Một số khái niệm liên quan đến dân tộc được quy định tại Nghị định 05/2011 của Chính phủ như sau:
– Công tác dân tộc: bao gồm các hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực dân tộc nhằm tác động và tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc thiểu số cùng phát triển, đảm bảo sự tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
– Dân tộc đa số: là dân tộc mà theo điều tra dân số quốc gia có số dân chiếm trên 50% trong tổng dân số của cả nước.
– Dân tộc thiểu số: là dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ đất nước
– Dân tộc thiểu số có khó khăn đặc biệt: là dân tộc có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo ba tiêu chí:
+ Tỷ lệ hộ nghèo trong thôn, bản chiếm trên 50% so với tỷ lệ hộ nghèo của cả nước
+ Các chỉ số phát triển về giáo dục đào tạo, sức khoẻ cộng đồng, chất lượng dân số đạt dưới 30% so với mức trung bình của cả nước
+ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu chất lượng thấp, mới đáp ứng mức tối thiểu phục vụ đời sống dân cư.
– Dân tộc thiểu số rất ít người: là dân tộc có số dân dưới 10.000 người.
Những đặc trưng chủ yếu của dân tộc
Dân tộc hoàn toàn khác với các hình thức cộng đồng người đã hình thành từ trước khi xã hội có giai cấp như thị tộc, bộ lạc. Đồng thời, dân tộc cũng khác với bộ tộc, một hình thức cộng đồng khá phổ biến ở phương Tây trước khi dân tộc hình thành. Tổng hòa các đặc trưng cơ bản về lãnh thổ, ngôn ngữ, kinh tế, văn hóa, tâm lý, tính cách, nhà nước và pháp luật thống nhất làm cho cộng đồng dân tộc là hình thức phát triển nhất và bền vững hơn bất cứ hình thức cộng đồng nào trong lịch sử vậy Dân tộc nói chung và dân tộc Việt Nam có đặc điểm nổi bật gì?
Như phân tích ở trên ta thấy Dân tộc có những đặc điểm sau:
– Có tính thống nhất về ngôn ngữ: có thể hiểu mỗi dân tộc sẽ có một ngôn ngữ một tiếng mẹ để thống nhất riêng hoặc họ cũng có thể dùng nhiều ngon ngữ khác nhau để giao tiếp. Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng nó vừa là công cụ giao tiếp kết nối các thành viên trong cộng đồng dân tộc, vừa là một phương tiện giao lưu văn hóa giữa các tộc người. Mỗi cộng đồng tộc người có thể có ngôn ngữ riêng. Song, ở mỗi quốc gia, dân tộc đều có một ngôn ngữ thống nhất để sử dụng chung cho tất cả các cộng đồng tộc người trong quốc gia, dân tộc đó.
– Cộng đồng về kinh tế: Trước đây vào thời đồ đá nền kinh tế chúng ta chưa phát triển ông cha chỉ sử dụng những công cụ có cạnh sắt , đầu nhọn hoặc một mặt để đập và dần dần đến đến thế kỷ hiện nay nền kinh tế ngày một phát triển vai trò của nhân tố kinh tế nagfy một tăng cường, theo Angghen thì Các giai cấp và tầng lớp xã hội này có quan hệ kinh tế chặt chẽ trong một hệ thống kinh tế thống nhất hình thành trên địa bàn dân tộc, đó là hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa. Những mối liên hệ kinh tế làm tăng tính thống nhất, ổn định, bền vững của cộng đồng người sống trong một lãnh thổ rộng lớn. Những mối liên hệ kinh tế thường xuyên và mạnh mẽ đặc biệt là mối liên hệ thị trường đã làm tăng tính thông nhất, tính ổn định, bền vững của cộng đồng người đông đảo sống trong lãnh thổ rộng lớn.
– Mang tính lãnh thổ cụ thể như sau: Trong pháp luật quốc tế và cả pháp luật mà Việt nam là thành viên thì lãnh thổ được hiểu là vùng đất, vùng trời, vùng biển và hải đảo sẽ thuộc chủ quyền hoàn toàn đầy đủ của một quốc gia dân tộc. Dân tộc độc lập thì lãnh thổ ắt sẽ đọc lập, từ thười ông cha ta ngày xưa đã khẳng định đất nước ta là một nước toàn vẹn lãnh thổ và dân tộc độc lập đoàn kết bảo vệ chủ quyền dân tộc là một nguyên tắc bất biến nên việc khẳng định Dân tộc mang tính cộng đồng lãnh thổ là có căn cứ.