Như vậy, trừ lượng thí sinh không xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT quốc gia thì lượng thí sinh ảo sẽ được giảm thiểu”.Theo khoản 4 Điều 2 Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định như sau:
4. Xử lý nguyện vọng là quy trình xử lý trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung để xác định nguyện vọng cao nhất trong số nguyện vọng mà thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển, trên cơ sở đó lập danh sách thí sinh trúng tuyển.
Như vậy, lọc ảo có thể được hiểu là cách mà cơ quan chức năng dựa vào đó để đảm bảo những thí sinh đã trúng tuyển một trường ở nguyện vọng đầu sẽ bị loại, không được xét tuyển ở các nguyện vọng trong tuyển sinh đại học 2022.
Thời gian lọc ảo trong tuyển sinh đại học năm 2022
Từ ngày 4/9 đến 17h00 ngày 15/9, cơ sở đào tạo tải dữ liệu, thông tin xét tuyển trên Hệ thống, tổ chức xét tuyển, xử lý nguyện vọng xét tuyển để xác định nguyện vọng cao nhất mà thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển. Trong đó, Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức lọc ảo tất cả các phương thức xét tuyển từ ngày 10-15/9.
Theo quy định, thời gian lọc ảo từ 10 – 15/9, Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức lọc ảo 6 lần. Sau đó, các trường ĐH sẽ công bố điểm chuẩn cho thí sinh trước 17h00 ngày 17/9.
Quy trình lọc ảo xác định điểm chuẩn đại học 2022 được quy định như thế nào?
Theo quy định tại tiểu mục 3 Mục II Công văn 3883/BGDĐT-GDĐH năm 2022 hướng dẫn cơ sở đào tạo thực hiện quy trình xét tuyển, xử lý nguyện vọng xét tuyển (lọc ảo) chính thức như sau:
– Các cơ sở đào tạo tổ chức xét tuyển sớm và công bố danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp) phải được đưa lên Hệ thống để xử lý nguyện vọng nếu thí sinh có đăng ký nguyện vọng xét tuyển (bất kể là thí sinh đăng ký thứ tự nguyện vọng nào); không được quy định hoặc yêu cầu thí sinh phải đăng ký nguyện vọng 1 trên Hệ thống mới được trúng tuyển; tuyệt đối không được xét tuyển lại (tăng hoặc giảm mức điểm trúng tuyển) để loại bớt hoặc tăng thêm thí sinh.
– Năm 2022, Bộ Giáo dục Đào tạo tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ sở đào tạo về: thông tin tuyển sinh trên Cổng thông tin tuyển sinh, thống kê nguyện vọng thí sinh, điểm kết quả học tập cấp THPT, phần mềm xét tuyển (các cơ sở đào tạo phải cập nhật đúng phiên bản phần mềm xét tuyển),… để giúp các cơ sở đào tạo thực hiện tuyển sinh thuận lợi. Tuy nhiên, các cơ sở đào tạo cần lưu ý Hệ thống xử lý nguyện vọng xét tuyển chỉ làm nhiệm vụ lọc bỏ những thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng cao hơn vào cơ sở đào tạo khác ra khỏi danh sách trúng tuyển dự kiến mà cơ sở đào tạo gửi lên Hệ thống, không có chức năng điều chỉnh chỉ tiêu, điểm chuẩn mà cơ sở đào tạo đã xác định; Hệ thống không xét tuyển thay cho các cơ sở đào tạo.
– Các cơ sở đào tạo tự chủ trong công tác tuyển sinh và phải chịu trách nhiệm trong việc xác định chỉ tiêu, xác định điểm trúng tuyển vào các ngành/nhóm ngành đào tạo của cơ sở đào tạo; nếu cơ sở đào tạo xác định danh sách trúng tuyển dự kiến không sát với thực tế dẫn đến tuyển vượt chỉ tiêu đã đăng ký thì cơ sở đào tạo và cá nhân liên quan hoàn toàn chịu trách nhiệm và sẽ bị xử lý theo Điều 27 của Quy chế tuyển sinh hiện hành. Những cơ sở đào tạo tuyển không đủ chỉ tiêu trong đợt 1 có thể tiếp tục xét tuyển các đợt bổ sung.
– Đặc biệt, các cơ sở đào tạo phải triệt để tuân thủ và thống nhất thực hiện quy định: Danh sách thí sinh trúng tuyển chính thức vào cơ sở đào tạo là danh sách thí sinh được Hệ thống xử lý nguyện vọng xét tuyển gửi lại cơ sở đào tạo (trên cơ sở danh sách thí sinh dự kiến trúng tuyển do cơ sở đào tạo tải lên Hệ thống) sau khi lọc ảo lần cuối cùng vào ngày 15/9/2022, các cơ sở đào tạo tuyệt đối không được điều chỉnh danh sách trúng tuyển chính thức này.
– Để danh sách thí sinh trúng tuyển sát với chỉ tiêu tuyển sinh đã xác định, Bộ GDĐT yêu cầu các cơ sở đào tạo, nhóm cơ sở đào tạo xét tuyển thực hiện:
+ Bố trí cán bộ có kinh nghiệm trong việc thống kê số liệu, phân tích dữ liệu, xử lý thông tin… về tuyển sinh để kiểm soát tỷ lệ thí sinh ảo phù hợp với từng cơ sở đào tạo, từng ngành/nhóm ngành đào tạo và quy trình tuyển sinh.
+ Hiện nay một số cơ sở đào tạo đã tự nguyện hình thành nhóm xét tuyển khu vực phía Bắc và nhóm xét tuyển khu vực phía Nam. Các nhóm cần thống nhất việc hỗ trợ lẫn nhau trong xét tuyển và lọc ảo. Các cơ sở đào tạo cần lưu ý tính toán việc điều chỉnh điểm dự kiến trúng tuyển, danh sách thí sinh dự kiến trúng tuyển sau mỗi lần lọc ảo trong nhóm và lọc ảo toàn quốc để đảm bảo danh sách thí sinh chính thức trúng tuyển vào cơ sở đào tạo sau lần cuối cùng lọc ảo toàn quốc (ngày 15/9/2022) sát với chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở đào tạo.
Như vậy, quy trình lọc ảo của bộ sẽ không trực tiếp xét tuyển mà chỉ hỗ trợ sắp xếp nguyện vọng của các thí sinh đồng thời giúp các cơ sở đào tạo thực hiện tuyển sinh thuận lợi hơn dựa trên các ưu tiên của thí sinh để lọc ra nguyện vọng cao nhất mà thí sinh có thể trúng tuyển. Theo đó, thí sinh sẽ trúng tuyển một nguyện vọng tốt nhất trong khả năng của mình đồng thời hạn chế tối đa số lượng thí sinh ảo đỗ nhiều trường để giữ chỗ làm mất cơ hội của nhiều thí sinh khác.
Phần mềm lọc ảo xét tuyển hoạt động như thế nào?
Năm nay, thí sinh sẽ được đăng ký không giới hạn về số nguyện vọng xét tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng. Với quy chế mới này, Bộ GD & ĐT cũng đã hỗ trợ các trường lọc thí sinh ảo để tránh nguy cơ vỡ trận khi thí sinh dồn vào ngày cuối cùng mới đăng ký xét tuyển. Vậy phần mềm lọc ảo sẽ hoạt động như thế nào?
Phần mềm lọc ảo giúp cho các học sinh đạt điểm cao không có nguy cơ bị trượt. Nó hoạt động thông qua việc loại bỏ thí sinh đã trúng tuyển ở một trường có nguyện vọng đầu ra khỏi danh sách xét tuyển ở các nguyện vọng sau.
Ví dụ: Thí sinh A vừa đăng ký xét tuyển vào trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, vừa vào ĐH Kinh tế Quốc dân và ĐH Xây dựng. Nếu thí sinh A đã ưu tiên nguyện vọng 1 ở trường ĐH Bách Khoa Hà Nội thì phần mềm sẽ loại 2 nguyện vọng còn lại ra.
Còn những thí sinh tham gia xét tuyển trong khối ngành quân đội và công an thì phần mềm sẽ không lọc được. Khi đó, phần mềm lọc ảo của Bộ GD&ĐT sẽ giúp các trường tiếp tục lọc.
Theo thông tin từ Bộ GD&ĐT thì các nhóm trường xét tuyển ở miền Bắc sẽ được tiếp xúc với dữ liệu khối ngành quân đội, công an và một phần thí sinh ở miền Trung. Như vậy, nếu tiếp cận được dữ liệu tuyển sinh của những thí sinh ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng trị, Huế ra miền Bắc học thì việc lọc ảo sẽ còn hiệu quả hơn nữa.
Thí sinh có bị mất quyền lợi khi vấn đề lọc ảo diễn ra nhiều lần trong tuyển sinh đại học năm 2022?
Mặc dù vấn đề lọc ảo diễn ra nhiều lần trong kỳ tuyển sinh năm 2022 không làm mất đi quyền lợi thí sinh. Thí sinh vẫn được đăng ký không giới hạn về số nguyện vọng, được trúng tuyển ở nguyện vọng cao nhất, ưu tiên nhất của mình khi đáp ứng điều kiện của cơ sở đào tạo vừa đảm bảo quyền lợi của thí sinh, các cơ sở giáo dục ĐH vẫn đảm bảo quyền tự chủ trong tuyển sinh; vừa dự báo được chính xác số lượng trúng tuyển do số lượng thí sinh ảo giảm tối đa.
PGS.TS Bùi Đức Triệu (trưởng phòng Quản lý đào tạo của trường Đại học Kinh tế Quốc Dân) cho rằng: Để tránh gây ảnh hưởng đến quyền lợi của mỗi thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cần phải cân nhắc, có các biện pháp triển khai hệ thống lọc ảo chung cho tất cả mọi phương thức xét tuyển.
Thí sinh liệu có bị mất quyền lợi khi áp dụng công nghệ lọc ảo?
Tại trường ĐH Kinh tế Quốc Dân, phần mềm xét tuyển của Trường hoạt động căn cứ vào tính đa nguyện vọng của mỗi phương thức xét tuyển. Đồng thời cũng căn cứ vào tính đa đối tượng của các thí sinh. Các em có thể đỗ cùng lúc vài nguyện vọng vào các ngành khác nhau trong một trường rồi cân nhắc để lựa chọn nguyện vọng mà mình yêu thích nhất.
Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM thì việc xây dựng hệ thống lọc ảo chung cho nhiều hình thức xét tuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo tuy chỉ là điều chỉnh về mặt kỹ thuật nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của thí sinh. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có biện pháp giám sát chặt chẽ để ngăn chặn các trường đại học gọi thí sinh nhập học sớm dẫn đến không công bằng với nhiều thí sinh khác. Điều này, cũng làm cho thí sinh không yên tâm khi lúc xét tuyển đã đỗ nhưng sau lọc ảo lại trượt dẫn đến tâm lý không ổn định và thấp thỏm lo âu.
Để giải đáp rõ những băn khoăn về quyền lợi của thí sinh, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn đã cho biết: Các em sẽ phải chốt một chỗ học khi đến thời hạn để không chiếm chỗ của các thí sinh khác. Nhằm đảm bảo quyền lợi cho thí sinh và lợi ích của các trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ yêu cầu các trường Đại học không bắt thí sinh xác nhận nhập học sớm, trừ khi thí sinh đó đã đăng ký trường đó là nguyện vọng cao nhất. Thời gian xét tuyển đại học đợt 1 dự kiến sẽ được kéo dài trong khoảng một tuần.
Video về lọc ảo là gì?
Kết luận
Qua những thông tin bên trên chắc rằng các bạn có thể hiểu rõ hơn về lọc ảo là gì? Mong rằng bài viết sẽ giúp các bạn giải đáp được những băn khoăn trong lòng về đợt tuyển sinh vào Đại Học sắp tới. Chúc các bạn thành công!
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp