Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế gồm những thành phần nào?
Câu hỏi: Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế gồm những thành phần nào?
Trả lời: Phong trào Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế gồm 3 thành phần: Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế, Hiệp Hội CTĐ-TLLĐ Quốc tế, Các Hội CTĐ/TLLĐ quốc gia
Giải thích:
Phong trào Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế là một phong trào nhân đạo quốc tế với khoảng 97 triệu tình nguyện viên, thành viên và nhân viên trên toàn thế giới được thành lập để bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của con người, để đảm bảo tôn trọng mọi người, nhằm ngăn chặn và làm giảm bớt đau khổ của con người.
Phong trào này bao gồm một số tổ chức riêng biệt độc lập về mặt pháp lý với nhau, nhưng được hợp nhất trong phong trào thông qua các nguyên tắc cơ bản chung, mục tiêu, biểu tượng, đạo luật và tổ chức quản lý.
Phong trào Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế gồm 3 thành phần:
1. Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế: thành lập năm 1863, là thành viên sáng lập Phong trào CTĐ-TLLĐ quốc tế. Ngoài các hoạt động bảo vệ và giúp đỡ nạn nhân chiến tranh, Ủy ban còn là cơ quan vận động và giám hộ việc phổ biến Luật Nhân đạo Quốc tế và theo dõi việc thực hiện những nguyên tắc cơ bản. Ủy ban cùng hợp tác với Hiệp Hội CTĐ-TLLĐ Quốc tế tổ chức các hội nghị theo điều lệ của Phong trào.
2. Hiệp Hội CTĐ-TLLĐ Quốc tế: thành lập năm 1919, hoạt động trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Phong trào, tạo điều kiện và động viên các Hội quốc gia cải thiện tình trạng cho những người có khó khăn nhất. Hiệp Hội chỉ đạo và phối hợp việc cứu trợ quốc tế cho các nạn nhân do thiên tai và thảm họa công nghiệp, cho người tỵ nạn và cấp cứu y tế. Hiệp Hội là đại diện cho các Hội quốc gia trên trường quốc tế, huy động sự hợp tác giữa các Hội quốc gia, tăng cường năng lực cho các Hội quốc gia và thực hiện các chương trình Ắc quy khô xe máy phòng chống thiên tai, chăm sóc sức khỏe và cứu trợ xã hội.
3. Các Hội CTĐ/TLLĐ quốc gia: hoạt động theo nội dung và nguyên tắc của Phong trào. Các Hội quốc gia hỗ trợ cho các chính phủ trong các hoạt động nhân đạo, cụ thể là các chương trình phòng chống thiên tai, chăm sóc sức khỏe và cứu trợ xã hội. Trong thời gian có chiến tranh, các Hội quốc gia giúp đỡ nạn nhân dân thường và nếu có thể hỗ trợ các đơn vị quân y bán đất biên hòa. Tính đến nay đã có 186 Hội CTĐ, TLLĐ các nước là thành viên của Phong trào.
Ngày 24 tháng 6 năm 1859 ở Solferino, một thành phố miền Bắc nước Ý, một cuộc chiến khốc liệt diễn trong vài giờ đồng hồ giữa lực lượng quân đội liên minh của Pháp và Ý chống lại quân chiếm đóng Áo đã để lại 40.000 người chết và bị thương. Quân y của các bên tham chiến không đủ lực lượng để giải quyết tình trạng quá nhiều người bị thương.
Cảnh tượng trên đã khiến một thương gia Thụy Sĩ tên là Jean Henry Dunant kinh hoàng khi vô tình được chứng kiến. Ông đã kêu gọi dân chúng địa phương giúp đỡ người bị thương bất kể họ là người của bên nào.
Khi trở về Thụy Sĩ, Henry Dunant không thể nào quên những điều rùng rợn mà ông đã được chứng kiến. Ông đã viết lại những điều này trong một cuốn sách có tên gọi Ký ức về Solferino. Cuốn sách được hoàn thành vào năm 1862. Trong nội dung cuốn sách, Dunant đưa ra 2 ý tưởng:
a) Thành lập tại mỗi quốc gia một Hội Cứu trợ bao gồm những người tình nguyện, những người danh tiếng, những chính khách có tên tuổi để chăm sóc những người bị thương khi có chiến tranh.
b) Vận động một thoả thuận quốc tế bảo vệ những binh lính bị thương trên chiến trường và những người chăm sóc họ.
Henry Dunnt đã in cuốn sách bằng tiền riêng của mình và gửi tới các vị quốc vương ở châu Âu, tới các nhà chính trị, sĩ quan quân đội, những nhà hảo tâm và bạn bè. Điều này đã nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt của nhân dân châu Âu, những người không có chút khái niệm nào về thực tế khốc liệt của chiến tranh đã bị kinh hoàng khi đọc những trang viết về Solferino.
Ông Gustave Moynier, một luật sư và vào thời gian đó là Chủ tịch của Hội Cứu trợ Cộng đồng Geneva đã cảm động sâu sắc khi đọc cuốn “Ký ức về Solfferino”. Ngay sau đó ông đã đề nghị Dunant nên nhóm họp các thành viên của Hội để bàn bạc về đề xuất của mình. Tại cuộc họp, một Uỷ ban Năm người được thành lập, gồm: Dunant và Moynier, Tướng Guillaume Henri Dufour, Tiến sĩ Louis Appia và Tiến sĩ Theodore Maunoir, tất cả đều là công dân Thụy Sĩ. Kỳ họp lần thứ nhất của Uỷ ban này vào ngày 17 tháng 2 năm 1863 đã thông qua tên gọi “Uỷ ban quốc tế cứu trợ những người bị thương”.
Trong thời gian sau đó, “Uỷ ban Năm người” này đã xúc tiến tổ chức một Hội nghị quốc tế vào tháng 10 năm 1863 tại Geneva, tập hợp đại diện của 16 quốc gia. Hội nghị đã thông qua biểu tượng phân biệt – một chữ thập đỏ trên nền trắng – để nhận biết và bảo vệ những người giúp đỡ những binh sĩ bị thương trên chiến trường.
Năm 1875, “Uỷ ban quốc tế cứu trợ những người bị thương” đổi tên thành Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế là tổ chức khởi xướng Phong trào Chữ thập đỏ Quốc tế. Để ghi nhớ công lao của người sáng lập Phong trào, ngày sinh của Henry Dunant 8/5 đã được lấy làm Ngày Quốc tế Chữ thập đỏ
********************
Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp