Đề bài: Nêu ý nghĩa nhan đề Thuế máu
Nêu ý nghĩa nhan đề Thuế máu
Bạn đang xem: Nêu ý nghĩa nhan đề Thuế máu
Bài làm– Tác giả: Nguyễn Ái Quốc (đây là bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian hoạt động cách mạng ở Pháp)- Tác phẩm: Thuế máu+ Xuất xứ: Văn bản Thuế máu là chương I của tác phẩm chính luận Bản án chế độ thực dân Pháp, in lần đầu năm 1925 tại Paris- Giải thích nhan đề tác phẩm:+ Thuế là khoản chi phí mà người dân hoặc các tổ chức doanh nghiệp có nghĩa vụ phải nộp cho nhà nước theo quy định. Trong xã hội phong kiến xưa, thứ thuế người dân phải đóng góp bao gồm các loại thuế hết sức vô lí: Thuế muối, thuế thân, thuế gạo, thuế ruộng,…+ Tại sao lại là “thuế máu”? Đó chính là vấn đề mà Nguyễn Ái Quốc đặt ra trong tác phẩm này, “máu” ở đây là hình ảnh ẩn dụ chỉ sức lực, tính mạng của nhân dân thuộc địa, còn bọn thực dân Pháp là “lũ quỷ hút máu” tức chúng là kẻ bóc lột, chèn ép, vơ vét của người dân không chỉ về của cải vật chất mà còn là sức khỏe, tính mạng. Chúng coi mạng người như cỏ rác, đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí để nhưng thuế máu là thứ thuế vô lí, vô nhân tính, tàn nhẫn nhất. Với lối nói châm biếm, đả kích, Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng hình ảnh “máu” ghép với chữ “thuế” nhằm tạo ấn tượng, sự ám ảnh nơi người đọc đồng thời phản ánh hiện thực đầy khắc nghiệt, phũ phàng mà người dân An Nam nói riêng và người dân thuộc địa nói chung phải gánh chịu. Để có thể thu được thứ thuế máu đó, chúng không từ một mánh khóe, thủ đoạn tàn bạo xảo trá nào đối với người dân thuộc địa: Vây bắt, đàn áp, đánh đập dã man nếu chống đối; bắt đi lính phục vụ những mục đích quân sự; bắt người dân bỏ quê, bỏ gia đình đến những nơi xa lạ để phục vụ mục đích khai thác khoáng sản;… Thông qua nhan đề Thuế máu, Nguyễn Ái Quốc cũng lên tiếng tố cáo, mỉa mai, đả kích, vạch trần những thủ đoạn xảo trá, bịp bợm của bọn thực dân cũng như bày tỏ thái độ xót thương trước tình cảnh của người dân thuộc địa nói chung, nhân dân An Nam nói riêng.
——————-HẾT———————
Để tìm hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm Thuế máu, ngoài việc tìm hiểu Ý nghĩa nhan đề Thuế máu, các em học sinh cũng có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu khác trong tuyển tập những bài văn hay lớp 8 như: Hoàn cảnh ra đời của văn bản Thuế máu, Viết đoạn văn nhận xét về cách đặt tên chương, tên các phần trong văn bản Thuế máu, Phân tích Thuế máu của Hồ Chí Minh,… đây đều là những tư liệu hữu ích giúp em học tốt văn bản này hơn.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục