Nghiên cứu khoa học là gì?
Nghiên cứu khoa học là hành động tìm hiểu, quan sát, thí nghiệm… dựa trên những số liệu, dữ liệu, tài liệu thu thập được để phát hiện ra bản chất, quy luật chung của sự vật, hiện tượng, tìm ra những kiến thức mới hoặc tìm ra những ứng dụng kỹ thuật mới, những mô hình mới có ý nghĩa thực tiễn.
Người muốn làm nghiên cứu khoa học phải có những kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu nhưng chủ yếu là phải rèn luyện cách làm việc tự lực và có phương pháp. Do đó, là sinh viên với những kiến thức hạn chế thực hiện nghiên cứu càng phải phát huy khả năng tự học để trau dồi những kiến thức cần thiết, đồng thời việc lựa chọn đề tài nên phù hợp với khả năng của mình.
Một số khái niệm trong nghiên cứu khoa học
– Đề tài nghiên cứu (research project): là hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học do một người hoặc một nhóm người thực hiện để trả lời những câu hỏi mang tính học thuật hoặc ứng dụng vào thực tế. Mỗi đề tài nghiên cứu có tên đề tài (research title), là phát biểu ngắn gọn và khái quát về các mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
– Nhiệm vụ nghiên cứu (research topic): là những nội dung được đặt ra để nghiên cứu, trên cơ sở đã xác định tên đề tài nghiên cứu.
– Đối tượng nghiên cứu (research focus): là bản chất cốt lõi của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong đề tài nghiên cứu.
– Mục tiêu nghiên cứu (research objective): những nội dung cần được xem xét và làm rõ trong khuôn khổ đối tượng nghiên cứu đã xác định nhằm trả lời câu hỏi “Nghiên cứu cái gì?”. Dựa trên mục tiêu, các câu hỏi nghiên cứu được xây dựng.
– Mục đích nghiên cứu (research purpose): ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu. Mục đích trả lời câu hỏi “ Nghiên cứu nhằm vào việc gì?” hoặc “ Nghiên cứu để phục vụ cho cái gì?”.
– Khách thể nghiên cứu (research population): là sự vật chứa đựng đối tượng nghiên cứu. Khách thể nghiên cứu có thể là một không gian vật lý, một quá trình, một hoạt động, hoặc một cộng đồng.
– Đối tượng khảo sát (research sample): là mẫu đại diện của khách thể nghiên cứu.
– Phạm vi nghiên cứu (research scope): sự giới hạn về đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát và thời gian nghiên cứu (do những hạn chế mang tính khách quan và chủ quan đối với đề tài và người làm đề tài).
Phân loại nghiên cứu khoa học
Phân loại theo chức năng nghiên cứu
– Nghiên cứu mô tả (Descriptive research): nhằm đưa ra một hệ thống tri thức giúp con người phân biệt các sự vật, hiện tượng xung quanh; bao gồm mô tả định tính và mô tả định lượng, mô tả một sự vật, hiện tượng riêng lẻ hoặc so sánh giữa nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau.
Ví dụ: Nghiên cứu sở thích của khách du lịch khi đến thăm thành phố Hồ Chí Minh.
– Nghiên cứu giải thích (Explanatory research): nhằm làm rõ các qui luật chi phối các hiện tượng, các quá trình vận động của sự vật.
Ví dụ: Nghiên cứu những lý do khiến khách du lịch ít quay lại để tham quan, du lịch thêm nhiều lần nữa.
– Nghiên cứu dự báo (Anticipatory research): nhằm chỉ ra xu hướng vận động của các hiện tượng, sự vật trong tương lai.
Ví dụ: Nghiên cứu các xu hướng của ngành du lịch trong 10 năm tới.
– Nghiên cứu sáng tạo (Creative research): nhằm tạo ra các qui luật, sự vật, hiện tượng mới hoàn toàn.
Ví dụ: Nghiên cứu mối liên hệ giữa kết quả học tập với thời gian lướt facebook của sinh viên.
