tác ngọc trai hay những vườn hồ tiêu xanh bạt ngàn… Khu Dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang (bao gồm cả huyện đảo này) đã được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 2006.
Như viên ngọc bích giữa biển, Phú Quốc đang có tất cả thiên thời, địa lợi, nhân hòa… để trở thành một thiên đường nghỉ dưỡng. Tất cả đang tận tâm, tận lực để đảo ngọc nhanh chóng chuyển mình trở thành thiên đường du lịch, đặc khu kinh tế.
Chia tay Phú Quốc trong lòng mỗi du khách vẫn còn lưu luyến về một thiên đường hạ giới giữa biển khơi muôn trùng.
Phát triển du lịch tại đảo Phú Quốc?
Phú Quốc hiện đang vươn mình và phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những vùng có thu nhập bình quân xếp thứ hạng cao. Vô vàn những dự án đầu tư hàng tỷ đô được đổ vào “đảo thiên đường”, kéo theo đó là sự đối ngoại ngày càng được nhân rộng.
Đường bờ biển có tổng chiều dài khoảng 150km với 22 đảo lớn nhỏ khác nhau, Phú Quốc được mẹ thiên nhiên ban tặng cho những bãi tắm đẹp rực rỡ như bãi Dài, bãi Sao, bãi Khem,… Ngoài ra, đảo còn bảo tồn hơn 7000 héc-ta rừng nguyên sinh, thảm thực vật phong phú, đa dạng.
Đảo Phú Quốc cùng khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 2016. Vườn Quốc gia Phú Quốc còn là nơi sinh sống của rất nhiều loài động vật quý hiếm, nằm trong sách đỏ Việt Nam.
Cáp treo Hòn Thơm với chiều dài 7899,9m được công nhận là cáp treo vượt biển dài nhất thế giới. Cáp có ba dây nối từ phường An Thới đến đảo Hòn Rỏi, hòn Thơm, hòn Dừa. Hãy tận hưởng cảm giác được hòa mình vào thiên nhiên, bồng bềnh trôi nổi như mây khi ngồi trên tuyến cáp treo này.
Phú Quốc thu hút rất nhiều sự đầu tư từ các ông lớn như Vin Group, Bim Group, Sun Group,… Nơi đây đang phát triển vượt bậc về khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng 5 sao. Thêm vào đó là những dịch vụ tiện ích trải nghiệm vô cùng hấp dẫn.
Dù phát triển nhưng Phú Quốc rất tập trung vào việc bảo tồn vẻ đẹp hoang dã của thiên nhiên và môi trường biển. Quả không ngoa khi nói Phú Quốc là “đảo thiên đường” tại Việt Nam – một trong những địa điểm xứng đáng đặt chân đến nhất trên thế giới.
Bản đồ hướng dẫn du lịch đảo Phú Quốc
Do đây là hòn lớn nhất ở nước ta nên để có thể khám phá được hết các vẻ đẹp của hòn đảo không phải một chuyện đơn giản. Do đó mà việc bạn cần có một tấm bản đồ hay một cuốn cẩm nang du lịch Phú Quốc sẽ giúp du khách có thể dễ dàng và thoải mái trong việc khám phá hòn đảo xinh đẹp này. Bản đồ du lịch Phú Quốc
Từ hình ảnh bản đồ Phú Quốc ở trên, các bạn có thể thấy rằng đảo có địa hình trải dài xuống phía Nam và phình ra phía Tây. Khu vực phía Bắc đảo là nơi tập trung các khu rừng nguyên sinh với hệ sinh thái đa dạng và phong phú. Còn phía nam của đảo thì lại tập trung khá nhiều các bãi biển có vẻ đẹp hoang sơ và đầy cuốn hút.
Thị trấn Dương Đông có một vị trí vô cùng thuận lợi khi nằm giữa trung tâm đảo Phú Quốc. Từ đây, du khách có thể đi theo nhiều hướng khác nhau tới các địa điểm du lịch.
Đi ngược lên hướng Bắc, du khách sẽ được tận hưởng một bầu không khí mát mẻ, trong lành, phù hợp với một chuyến đi nghỉ dưỡng. Nếu như bạn muốn vui chơi thỏa thích ở các bãi biển đẹp thì phía Nam chính là sự lựa chọn chính xác nhất.
Dưới đây là một vài tuyến đường chính dẫn bạn tham khảo để đi tham quan các địa điểm du lịch Phú Quốc.
– Quốc lộ 46: Đây là con đường chính nối hai thị trấn Dương Đông và An Thới lại với nhau. Nếu du khách đi theo tuyến đường này sẽ được ghé qua một số điểm tham quan nổi tiếng tại Phú Quốc. Một trong số đó có thể kể đến như di tích lịch sử nhà tù Phú Quốc, Bãi Sao, Bãi Khem và Cảng An Thới. Người dân ở thường gọi còn đường này là đường “Nguyễn Văn Cừ”.
– Quốc lộ 47: Quốc lộ này nối liền thị trấn Dương Đông với hai xã là Hàm Ninh và Dương Tơ. Con đường này cũng dẫn đến Quốc lộ 46 đấy.
– Đường Nguyễn Trung Trực: Từ thị trấn Dương Đông, du khách có thể tới xã Bãi Thơm bằng con đường này.
– Tuyến đường Dương Đông- Cửa Cạn- Gành Dầu : Đoạn đường này nối liền thị trấn Dương Đông với hai xã là Gành Dầu và Cửa Cạn. Đi dọc tuyến đường này, du khách có thể ghé thăm qua các địa điểm du lịch như Bãi Dài, biển Gành Dầu, bãi biển Vũng Bầu, biển Cửa Cạn và Bãi Ông Lang.
– Đường Suối Cái – Mũi Dương: Tuyến đường này là một con đường đất đỏ, sau đó nó sẽ dẫn bạn đến đường mòn của Rừng Quốc gia Phú Quốc. Bạn cũng có thể di chuyển từ xã Gành Dầu hoặc đường Nguyễn Trung Trực.
– Đường Trần Hưng Đạo: Nếu bạn định ra khu vực bãi biển Long Beach thì đây chính là con đường mà cần đi
– Đường 30 Tháng 4: Một trong những tuyến đường chính ở thị trấn Dương Đông sẽ đưa bạn đến đền Dinh Cậu, Quốc lộ 47, đường Hùng Vương và đường Trần Hưng Đạo.
Video về Phú Quốc nằm ở tỉnh nào
Kết luận
Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn có thêm thông tin về hòn đảo ngọc Phú Quốc của Việt Nam, chúc các bạn có những chuyến du lịch vui vẻ và an toàn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp