Năm 939 Ngô Quyền đã làm gì?
Câu hỏi: Năm 939 Ngô Quyền đã làm gì?
Trả lời: Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa, lập ra nhà Ngô.
Giải thích:
Ngô Quyền sinh ngày 12-3-898, ở tại Đường Lâm (Ba Vì – Hà Tây), cha là Ngô Mân một Hào trưởng có tài đức. Ngô Quyền thông minh, văn võ song toàn, được Dương Đình Nghệ gả con gái là Dương Thị Ngọc và cho cai quản đất Ái Châu (Thanh Hóa). Nhà Hán có con là Vạn Vương Hoằng Thao, đưa quân sang xâm lược nước ta, Ngô Quyền đã nhanh chóng tập hợp lực lượng, đem quân giết tên phản bội là Kiêu Công Tiễn và đón đánh quân Nam Hán.
Để đánh thắng quân Nam Hán, lợi dụng thủy triều lên xuống ông cho bố trí một trận địa cọc nhọn bịt sắt, cắm xuống lòng sông Bạch Đằng. Khi chiến thuyền của giặc hùng hổ tiến vào sông Bạch Đằng, quân ta nhử cho giặc vượt qua trận địa cọc, đợi cho nước thủy triều xuống, đánh trước mặt và hai bên bờ sông làm cho thuyền giặc tháo chạy va vào cọc nhọn bịt sắt bị đắm chìm gần hết. Thái tử Hoằng Thao chết tại trận, quân ta đã tiêu diệt toàn bộ quân Nam Hán.
Sau chiến thắng vang dội trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội), mở ra một kỷ nguyên mới dựng nền độc lập tự chủ, tức là đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, Ngô Quyền làm vua từ năm 939 đến 944 thì mất.
Mùa xuân năm Kỷ Hợi 939, sau chiến thắng Bạch Đằng giang lịch sử, Ngô Quyền lên ngôi xưng vương, xây dựng nhà nước tự chủ, chính thức kết thúc gần một thiên niên kỷ Bắc thuộc, mở ra một thời kỳ độc lập lâu dài của Việt Nam.
Với sự kiện này, Ngô Quyền trở thành vị vua sáng lập ra nhà Ngô, sách Đại Việt sử ký toàn thư gọi ông là Tiền Ngô Vương. “Mùa xuân, vua bắt đầu xưng vương, lập Dương thị làm hoàng hậu, đặt trăm quan, chế định triều nghi phẩm phục”, sách Đại Việt sử ký toàn thư chép. Sách Việt sử tiêu án chép: “Vương giết Công Tiễn, phá Hoằng Tháo, tự lập làm vua, tôn Dương Thị làm Hoàng hậu, đặt đủ 100 quan, dựng ra nghi lễ triều đình, định các sắc áo mặc, đóng đô ở Cổ Loa thành, làm vua được 6 năm rồi mất”.
Về lãnh thổ, các triều đại phong kiến đầu tiên cai trị 8 châu, châu Giao, Lục, Phong, Trường, Ái, Diễn, Hoan, Phúc Lộc, nằm trên đất Giao Châu cũ. Ngô Quyền chỉ có quyền được ở các châu mà cư dân là con cháu của người Lạc Việt, tức miền Trung du và miền đồng bằng Bắc Bộ, vùng Thanh Nghệ. Còn miền thượng du là các châu ky my (châu tự trị, chỉ phải cống nạp) của nhà Đường trước kia do các tù trưởng nắm giữ mà độc lập.