Lễ cúng đầy tháng cho bé gái là gì?
Khi nói về nguồn gốc của lễ đầy tháng, ở mỗi vùng miền sẽ có những câu chuyện khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết đều là những câu chuyện về các Bà Mụ và Đức ông. Những người đã giúp nặn hình ra đứa trẻ và gửi đến cho gia đình.
Mỗi đứa trẻ sơ sinh đều do các vị Đại Tiên (Bà Chúa Đầu thai) hay còn gọi là 12 Bà Mụ nặn ra. Mỗi Mụ Bà sẽ có trách nhiệm nặn ra một bộ phận cho đứa trẻ như mắt, mũi, tay, chân, tóc… xấu hay đẹp cũng do tay các Bà Mụ nặn ra.
Bạn đang xem: Mâm cúng đầy tháng bé gái gồm những gì? Ý nghĩa việc cúng đầy tháng cho bé gái
Ý nghĩa việc cúng đầy tháng cho bé gái
Thời xưa, vì không có nhiều điều kiện về y tế hoặc do sức khỏe yếu kém mà những đứa trẻ sinh ra trong khoảng 4 tuần đầu tiên thường dễ chết yểu (mất sớm). Cũng vì điều này mà cha mẹ sẽ thường không đặt tên cho con trong tháng đầu tiên.
Nếu đứa bé nào có thể vượt qua được 4 tuần đầu, sẽ được ông bà cha mẹ làm lễ cúng đầy tháng. Ý nghĩa của việc này là nhằm tạ ơn trời đất đã mang bé đến với gia đình khỏe mạnh và đặt tên cho bé. Đồng thời, ý nghĩa của lễ cúng đầy tháng bé gái cũng là để tỏ lòng biết ơn đến 12 Bà Mụ và Đức Ông để nặn ra đứa bé và che chở “mẹ tròn con vuông” một cách toàn vẹn.
Nghi thức cúng đầy tháng cũng là cách để gia đình xin các đấng thần linh trong trời đất bảo vệ, nâng đỡ để bé luôn khỏe mạnh, thông minh và gặp nhiều may mắn trong tương lai.
Cách tính đầy tháng cho bé gái
Theo cách tính trong dân gian xưa, để biết bé gái đầy tháng khi nào sẽ tính bằng lịch âm, cụ thể sẽ dựa vào câu nói: “Gái lùi 2, trai lùi 1” . Nghĩa là ngày đầy tháng theo lịch âm của bé gái sẽ sớm hơn 2 ngày, còn ngày đầy tháng của bé trai sẽ sớm hơn 1 ngày.
Ví dụ: Bé gái của bạn sinh vào ngày 23 tháng 4 âm lịch, thì ngày đầy tháng của bé sẽ là 21 tháng 5 âm lịch.
Tuy nhiên, xã hội ngày nay ngày càng phát triển và có sự đổi mới, nên bố mẹ thường dùng ngày dương để tổ chức ngày đầy tháng cho bé . Điều này cũng không thành vấn đề và vẫn có thể áp dụng cách tính đầy tháng cho bé gái như trên vẫn được.
Bà Mụ (mẹ sanh) là những ai?
Theo sự tích về cúng mụ cho bé gái, 12 Bà Mụ là các thần giúp việc cho Ngọc Hoàng. Mỗi bà kiêm một việc trong sinh nở giáo dưỡng, được gọi tên như sau:
- Mụ bà Trần Tứ Nương coi việc sinh đẻ (chú sanh).
- Mụ bà Vạn Tứ Nương coi việc thai nghén (chú thai).
- Mụ bà Lâm Cửu Nương coi việc thụ thai (thủ thai).
- Mụ bà Lưu Thất Nương coi việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé (chú nam nữ).
- Mụ bà Lâm Nhất Nương coi việc chăm sóc bào thai (an thai).
- Mụ bà Lý Đại Nương coi việc chuyển dạ (chuyển sanh).
- Mụ bà Hứa Đại Nương coi việc khai hoa nở nhụy (hộ sản).
- Mụ bà Cao Tứ Nương coi việc ở cữ (dưỡng sanh).
- Mụ bà Tăng Ngũ Nương coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống).
- Mụ bà Mã Ngũ Nương coi việc ẵm bồng con trẻ (tống tử).
- Mụ bà Trúc Ngũ Nương coi việc giữ trẻ (bảo tử).
- Mụ bà Nguyễn Tam Nương coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ (giám sanh).
Mâm cúng đầy tháng bé gái gồm những gì?
Việc chuẩn bị một mâm cúng đầy tháng bé gái có thể làm các bậc cha mẹ bối rối. Nhất là đối với các đôi vợ chồng trẻ hay mới sinh con lần đầu. Vì họ sẽ không biết chọn những lễ vật gì sao cho đầy đủ ý nghĩa; số lượng bao nhiêu; bày trí lễ vật như thế nào; hướng mâm theo hướng nào; bài văn cúng…
Dưới đây là cách cúng đầy tháng cho bé gái cha mẹ cần chuẩn bị.