Phân loại theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu
– Nghiên cứu cơ bản (Fundamental research): nghiên cứu nhằm phát hiện thuộc tính, cấu trúc bên trong của các sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ.
– Nghiên cứu ứng dụng (Applied research): vận dụng thành tựu của các nghiên cứu cơ bản để giải thích sự vật, hiện tượng; tạo ra các giải pháp, qui trình công nghệ, sản phẩm để áp dụng vào đời sống và sản xuất.
Ví dụ: Nghiên cứu những giải pháp nhằm nâng cao lượng khách hàng đến mua sản phẩm tại cửa hàng.
– Nghiên cứu triển khai (Implementation research): vận dụng các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng để tổ chức triển khai, thực hiện ở qui mô thử nghiệm.
Ví dụ: Nghiên cứu thử nghiệm việc áp dụng Quy định về thời gian tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên.
Phân loại theo lĩnh vực nghiên cứu
– Khoa học tự nhiên
– Khoa học kỹ thuật và công nghệ
– Khoa học y, dược
– Khoa học nông nghiệp
– Khoa học xã hội
– Khoa học nhân văn
Phân loại theo phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu định tính
– Phương pháp nghiên cứu định lượng
– Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp
Các loại hình nghiên cứu khoa học
Tùy thuộc vào từng mục tiêu nghiên cứu và những sản phẩm thu được khác nhau người ta phân chia thành các loại hình nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học bao gồm những loại hình sau:
Nghiên cứu cơ bản
Đây là hoạt động nghiên cứu giúp phát hiện ra bản chất và quy luật của sự vật, hiện tượng có trong tự nhiên, xã hội và con người. Nhờ vào những phát hiện này để làm thay đổi về nhận thức của con người.
Nghiên cứu cơ bản bao gồm nghiên cứu cơ bản thuần túy và nghiên cứu cơ bản định hướng. Trong nghiên cứu cơ bản định hướng lại được chia làm nghiên cứu nền tảng và nghiên cứu chuyên đề.
Nghiên cứu ứng dụng
Hoạt động nghiên cứu này sẽ vận dụng những quy luật đã được phát hiện bởi nghiên cứu cơ bản. Nhờ vào đó sẽ giúp giải thích được những vấn đề, sự vật, hiện tượng nhằm giúp hình thành nguyên lý công nghệ, sản phẩm, dịch vụ mới và áp dụng chúng vào hoạt động sản xuất và trong đời sống…
Nghiên cứu triển khai
Hoạt động nghiên cứu triển khai là vận dụng những quy luật có được từ nghiên cứu cơ bản và những nguyên lý trong công nghệ, nguyên lý vật liệu được lấy từ nghiên cứu ứng dụng. Tất cả giúp đưa ra những hình mẫu về phương diện kỹ thuật, sản phẩm, dịch vụ với với các tham số mang tính chất khả thi đối với mặt kỹ thuật.
Nghiên cứu thăm dò
Hoạt động nghiên cứu thăm dò nhằm xác định ra các phương hướng nghiên cứu, thăm dò thị trường giúp tìm kiếm cơ hội nghiên cứu.
Ý nghĩa của nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học mang tới nhiều ý nghĩa cho người thực hiện nghiên cứu. Thông qua bài nghiên cứu sẽ giúp mọi người được chủ động hơn và hình thành được những phương pháp, tư duy mới. Từ đó sẽ giúp phát hiện ra vấn đề và giải quyết vấn đề một cách tốt nhất.
Một công trình nghiên cứu khoa học thành công còn giúp mang tới niềm vui cho người thực hiện. Đồng thời đây cũng là một giai đoạn tiền đề tạo điều kiện cho các bạn thực hiện tốt những dự án, bài báo cáo sau này.
Mục đích nghiên cứu khoa học
Một bài nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh bao gồm các mục tiêu cơ bản như sau:
Mục tiêu nhận thức
Nghiên cứu khoa học giúp phát triển sâu và rộng hơn về nhận thức của con người có liên quan tới thế giới, giúp phát hiện ra các quy luật liên quan tới thế giới và phát triển kho tàng tri thức của nhân loại.
Mục tiêu sáng tạo
Đây là mục đích tạo ra công nghệ mới đối với toàn bộ những lĩnh vực hoạt động có trong đời sống và xã hội nhằm nâng cao về trình độ văn minh và nâng cao năng suất đối với tất cả những lĩnh vực hoạt động.
Mục đích kinh tế
Nghiên cứu khoa học giúp mang tới hiệu quả kinh tế cao, từ đó làm tăng trưởng kinh tế trong xã hội.
Mục đích văn hóa và văn minh
Hoạt động nghiên cứu khoa học giúp mở mang trí thức, nâng cao về trình độ văn hóa. Đây cũng là bước cơ bản giúp hoàn thiện con người, đưa xã hội phát triển lên một trình độ văn mình hơn.
Đặc điểm của nghiên cứu khoa học
Bài nghiên cứu khoa học được thực hiện cần phải đảm bảo những đặc điểm cơ bản như sau:
Tính mới
Đây là một thuộc tính quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Một bài nghiên cứu khoa học cần phải hướng đến phát hiện mới và không có sự lặp lại của các thí nghiệm, cách lý giải và kết luận cũ,.. trong 1 giả thuyết nghiên cứu có thể mới học cũ. Tính mới trong nghiên cứu khoa học đòi hỏi phải có sự sáng tạo và tư duy nhạy bén.
Tính thông tin
Bất kỳ một sản phẩm nào của bài nghiên cứu khoa học đều mang những đặc trưng liên quan tới thông tin. Nó chính là kết quả của một quá trình thực hiện và xử lý về thông tin… Đặc điểm này sẽ giúp phản ánh về trình độ và năng lực của những người nghiên cứu. Đó là phải làm sao để tìm thấy được các nguồn thông tin mang giá trị hữu ích nhất nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu…
Tính tin cậy
Kết quả nghiên cứu nào đưa ra đều phải được kiểm chứng lại nhiều lần. Bởi trong một công trình nghiên cứu khoa học có thể được thực hiện bởi nhiều người, trong nhiều điều kiện khác nhau…
Kết quả nghiên quả cần phải đủ độ tin cậy để kết luận về bản chất của sự vật và hiện tượng.
Tính khách quan
Tính khách quan trong bài nghiên cứu khoa học đó chính là sự trung thực. Vì vậy để đảm bảo được về tính khách quan, người nghiên cứu không được nhận định một cách vội vàng dựa theo cảm tính mà cần phải kiểm tra lại kết luận xem đã chính xác hoàn toàn chưa.
Tính kinh tế
Mục đích nghiên cứu khoa học là góp phần tăng hiệu quả kinh tế. Do đó đặc điểm không thể bỏ qua của nghiên cứu khoa học là tính kinh tế.
Tính mạnh dạn và mạo hiểm
Khi nghiên cứu khoa học, cần phải tính toán và cân nhắc một cách thận trọng. Tuy nhiên đôi lúc người thực hiện nghiên cứu khoa học cũng cần để ý tới những yêu cầu sau:
- Người nghiên cứu cần mạnh dạn nhìn nhận vấn đề, đề tài chưa có ai thực hiện nghiên cứu hay những đề tài mang tính mới mẻ.
- Cần phải chấp nhận được rủi ro, thất bại trong nghiên cứu khoa học.
5 bước để thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học
Nếu thực sự bạn có niềm đam mê nghiên cứu, bạn đừng ngần ngại mà hãy bắt tay ngay để thực hiện một công trình khoa học về bất cứ một vấn đề nào đó mà bạn thích! Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu, xin hãy làm theo 5 bước sau đây:
1. Tìm ý tưởng
Bạn có thể tìm ý tưởng từ việc đọc sách, báo, Internet, nghe đài.. hoặc qua quan sát thực tế. Khi bạn phát hiện ra vấn đề, hẫy chọn cho mình một hướng nghiên cứu phù hợp.
2. Xác định hướng nghiên cứu
Khi bạn đã tìm ra ý tưởng hãy tìm đọc nhiều tài liệu về vấn đề đó. Chẳng hạn như về “thực trạng vi phạm pháp luật của trẻ em vị thành niên trên địa bàn TP.HCM”, bạn hãy tìm đọc tất cả các loại sách báo viết về chủ đề này.
3. Chọn tên đề tài nghiên cứu
Sau khi đã có trong tay nhiều tài liệu bạn hãy đặt cho mình tên của đề tài. Lưu ý, tên đề tài phải ngắn gọn và phải thể hiện được vấn đề bạn đang định nghiên cứu. tên đề tài phải thể hiện đầy đủ đối tượng, phạm vi, chủ thể, khách thể, thời gian, không gian nghiên cứu.
4. Lập đề cương nghiên cứu khoa học
Bạn hãy thể hiện ý tưởng của mình thành một đè cương sơ khởi bao gồm những nội dung sau đây:
- Đặt vấn đề
- Mục đích nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
- Câu hỏi nghiên cứu
- Các giả thuyết
- Kết cấu đề tài
- Nguồn số liệu, tài liệu tham khảo
5. Tham khảo ý kiến của giảng viên
Sau khi đã lập được đề cương sơ khởi bạn nên chủ động tìm gặp giảng viên để họ tư vấn cho bạn. Lưu ý bạn nên hẹn trước thầy cô và nhớ mang theo đề cương cũng như viết sẵn những vấn đề mà bạn cần tư vấn nhé. Đó là 5 bước đơn giản để làm một đề tài nghiên cứu cũng như khái niệm nghiên cứu là gì mà chúng tôi mang đến. Chúc bạn thành công.
Những ai nên tham gia nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học cũng là một công việc nhưng không phải ai cũng có thể làm được. Thậm chí những người làm được việc này là rất ít bởi đây là công việc đòi hỏi sự sáng tạo và có kiến thức cao siêu về vấn đề cần nghiên cứu.
Vì vậy, những người có thể tham gia nghiên cứu phải là những người có các tố chất sau đây:
Có kiến thức sâu về lĩnh vực nghiên cứu
Dĩ nhiên rồi một người muốn nghiên cứu được thì nhất định phải có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực cần nghiên cứu. Đây là một trong những yêu cầu trước tiên để có thể có thể tham gia nghiên cứu khoa học. Bởi lẽ, chỉ khi am hiểu về vấn đề nghiên cứu thì được hoạt động mới đem tới kết quả tốt nhất.
Có niềm đam mê
Không chỉ có kinh nghiệm mà còn đòi hỏi những người tham gia nghiên cứu khoa học phải có đam mê và nhiệt huyết. Đồng thời phải thích khám phá tìm tòi ra những cái mới, như vậy khi tham gia nghiên cứu mới có được những nhận định khách quan và trung thực. Bởi, khi đã có đam mê thì mọi công việc sẽ được thực hiện dễ dàng hơn.
Có kỹ năng làm việc nhóm hoặc độc lập
Tham gia nghiên cứu đòi hỏi bạn rất nhiều về khả năng làm việc tập thể hoặc làm việc độc lập một mình. Có những vấn đề nghiên cứu không phải một người có thể làm được mà cần phải triển khai theo nhóm và đúng theo quy trình mới mang lại kết quả.
Phải liên tục rèn luyện
Nghiên cứu khoa học là một công việc đòi hỏi mọi người phải liên tục rèn luyện năng lực. Thậm chí ngay từ khi là sinh viên thì bạn cũng nên tiếp cận với những đề tài nghiên cứu khoa học trong các trường học hay tham gia những cuộc thi phát động về việc nghiên cứu khoa học. Như vậy, sẽ giúp bạn có nền tảng tốt để tham gia nghiên cứu sau này.
********************
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp