Nêu cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước được thể hiện trong bài thơ Gò me với 10 bài mẫu hay chọn lọc sẽ giúp các em trả lời tốt các câu hỏi trên lớp của mình.
Đề bài: Nêu cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước được thể hiện trong bài thơ Gò me
Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước trong bài thơ Gò me – Mẫu 1
Theo em, tác giả là một người luôn yêu quý và trân trọng quê hương đất nước của mình. Điều này được thể hiện bằng việc nhà thơ nhớ rất rõ vị trí địa địa lý quê mình, nhớ từng chi tiết như nhạc ngựa leng keng, nhớ vườn mía, bờ tre, cây me… những hình ảnh tuy rất quen thuộc, có thể bắt gặp ở rất nhiều nơi nhưng chính nó lại làm hiện lên quê hương trong tâm trí của tác giả. Đặc biệt, tác giả yêu và trân trọng quê hương của mình bởi ở đó là tuổi thơ gắn liền với những người thân thiết nhất của tác giả là mẹ, là chị.
Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước trong bài thơ Gò me – Mẫu 2
Bài thơ đã thể hiện tình cảm yêu mến, gắn bó, tự hào của tác giả dành cho quê hương Gò Me yêu quý của mình. Tình cảm yêu mến, gắn bó, tự hào được thể hiện qua việc khắc họa những hình ảnh đẹp đẽ của thiên nhiên và con người Gò Me. Cách mở đầu bài thơ với cụm từ “Quê tôi đó” như một sự khẳng định, niềm tự hào của người con về quê mẹ. Tác giả tự hào giới thiệu về quê hương “mặt trông ra bể” của mình với ngọn hải đăng “tắt, lóe đêm đêm”. Tiếp theo đó là hàng loạt những khung cảnh hiền hòa, đẹp đẽ hiện lên dưới đôi mắt trìu mến của tác giả. Con đê cát đỏ nhạc ngựa leng keng, dòng người nô nức đổ lên chợ Gò. Ruộng đồng bát ngát, lúa vàng rực cả góc trời. Tác giả ví nước ao làng trong vắt như nước mắt người yêu, khẳng định một tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng dành cho mảnh đất này. Nổi bật trong khung cảnh ấy là hình ảnh con người với điệu hò ngọt ngào, sự cần cù trong lao động, giản dị trong lối sống. Tất cả đã tạo nên một bức tranh quê tuyệt đẹp được vẽ bởi người con luôn yêu thương, tự hào về xứ sở mình.
Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước trong bài thơ Gò me – Mẫu 3
Bài thơ đã thể hiện tình cảm yêu mến, gắn bó, tự hào của tác giả dành cho quê hương Gò Me yêu quý của mình. Tình cảm yêu mến, gắn bó, tự hào được thể hiện qua việc khắc họa những hình ảnh đẹp đẽ của thiên nhiên và con người Gò Me. Cách mở đầu bài thơ với cụm từ “Quê tôi đó” như một sự khẳng định, niềm tự hào của người con về quê mẹ. Tiếp theo đó là hàng loạt những khung cảnh hiền hòa, đẹp đẽ hiện lên dưới đôi mắt trìu mến của tác giả. Nổi bật trong khung cảnh ấy là hình ảnh con người với điệu hò ngọt ngào, sự cần cù trong lao động, giản dị trong lối sống. Tất cả đã tạo nên một bức tranh quê tuyệt đẹp được vẽ bởi người con luôn yêu thương, tự hào về xứ sở mình
Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước trong bài thơ Gò me – Mẫu 4
Tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước được thể hiện trong bài thơ đó là tình yêu quê hương trọn vẹn. Nhà thơ xa xứ tái hiện lại quê hương dựa trên trí nhớ, những mảnh ghép kí ức của mình về thiên nhiên và con người nơi đây. Ông không ngần ngại tự hào và khẳng định, “quê tôi đó”. Có yêu, có thương, có nhớ mới có thể viết nên bài thơ đầy cảm xúc nặng trĩu như thế này!
Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước trong bài thơ Gò me – Mẫu 5
Bài thơ “Gò Me” đã cho người đọc thấy được tác giả Hoàng Tố Nguyên là một người rất yêu quý và trân trọng quê hương, đất nước của mình. Tác giả đã khắc họa vẻ đẹp của mảnh đất Gò Me hiện lên đầy sinh động, cụ thể từ vị trí, địa lí đến thiên nhiên, con người. Không chỉ bộc lộ nỗi nhớ, nhà thơ còn gửi gắm niềm tự hào về quê hương của mình.
Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước trong bài thơ Gò me – Mẫu 6
Hoàng Tố Nguyên trong bài thơ Gò Me đã gửi gắm tình cảm của tác giả dành cho quê hương, đất nước. Điều đó được thể hiện qua việc nhà thơ đã khắc họa vẻ đẹp của mảnh đất Gò Me thật cụ thể, sinh động từ vị trí địa lí đến vẻ đẹp thiên nhiên hay con người. Những hình ảnh quen thuộc như ngọn hải đăng, con đê cát đỏ, ruộng đồng bát ngát, lửa vàng rực cả góc trời cùng tiếng ngựa leng keng… Hay nét đẹp các cô gái thì má núng đồng tiền duyên dáng, lao động hăng say “nọc cấy, tay tròn, nghiêng nón làm duyên”, quý trọng nét đẹp truyền thống “véo von điệu hát cổ truyền”… Bài thơ không chỉ thể hiện tình yêu, nỗi nhớ dành cho quê hương, mà con là niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương.
Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước trong bài thơ Gò me – Mẫu 7
Bài thơ “Gò Me” của Hoàng Tố Nguyên đã thể hiện tình cảm của tác giả dành cho quê hương. Bài thơ được mở đầu bằng cụm từ “Quê tôi đó” như một lời khẳng định niềm tự hào về quê hương. Tiếp đó, tác giả đã khắc họa vẻ đẹp của quê hương từ vị trí địa lí đến thiên nhiên, con người. Tất cả đã tạo nên nét đặc sắc của mảnh đất Gò Me.
Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước trong bài thơ Gò me – Mẫu 8
Trong bài thơ Gò Me, nhà thơ Hoàng Tố Nguyên đã tái hiện lại nhữ hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, bình dị và gần gũi ở quê hương của mình. Từ những vần thơ ấy, em cảm nhận được tình yêu quê hương tha thiết và sâu sắc cảu nhà thơ. Tuy đã rời xa quê hương, nhưng những khung cảnh con đê, đồng ruộng, bờ ao, vườn nhà vẫn vẹn nguyên trong tâm trí ông. Những kỉ niệm ấu thơ bên mẹ, bên chị ở quê hương cũng vẫn vẹn nguyên, bồi hồi trong tâm trí. Như tiếng hò xưa vẫn luôn văng vẳng bên tai. (6) Chưa giây phút nào là tác gia tạm ngưng nhớ về quê hương yêu dấu của mình cả.
Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước trong bài thơ Gò me – Mẫu 9
Bài thơ Gò Me là một tác phẩm thơ chứa đựng tình yêu quê hương da diết của nhà thơ thơ. Tình yêu ấy được hiện diện qua những hình ảnh quê hương thân thương trong kí ức tác giả. Rời xa quê hương, lúc nào ông cũng không ngừng nhớ về những hình ảnh thân thuộc ở đó, với bờ ao, cánh đồng, con nước, vườn tược… Dù chỉ là những khung cảnh bình dị, nhưng tác giả vẫn không ngừng xuýt xoa nhớ về với lòng tự hào mà nhấn mạnh “quê tôi”. Phải, đó chính là miền quê đã nuôi tác giả khôn lớn, bởi bàn tay dịu dàng của người mẹ, người chị. (6) Bởi vậy, dù đã xa cách bao lâu, những cảnh tượng, tiếng hò ở quê hương vẫn văng vẳng mãi bên tai nhà thơ như chưa từng xa cách.
Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước trong bài thơ Gò me – Mẫu 10
Em thấy tác giả là một con người yêu quê hương, đất nước sâu sắc. Dù sống xa quê mà ông vẫn luôn nhớ về quê hương Gò Me thân yêu: nơi có đất trời, thiên nhiên tươi đẹp cùng những con người giản dị, mộc mạc, chân thành.
– Tình cảm yêu mến, gắn bó, tự hào được thể hiện qua việc khắc họa những hình ảnh đẹp đẽ của thiên nhiên và con người Gò Me.
– Cách mở đầu bài thơ với cụm từ “Quê tôi đó” như một sự khẳng định, niềm tự hào của người con về quê mẹ.
Bạn đang xem: Nêu cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước được thể hiện trong bài thơ Gò me
– Hàng loạt những khung cảnh hiền hòa, đẹp đẽ hiện lên dưới đôi mắt trìu mến của tác giả.
– Hình ảnh con người với điệu hò ngọt ngào, sự cần cù trong lao động, giản dị trong lối sống.
=> Một bức tranh quê tuyệt đẹp được vẽ bởi người con luôn yêu thương, tự hào về xứ sở mình.
Tìm hiểu Cảnh sắc quê hương Gò me
– Tác giả miêu tả quê hương với những gì bình dị nhât
– Bức tranh quê hương được tác giả vẽ có cả âm thanh và ánh sáng
– Ánh sáng: nhiều màu sắc, cung bậc từ các khoảng thời gian khác nhau trong ngày
- Ánh sáng trầm tĩnh của đốm hải đăng tắt, lóe
- Chói rực của mặt trời
- Lung linh của vầng trăng khuya.
– Âm thanh:
- Rộn ràng của tiếng nhạc ngựa leng keng
- Lao xao của vườn mía, nhẹ nhàng của khói
– Không gian: mênh mông, thoáng đãng của miền quê với đồng ruộng, ao làng, biển cả.
→ Ánh sáng đa dạng, âm thanh rộn rã, không gian rộng lớn như níu lòng người con xa quê
– Hình ảnh người con gái Gò Me
- Má núm đồng tuyền
- Cần cù làm việc, chịu thương chiu khó
- Véo von giọng hò cổ truyền
- Làm duyên e thẹn
→ Sự hồn nhiên, chăm chỉ, chịu khó của người con gái Gò Me
Giá trị nội dung trong bài thơ Gò Me
Bài thơ thể hiện lòng nhớ thương quê hương da diết của một người con Nam Bộ đang sống trên đất Bắc. Qua dòng hồi tưởng của tác giả, hình ảnh Gò Me hiện lên sống động, khiến người đọc có cảm giác như tác giả đang thấy, đang nghe, đang trực tiếp sống với những hình ảnh thân thương, bình dị của quê hương.
Đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ Gò Me
– Ngôn ngữ thơ đậm chất Nam Bộ
– Hình ảnh giàu sức gợi, giàu cảm xúc
*******************
Trên đây là 10 bài mẫu Nêu cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước được thể hiện trong bài thơ Gò me hay chọn lọc. Hy vọng sẽ giúp các em có thêm tài liệu tham khảo, để học tập tốt môn Ngữ văn 7.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo dục