Mẫu báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của Hội nông dân là mẫu báo cáo được lập ra nhằm tổng kết, kết quả hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân ở nhiệm kì qua, từ đó nêu ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân, nhiệm kỳ mới.
Nội dung trong báo cáo phải đánh giá ngắn gọn, đúng thực trạng tình hình công tác Hội và phong trào nông dân nhiệm kỳ qua, nêu rõ mặt mạnh, kết quả đạt được (có số liệu minh chứng), chỉ ra hạn chế, khuyết điểm; nguyên nhân; bài học kinh nghiệm; Bám sát nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp và thực tiễn công tác Hội và phong trào nông dân để xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp với phương châm đổi mới mô hình, nội dung, phương thức hoạt động phù hợp với nhiệm vụ chính trị của địa phương. Sau đây, mời các bạn cùng tham khảo và tải mẫu báo cáo tại đây.
Mẫu báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Hội nông dân
HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAMBCH HỘI NÔNG DÂN……………….
Bạn đang xem: Mẫu báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của Hội nông dân
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc————-
Số ….-HD/HND…
….…..ngày…tháng …năm……
BÁO CÁOCỦA BAN CHẤP HÀNH HỘI NÔNG DÂN TỈNH KHÓA …..TẠI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI NÔNG DÂN……………LẦN THỨ ….., NHIỆM KỲ 20…- 20….
Đại hội đại biểu Hội Nông dân…………. diễn ra trong thời điểm Đảng bộ, quân và dân……… ra sức thi đua thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng bộ………. với tinh thần: (tên chủ đề của Đại hội) có nhiệm vụ đánh giá kết quả đại hội HND lần thứ … nhiệm kỳ ……… – ………..; đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân, nhiệm kỳ ……… – ………..; nhằm phát huy truyền thống cách mạng của giai cấp nông dân và tổ chức Hội Nông dân góp phần xây dựng nông thôn mới.
Ban Chấp hành Hội Nông dân……. báo cáo quả công tác Hội và phong trào nông dân, nhiệm kỳ ……… – ……….. ; phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân, nhiệm kỳ ……… – …………
Phần thứ nhấtĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC HỘI VÀ PHONG TRÀO NÔNG DÂN NHIỆM KỲ ……… – ………..
A. TÌNH HÌNH NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN
1. Tình hình nông nghiệp
– Đánh giá chung về sản xuất nông nghiệp, ngành nghề dịch vụ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Trong đó:
+ Trồng trọt: Sản xuất lúa, rau màu, mô hình mới trong liên kết chuỗi giá trị.
+ Chăn nuôi: Tình hình phòng, chống dịch bệnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
+ Thủy sản: Nuôi trồng và khai thác thủy hải sản
– Những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất nông, ngư, diêm nghiệp.
2. Tình hình nông dân, nông thôn
– Đời sống, thu nhập, việc làm của nông dân
– Vấn đề môi trường, cơ sở hạ tầng kỹ thuật
– Tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị, đề xuất của nông dân
B. KẾT QUẢ CÔNG TÁC HỘI VÀ PHONG TRÀO NÔNG DÂN, NHIỆM KỲ …. – …..
I. KẾT QUẢ CÔNG TÁC HỘI
1. Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng
– Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng và nâng cao nhận thức cho hội viên nông dân: xác định nhiệm vụ trọng tâm, đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền.
– Tình hình dư luận chung về: tâm trạng, tư tưởng, nguyện vọng của nông dân.
– Công tác triển khai học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
– Kết quả tuyên truyền từ ……… – ……….. (nêu số liệu cụ thể).
2. Công tác củng cố, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh
– Công tác vận động, phát triển và nâng cao chất lượng hội viên, cơ sở, chi, tổ Hội
– Đổi mới nội dung, hình thức, hoạt động của cơ sở, chi, tổ Hội
– Công tác cán bộ Hội (đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, quy hoạch cán bộ Hội)
– Xây dựng, tăng trưởng và sử dụng quỹ Hội, hội phí
– Xây dựng mô hình chi Hội nghề nghiệp, tổ Hội nghề nghiệp theo Đề án số 24 của BCH TW Hội.
– Kết quả phân loại tổ chức Hội qua hàng năm, nhiệm kỳ.
3. Công tác kiểm tra, giám sát
– Thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát công tác Hội và phong trào nông dân hàng năm và các chương trình chuyên đề theo Điều lệ Hội và quy định của pháp luật.
– Kết quả kiểm tra, giám sát; giải quyết đơn thư, kỷ luật của Hội.
4. Công tác thi đua, khen thưởng
– Tổ chức các phong trào thi đua của Hội, thi đua yêu nước, thi đua phối hợp với MTTQ và các ban, ngành, thi đua xây dựng nông thôn mới.
– Kết quả các phong trào thi đua từ ……… – …………
– Kết quả công tác khen thưởng, tặng thưởng.
5. Công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế (nếu có)
– Chương trình, nội dung dự án, đề án triển khai
– Đón các đoàn quốc tế đến thăm; đưa cán bộ, hội viên nông dân đi nước ngoài.
II. VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI THAM GIA PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
1. Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững
– Vận động nông dân tham gia tái cơ cấu ngành nông nghiệp
– Những mô hình, điển hình của nông dân trong sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao (mô hình cánh đồng mẫu lớn, liên kết chuỗi giá trị, trang trại, gia trại, tổ hợp tác, câu lạc bộ…).
– Kết quả đăng ký và thực hiện chỉ tiêu hộ SXKDG các cấp
– Kết quả vận động hội viên giúp nhau giảm nghèo: số hộ được giúp đỡ, giá trị, ngày công, vật chất… số hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo đến nay (……… – ………..).
2. Tổ chức dịch vụ tư vấn, hỗ trợ nông dân
– Dịch vụ về vốn (Ngân hàng NN&PTNT, Ngân hàng Chính sách XH, Quỹ HTND), cung ứng thiết bị, vật tư nông nghiệp
– Hỗ trợ nông dân và KHKT, công nghệ mới
– Dịch vụ hỗ trợ nông dân về thông tin, xây dựng thương hiệu và tiêu thụ nông sản phẩm.
– Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho nông dân.
3. Vận động, hướng dẫn nông dân phát triển các hình thức kinh tế tập thể, các mô hình
– Tổ chức tập huấn, vận động, hướng dẫn nông dân về kinh tế tập thể, các hình thức, cách làm để phát triển kinh tế tập thể.
– Kết quả thực hiện các chỉ tiêu xây dựng mô hình tập thể (HTX, tổ hợp tác).
III. VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI NÔNG DÂN THAM GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1. Phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới
– Kết quả vận động hội viên thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới
+ Các hoạt động do Hội Nông dân chủ động tổ chức thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới (mô hình tổ thu gom rác thải, trồng hàng cây xanh, thu gom vỏ thuốc BVTV; công trình, đoạn đường do Hội Nông dân tự quản)
+ Kết quả cụ thể (……… – ………..)
– Kết quả Hội Nông dân phối hợp thực hiện xây dựng nông thôn mới
+ Các hình thức tham gia phối hợp thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới (đóng góp ngày công lao động, số tiền ủng hộ, làm đường giao thông, chỉnh trang khuôn viên thôn, xóm và hộ gia đình; bảo hiểm y tế; chăm sóc sức khỏe; văn hóa thể thao…)
+ Kết quả cụ thể (……… – ………..)
2. Phong trào nông dân tham gia đảm bảo quốc phòng, an ninh
– Vận động hội viên nông dân tham gia phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc; vận động thực hiện luật nghĩa vụ quân sự, tham gia lực lượng tự vệ địa phương, biên phòng tuyến biển.
– Kết quả phối hợp với quân đội, công an trong công tác quốc phòng, an ninh, bảo đảm an ninh nông thôn và chính sách đền ơn đáp nghĩa, hậu phương quân đội.
3. Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, chăm sóc sức khỏe cán bộ, hội viên nông dân.
– Kết quả đăng ký và thực hiện chỉ tiêu xây dựng gia đình văn hóa
– Tham gia phong trào vệ sinh môi trường, nâng cao sức khỏe nhân dân, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho nông dân; an toàn thực phẩm, an toàn giao thông, an toàn lao động.
– Kết quả phối hợp với MTTQ và các đoàn thể xây dựng “Khu dân cư 5 không” và phối hợp thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới.
IV. VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI VỚI XÂY DỰNG GIAI CẤP NÔNG DÂN VIỆT NAM VỮNG MẠNH
1. Tổ chức dạy nghề cho hội viên nông dân
– Các chương trình dạy nghề cho hội viên nông dân: do Hội tổ chức, Hội phối hợp tổ chức.
– Giới thiệu việc làm, tư vấn nghề nghiệp
– Kết quả cụ thể (……… – ………..)
2. Tham gia giám sát, phản biện xã hội và góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
– Thực hiện Quyết định 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị.
– Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên nông dân
– Đề xuất cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân, xây dựng nông thôn mới.
– Các chương trình đã ký kết với các ban, ngành, đơn vị…
V. THAM GIA XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN VÀ KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
– Thực hiện theo Quyết định 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị.
– Thực hiện Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg, ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
– Đảng viên tham gia sinh hoạt Hội, hội viên được kết nạp vào Đảng, bồi dưỡng giới thiệu hội viên ưu tú cho cấp ủy Đảng để phát triển Đảng.
C. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Một số kết quả nổi bật, nguyên nhân
2. Hạn chế, yếu kém (trong công tác xây dựng Hội, phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, xây dựng giai cấp nông dân, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền)
3. Nguyên nhân, hạn chế
– Nguyên nhân chủ quan
– Nguyên nhân khách quan
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Về công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, hội viên nông dân
2. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Hội về trình độ chuyên môn, nghiêp vụ.
3. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội.
4. Chủ động tham mưu với cấp ủy đảng, chính quyền và tăng cường các chương trình phối hợp.
5. Xác định nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm; xây dựng mô hình và làm tốt công tác thi đua, khen thưởng.
Phần thứ haiPHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CÔNG TÁC HỘI VÀ PHONG TRÀO NÔNG DÂN NHIỆM KỲ ……… – ………..
I. DỰ BÁO TÌNH HÌNH CHUNG 5 NĂM TỚI (THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN)
II. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU
1. Phương hướng chung
Ngắn gọn, súc tích, bám sát chủ trương của Hội và Nghị quyết của cấp ủy cùng cấp.
2. Mục tiêu chính
Tập trung vào một số nội dung: công tác Hội, phong trào thi đua, xây dựng nông thôn mới, chuyên đề, nghị quyết chủ yếu của cả nhiệm kỳ…
3. Các chỉ tiêu cụ thể
Căn cứ kết quả thực hiện, xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp, số liệu cụ thể phấn đấu đạt trong nhiệm kỳ.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Công tác xây dựng tổ chức Hội (công tác tuyên truyền; tổ chức kiểm tra; thi đua, khen thưởng; đối ngoại)
2. Tổ chức thực hiện và phối hợp thực hiện các phong trào thi đua phát triển nông nghiệp
3. Tổ chức thực hiện và phối hợp tổ chức thi đua tham gia xây dựng nông thôn mới
4. Vai trò, trách nhiệm của tổ chức Hội trong xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam, giai cấp nông dân…
5. Tổ chức các hoạt động của Hội trong tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đoạn kết của báo cáo, đi kèm với khẩu hiệu kêu gọi hành động của cán bộ, hội viên nông dân đơn vị./.
Nơi nhận:
– Thường trực tỉnh Hội ;
– Các ban chuyên môn ;
– Các đ/c cán bộ phong trào ;
– Các huyện, thành Hội
– Lưu VP.
T/M BAN THƯỜNG VỤ
PHÓ CHỦ TỊCH
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp