Ký hiệu MFGM, EXG rất phổ biến được thể hiện cụ thể trên bao bì sản phẩm. Tuy nhiên, nếu không tìm hiểu kỹ nhiều người không hiểu ký hiệu đó có nghĩa gì, được dùng để làm gì. Bài viết sau sẽ trả lời câu hỏi MFG là gì? Vai trò của EXP và MFG? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
MFG là gì?
MFG là gì? MFG trong Tiếng Anh được hiểu là Manufacturing Date dịch theo tiếng Việt có nghĩa là: ngày sản xuất. Đây là ký hiệu thường được ghi kèm cùng với EXP trên các sản phẩm ở bao bì, đế, thân,… Thứ tự ghi tùy từng sản phẩm có thể ghi: năm, tháng,ngày hoặc ngược lại tháng, năm, ngày.
Thông tin MFG rất quan trọng đối với người dùng sản phẩm. Khách hàng dựa trên số liệu này sẽ xác định được chính xác chất lượng của sản phẩm cũng như thời hạn sử dụng của nó. Để đảm bảo chọn được các sản phẩm tốt đặc biệt là những sản phẩm thuộc lĩnh vực: đồ ăn, nước uống, thuốc chữa bệnh hay mỹ phẩm…khách hàng nên nên dành thời gian kiểm tra MFG trước khi lựa chọn.
EXP là gì?
Bên cạnh MFG là gì một khái niệm khác các bạn cũng cần tìm hiểu cụ thể đó là EXP. Đây là một ký hiệu được viết tắt của từ Expiry date, dịch theo tiếng Việt có nghĩa là: hạn sử dụng. Tất cả các sản phẩm, vật dụng,… đều có in ký hiệu này cùng các con số kèm theo trên bao bì, nắp, hay đáy,… Đối với các sản phẩm có dạng tuýp thì sẽ in EXP ở dọc thân tuýp hay đế tuýp.
Thông tin EXP thường bao gồm đầy đủ: ngày, tháng, năm. Tuy nhiên, với một số sản phẩm nhà sản xuất chỉ in tháng và năm hoặc cũng có thể chỉ ghi số tháng kể từ ngày sản xuất. Một số loại mỹ phẩm ngoài ký hiệu EXP sẽ có thêm ký hiệu BBE/BE.
Vai trò của MFG và EXP
Thông tin về MFG và EXP đóng vai trò đặc biệt quan trọng quyết định trực tiếp tới sự đánh giá về chất lượng sản phẩm. Đây là hai ký hiệu người mua cần phải xem xét trước khi mua để tránh mua phải hàng đã hết hạn.
MFG và EXP cho biết thời gian sản xuất của sản phẩm. Đối với những sản phẩm có thời gian sản xuất gần nhất với thời điểm khách hàng mua sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời nhất. Đặc biệt khi mua thực phẩm, đồ uống bởi lúc này vẫn đảm bảo độ tươi, ngon sẽ đảm bảo cho sức khỏe nhiều hơn.
Các con số về Expiry Date và Manufacturing Date sẽ phần nào giúp khách hàng đáng giá được chất lượng sản phẩm. Đây là những số liệu mà các bạn có thể kiểm tra được bằng mắt thường trước khi chọn mua cho bản thân và cả gia đình.
Một số thuật ngữ liên quan khác thường gặp
Ngoài ký hiệu MFG và EXP một số nhà sản xuất lại lựa chọn các thuật ngữ khác cũng có ý nghĩa tương tự như:
- BBE/BE: Best before end date: thời hạn mà sản phẩm duy trì được chất lượng tốt nhất.
- Số( tháng/năm)+ LJ + Số (ngày): đây là thông số về tháng và ngày sử dụng, cũng có nghĩa là hạn sử dụng. Ví dụ: 0322LJ15: Trong đó: 03 là tháng đến hạn dùng, 22 là năm hạn dùng, LJ là mã sản phẩm, còn 15 là ngày đến hạn dùng. Như vậy có thể hiểu sản phẩm có hạn đến ngày 15/3/2022.
- PAO: Period After Opening nghĩa là hạn sử dụng sau mở nắp. Thường các sản phẩm sẽ mặc định có hạn 3 năm sau ngày sản xuất nếu như không ghi rõ các số liệu PAO.
- Ký hiệu hình chiếc hộp mở nắp: nghĩa là hạn dùng sau mở nắp. Ký hiệu hình vẽ này thường gặp ở các sản phẩm mỹ phẩm.
- Ký hiệu hình đồng hồ cát: nghĩa là hạn dùng dưới 30 tháng.
- Ký hiệu hình tam giác: nghĩa là sản phẩm được làm từ các nguyên liệu tái chế, bảo vệ môi trường.
- Ký hiệu hình mũi tên âm dương: nghĩa là sản phẩm có bao bì có thể được tái chế.
- Ký hiệu chữ E: nghĩa là cam kết thông số sản phẩm chính xác tuyệt đối.
- Ký hiệu hình bàn tay hoặc cuốn sách: nghĩa là trong sản phẩm có kèm theo hướng dẫn sử dụng cần đọc kỹ trước khi dùng.
- Ký hiệu hình trái tim: nghĩa là sản phẩm không có nguồn gốc từ động vật. Đồng thời không dùng được cho động vật.
Những lưu ý đối với hạn sử dụng sản phẩm
Hạn sử dụng sản phẩm thường có nhiều thay đổi trước khi mở và sau khi mở nắp. Vì thế các khách hàng cần đặc biệt quan tâm tới vấn đề này trước khi đọc hạn dùng. Đây Đây là việc làm cần thiết để biết cách sử dụng cho đúng cách.
- Mỗi sản phẩm thuộc các loại hình khác nhau thì hạn cũng có những quy định riêng biệt. Thông thường sau khi mở nắp sản phẩm sẽ có hạn dùng từ 1-3 năm đối với: mỹ phẩm, đồ uống, …
- Nên chú ý kiểm tra kỹ số hạn dùng và ngày sản xuất xem có chính xác hay không trước khi mua.
- Chọn cửa hàng cung cấp sản phẩm uy tín để đảm bảo chọn được các sản phẩm chất lượng.
Hiểu về hạn sử dụng của thực phẩm
Hạn sử dụng là yếu tố quan trọng đầu tiên mà người tiêu dùng xem xét trước khi quyết định mua một sản phẩm thực phẩm. Hiện nay, đối với sản phẩm chế biến bao gói sẵn được sản xuất trong nước và nhập khẩu, có nhiều cách ghi hạn sử dụng sản phẩm khác nhau, do đó người tiêu dùng cần có thông tin để hiểu về cách ghi hạn sử dụng của các sản phẩm thực phẩm để có thể sử dụng đúng cách tránh các hiểu lầm về hạn sử dụng sản phẩm và gây lãng phí thực phẩm.
Thời hạn sử dụng thực phẩm được định nghĩa là “thời hạn mà thực phẩm vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng và bảo đảm an toàn trong điều kiện bảo quản được ghi trên nhãn”. Hạn sử dụng thực phẩm sẽ đưa ra hướng dẫn về thời gian của thực phẩm cho người tiêu dùng; thời gian sản phẩm có thể giữ được chất lượng và an toàn trước khi bắt đầu hư hỏng và có thể trở nên không an toàn.
Tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm tại Việt Nam phải thực hiện việc ghi nhãn thực phẩm theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa. Theo Điều 44 tại Luật An toàn thực phẩm năm 2010, cách ghi thời hạn sử dụng trên nhãn được chia làm ba cách tùy theo loại sản phẩm được ghi là “hạn sử dụng”, “sử dụng đến ngày”, “sử dụng tốt nhất trước ngày”.
Nếu gom ba cách ghi trên về hạn sử dụng được các nước trên thế giới sử dụng phổ biến là “sử dụng đến ngày” (use by dates) và “sử dụng tốt nhất trước ngày” (best before dates). Các nhà cung cấp thực phẩm phải chịu trách nhiệm pháp lý với việc ghi hạn sử dụng.
Khi nhãn thực phẩm ghi cụm từ “sử dụng đến ngày” (use by dates): Điều này có nghĩa thực phẩm phải được sử dụng trước một khoảng thời gian nhất định vì lý do sức khỏe và tính an toàn. Không sử dụng thực phẩm sau ngày ghi trên nhãn và không được bán sản phẩm sau ngày sử dụng vì sản phẩm có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và an toàn của người sử dụng.
Khi nhãn thực phẩm ghi cụm từ “ngày sử dụng tốt nhất”: Chúng ta vẫn có thể sử dụng thực phẩm khoảng một thời gian sau ngày sử dụng tốt nhất vì chúng vẫn an toàn (tuy nhiên các thực phẩm này có thể đã bị giảm chất lượng). Thực phẩm ghi hạn sử dụng tốt nhất có thể bán sau ngày đó với điều kiện thực phẩm vẫn phù hợp với người sử dụng và đã chứng minh với cơ quan có thẩm quyền.
Người tiêu dùng cần lưu ý về điều kiện bảo quản được yêu cầu của nhà sản xuất để giữ được chất lượng và an toàn của thực phẩm đến ngày “sử dụng tốt nhất” hay “sử dụng đến ngày”. Các thông tin này nhà cung cấp phải ghi trên nhãn, ví dụ: “yogurt cần được bảo quản trong tủ lạnh”.
Hạn sử dụng thực phẩm còn phụ thuộc vào điều kiện bảo quản có đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, đồng thời còn bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác có thể tác động làm sản phẩm thực phẩm hư hỏng sớm hơn thời gian sử dụng nhà sản xuất công bố. Bên cạnh việc xem xét về hạn sử dụng trước khi mua hoặc sử dụng, người tiêu dùng cần lưu ý đánh giá về cảm quan bên ngoài về bao bì, mùi vị, màu sắc của sản phẩm xem có gì bất thường trước khi mua và trước khi sử dụng.
Hạn sử dụng trên bao bì thực phẩm đưa ra hướng dẫn về thời gian sử dụng thực phẩm. Hạn sử dụng không phải là thước đo khoa học để đánh giá sản phẩm thực phẩm có sử dụng chất bảo quản nhiều hay ít. Sản phẩm thực phẩm có thời gian bảo quản dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện sản xuất, bản chất của thực phẩm và đặc biệt là công nghệ sản xuất.
Bảo quản thực phẩm là quá trình chế biến và xử lý thực phẩm để ngăn chặn hoặc làm chậm lại sự hư hỏng (tổn thất về chất lượng, giá trị dinh dưỡng và khả năng ăn được của thực phẩm) gây ra bởi sự oxy hóa, do enzyme và vi sinh vật. Có rất nhiều phương pháp được ứng dụng trong bảo quản thực phẩm như: đông lạnh, các phương pháp sấy (sấy khô, sấy đông lạnh, sấy phun, sấy thăng hoa), hút chân không, đóng hộp, chiếu xạ, bổ sung chất bảo quản hoặc khí trơ như Carbon dioxide. Một số phương pháp khác không chỉ giúp bảo quản thực phẩm mà còn tăng thêm hương vị, bao gồm ngâm đường hoặc rượu, ướp muối, hun khói. Như vậy, việc các nhà sản xuất thực phẩm bổ sung chất bảo quản chỉ là một trong các phương pháp để kéo dài thời hạn sử dụng sản phẩm và không là thước đo để đánh giá sản phẩm có chứa nhiều chất bảo quản hay không. Ngoài ra, việc sử dụng phụ gia bảo quản thực phẩm luôn được các cơ quan quản lý kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo các quy định pháp luật nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng.
Hiểu đúng về thời hạn sử dụng của sản phẩm giúp người tiêu dùng có thể an tâm lựa chọn và sử dụng các sản phẩm. Ngoài ra, hiểu đúng về hạn sử dụng còn góp phần chống lãng phí đối với một số thực phẩm đã qua ngày sử dụng tốt nhất chưa lâu nhưng vẫn còn an toàn đối với người sử dụng.
Quy định về hạn sử dụng của thực phẩm
Quy định về thời hạn sử dụng thực phẩm là tất cả những chỉ tiêu, quy chuẩn quy định về thời hạn mà thực phẩm giữ được giá trị dinh dưỡng và các điều kiện cần thiết để bảo đảm an toàn trong điều kiện bảo quản được ghi trên nhãn theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Các loại thực phẩm được sản xuất ra thị trường đều chứa những nguyên liệu có thời gian sử dụng ngắn, dễ bị ôi thiu, ẩm mốc sau một thời gian sử dụng nếu không được bảo quản tốt. Do đó, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng tránh ngộ độc thức ăn, ngăn ngừa việc tiêu thụ thực phẩm kém chất lượng, quá thời gian sử dụng chúng ta cần lựa chọn những loại thực phẩm có quy định về hạn sử dụng của thực phẩm một cách rõ ràng, cụ thể.
Mặt khác, quy định về hạn sử dụng của thực phẩm có nêu rõ về nguồn gốc xuất xứ, thành phần dinh dượng, phụ gia… của thực phẩm để người dùng cân nhắc trong chế độ ăn uống cũng như cách thức và thời gian bảo quản để sử dụng thực phẩm được lâu hơn, an toàn hơn.
Video về EXP và MFG
Kết luận
Bài viết đã cung cấp đến các bạn những thông tin liên quan đến MFG là gì? Vai trò của EXP và MFG? Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi!
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp