Lê Lợi là ai?
Lê Lợi là vị vua anh hùng, lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược; Sinh ngày 10/09/1385 tại Lam Sơn – Tỉnh Thanh Hoá.
Năm 1407 giặc Minh xâm chiếm nước ta. Chúng dùng thủ đoạn mua chuộc, mời Lê Lợi ra làm quan nhưng Ông kiên quyết từ chối. Với lòng căm thù giặc sâu sắc, Lê Lợi đứng lên tập hợp lực lượng, thu nạp người tài, mở hội thề quyết tâm chống giặc Minh đến cùng.
Tháng giêng năm 1418, Lê Lợi tế cờ khởi nghĩa, xưng là Bình Định Vương, người trong nước nghe tin về rất đông… Sau đó nghĩa quân tấn công đồn giặc, mở rộng địa bàn ra các vùng núi Thanh Hoá. Trong một lần chiến đấu, nghĩa quân bị giặc vây, ở vào tình thế nguy khốn, nhờ có Lê Lai và đội quân cảm tử chiến đấu gan dạ, anh dũng hy sinh bảo vệ cho Lê Lợi và Tướng sĩ rút lui an toàn.
Nhờ có núi rừng và nhân che chở, nghĩa quân Lam Sơn nhanh chóng lớn mạnh bắt đầu phản công quân giặc, tiến vào giải phóng Thuận Hoá(trong đó có tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay); đánh ra chiếm lại Thăng long buộc tên tướng Văn Thông cướp thành phải xin hàng. Tháng 12 năm 1427, Lê Lợi sai sữa chữa cầu đường, cung cấp lương thực cho tàn quân nhà Minh rút về nước…
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo kéo dài 10 năm đến đây hoàn toàn thắng lợi. Đầu năm 1428 Lê Lợi lên ngôi vua, đóng đô tại Thăng long(Hà Nội ngày nay), lấy tên nước là Đại Việt; tổ chức lại việc học tập lập trường Quốc Tử Giám, mở khoa thi tuyển chọn nhân tài, thực hiện chủ trương khi có chiến tranh mọi người đều ra trận đánh giặc, hoà bình trở về quê cày ruộng làm ăn… Lê Lợi không chỉ giỏi về quân sự, chính trị, ngoại giao, giáo dục đào tạo, mà còn có tài văn chương, thi phú… Ông là tấm gương phấn đấu tự học không mệt mỏi ngay khi đã làm vua…
Lê Lợi mất ngày 22 tháng 08 năm 1433, thọ 48 tuổi, chôn ở Lam Kinh, tỉnh Thanh Hoá, miếu hiệu Lê Thái Tổ; trước lăng vua dựng tấm bia đá khắc bài văn do Nguyễn Trãi soạn ca ngợi công lao to lớn của anh hùng dân tộc Lê Lợi, truyền lại ngày nay.
Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa
Với những âm mưu thâm độc và tội ác của chế độ thống trị nhà Minh, trong vòng 20 năm đô hộ nước ta, nhà Minh đã làm cho sự khủng hoảng xã hội ngày càng thêm sâu sắc, đất nước bị tàn phá, lạc hậu, người dân lâm vào cảnh lầm than, điêu đứng. Bên cạnh đó, chế độ thống trị của nhà Minh không thể tiêu diệt được tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta, với lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc nhân dân ta tổ chức nhiều cuộc đấu tranh, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đưa nhân dân ta đi đến thắng lợi.
Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa
Lê lợi là người đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ những ngày đầu và đi đến thắng lợi. Lê lợi sinh ngày 10 tháng 9 năm 1385 (tức ngày 6 tháng 8 năm Ất Sửu) tại Lam Sơn, nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa. Ngài sinh ra trong một gia đình “đời đời làm quân trưởng một phương”. Ngài là con út của Lê Khoáng và Trịnh Thị Ngọc Hương (anh lớn của công tên Học, anh thứ tê Trư). Ngài nối nghiệp làm làm chú trại Lam Sơn. Khi quan minh chiếm đất nước, ngài nuôi chí lớn đáng đuổi giặc xâm lăng.
Mùa xuân năm 1418, người anh hùng Lê Lợi đã cùng với 50 tướng văn tướng võ là một số chí sĩ như Nguyễn Lý, Lê Văn An, Bùi Quốc Hưng … phất cờ khởi nghĩa. Ông tự xưng là Bình Định Vương và kêu gọi nhân dân đánh quân Minh cứu nước. Sau chiến thắng chiến dịch Chi Lăng – Xương Giang, Cuộc khởi nghĩa đi đến thắng lợi. Lê Lợi lên ngôi vua và lấy hiệu là Lê Thái Tổ, đặt tên nước ta là Đại Việt, đóng đô ở Đông Đô (tức Hà Nội ngày nay)
Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- Giai đoạn 1 (1418 -1423) : Khởi nghĩa hoạt động ở vùng Thanh Hóa
Đầu năm 1416, tại núi rừng Lam Sơn trên đất Thanh Hóa, Lê Lợi cùng với 18 người bạn thân thiết, đồng tâm cứu nước đã làm lễ thề đánh giặc ngoại xâm. Tin Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, chiêu mộ hiền tài lan rộng, thu hút các anh hùng hào kiệt từ bốn phương kéo về vùng đất Lam Sơn và đây trở thành nơi tụ nghĩa. Thành phần tạo nên cuộc khởi nghĩa Lam Sơn có đủ các tầng lớp xã hội và các thành phần dân tộc khác nhau với những đại diện ưu tú như Nguyễn Trãi, Nguyễn Nguyên Hãn, Nguyễn Xí, Lê Lai, … Sau mooth thời gian chuẩn bị chín muồi, Năm 1418, Lê Lợi tự xưng là Bình Định vương, kêu gọi nhân dân đánh giặc cứu nước.
Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vậy chặt căn cứ Chí Linh, quyết giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã đóng giả Lê Lợi và chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây giặc và đã cảm tử hy sinh. Sau đó, quan Minh cho rằng đã giết được Lê Lợi nên đã rút binh.
Cuối năm 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn lính mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ nghãi quân. Lê Lợi phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quan đã trải qua thời kỳ khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, lê Lợi đã phải viết cả ngựa, voi để nuôi quân. Cuộc khởi nghĩa kéo dài đến năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hòa và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 năm 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.
Tổng kết giai đoạn 1: Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo gặp phải nhiều khó khăn và thử thách với các vấn đề như Lực lượng còn non yếu; quân Minh liên tục tấn công bao vây; phải ba lần rút lên núi Chi Linh và luôn trong tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm. Dù giai đoạn đầu gặp nhiều khó khăn nhưng nhuệ khí của đoàn quân Lam Sơn không hề suy giảm, cuộc khởi nghĩa tiếp tục bước sang gia đoạn tiếp theo.
- Giai đoạn 2 (1424 – 1425) : Cuộc khởi nghĩa tiến vào khu vực phía nam
Từ năm 1424 đến cuối năm 1426, đội quân Lam Sơn đã diễn ra nhiều cuộc khởi nghĩa giành được nhiều thắng lợi. Cụ thể diễn biến tiêu biểu của các cuộ khởi nghãi như sau:
+ Giải phóng Nghệ An năm 1424: Theo kế hoạch của Nguyễn Chính, được Lê Lợi chấp thuận. Ngày 12 tháng 10 năm 1424, nghĩa quân Lam Sơn bất ngờ tấn công Đa Căng (Thọ Xuân, Thanh Hóa) bắt đầu chuỗi thắng lợi liên tiếp của dân tộc ta. Sau khi hạ thành Trà Lân, trên đà thắng lợi, nghĩa quan tiến đánh Khả Lưu, phần lớn Nghệ An đã được giải phóng.
+ Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá năm 1425: Vào tháng 8 năm 1425 Trần Nguyên Hãn và Lê Ngân đã huy động quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa. Bắt đầu từ đây, vùng giải phóng của nghĩa quân kéo dài từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân. Quân Minh bị đánh tan nát, mấy thành lũy bị cô lập và bị nghiã quân Lam Sơn quây hãm.
Tổng kết giai đoạn 2 cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: Trong giai đoạn này Lê lợi cùng với những tướng văn võ của mình lên kế hoạch cho cuộc đấu tranh, đánh bại quân Minh, kéo quân về nước. Cuộc khởi nghĩa với thắng lợi mở đầu ở Nghệ An sau đó dần dần giải phóng xuống phía nam đất nước. Vùng giải phóng kéo dài từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân. Nhờ đó tinh thần của nghĩa quân ngày càng hùng mạnh, đồng thời thu hút được nhiều anh tài bổ sung thêm cho lực lượng của nghĩa quân Lam Sơn tiếp tục cho giai đoạn quyết định.
- Giai đoạn 3 (1426 – 1427) : Giải phòng Đông Quan tiến quân ra bắc, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi
Tháng 9 năm 1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định chia thành 3 đạo tiến quân ra Bắc: Đạo thứ nhất tiến ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam sang; Đạo thứ hai, giải phòng vùng hạ lưu sông Nhị ( sông Hồng) và chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An về Đông Quan; Đạo thức ba tiến thẳng về Đông Quan. Nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ về mọi mặt. Nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn và cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn phản công, bắt đầu với trận Tốt Động – Chúc Động năm 1426.
Tháng 10 năm 1426, khoảng 5 vạn viện binh giặc do Vương THông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn. Muốn giành thế chủ động, tháng 11 năm 1426, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (nay là Chương Mĩ, Hà Nội). Biết trước âm mưu của giặc, quân ta phục kích ở Tốt Động – Chúc Động, đánh giặc tan tác rồi Vương Thông kéo binh chạy tháo về Đồn Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.
Tiếp nối thắng lợi, vào cuối năm 1427, quân Lam Sơn triển khai chiến dịch Chi Lăng – Xương Giang, đánh tan nát thêm 10 vạn viện binh quân Minh, buộc tướng chỉ huy quân Minh là Vương Thông phải xin giảng hòa và được phép rút quân về nước. Sau chiến thắng, Bình Định Vương Lê Lợi sai văn thần Nguyễn Trãi viết bài Bình Ngô đại cáo để tuyê cáo co toàn dân. Nước Đại Việt được khôi phục, Lê Lợi lên ngôi vua, đặt hiệu Thuận Thiên, mở ra cơ nghiệp nhà Lê trong gần 400 năm sau đó.
Nguyên nhân thắng lợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bao gồm những lý do sau đây:
– Truyền thống yêu nước của dân tộc: Từ bao đời nay, nhân dân ta luôn có truyền thống yêu nước nồng nàn, ý chí đấu tranh không mệt nghỉ, kiên cường bất khuất. Tinh thần, nhiệt huyết chiến đấu, đánh tan giặc ngoại xâm, quyết tâm giành lại độc lập cho đánh nước, bảo vệ biên cương của nước nhà và cuộc sống ấm no cho người dân.
– Người lãnh đạo tài ba: Một trong những nguyên nhân to lớn dẫn đến kết quả thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đó là có được sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy nghĩa quân, trong đó đứng đầu là Lê Lợi. Cùng với đó là những tướng sĩ tài hoa được Lê Lợi chọn lọc và tin dùng đó là Nguyễn Trãi, Lê Lai, Nguyễn Chích, … Tiêu biểu là Nguyễn Trãi, ông đã đưa ra nhiều sách lược, chiến thuật đúng đắn để giúp cho cuộc khởi nghĩa đi đến với thắng lợi. Không những thế, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa còn biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng trước kẻ thủ, biết lùi một bước để tiến hai bước, tạm hòa giải để chuẩn bị lực lượng, tiến công mạnh mẽ và giành thắng lợi, dẫn binh thần tốc, đi đến đâu chiêu dụ nhân tài đến đó bổ sung lực lượng hùng hậu cho nghĩa quân.
– Sự ủng hộ của người dân: Từ những ngày đầu bắt đầu dựng cờ khởi nghĩa, đội quân Lam Sơn đã nhận được sự ủng hộ hết lòng từ phía nhân dân. Tất cả các tầng lớp nhân dân, không phân biệt già, trẻ, nam, nữ hay các tầng lớp trong xã hội, cùng chung chí hướng đấu tranh, giải phóng dân tộc, đánh bay giặc Minh về nước. Đặc biệt, người phụ nưc cũng có nhiều đóng góp trong cuộc khởi nghĩa như cung cấp lương thực, xây dựng căn cứ, tham gia chiến đấu, dũng cảm quên mình như bà Phạm Thị Ngọc Trần (vợ Lê Lợi) – người đã có công trong việc quản lý trang trại, lương thực ở Lam Sơn, chỉ huy đội nữ binh; Hồng Nương công chúa (con gái Lê Lợi) cũng là nữ tướng tham gia đánh giặc; Nguyễn Thị Bành (vợ Nguyễn Chích)là một nữ tướng tài ba chỉ huy nhiều trận đấnh … Các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia vào cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng đoàn binh, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân, che giấu và bảo vệ nghĩa binh trước sự đe dọa, dòm ngó của quân Minh xâm lược. Từ đó, tạo nên sức mạnh tổng hợp để hình thành nên cuộc khởi nghĩa 10 năm với nhiwuwf gian truân, vất vả.
– Chiến thuật đúng đắn: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chính thức kéo dài trong 10 năm, đó là cuộc khởi nghĩa bền bỉ và lâu dài. Trong giai đoạn đầu cuộc đấu tranh, chúng ta đã gặp nhiều khó khăn cả về binh lực và lương thực thực phẩm. Bên cạnh đường lối kháng chiến, chiến thuật tác chiến đúng đắn, sáng tạo của người chỉ huy. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa đó là đã biết dựa vào dân, từ một cuộc đội quân nhỏ đã phát triển thành mội đoàn quân khởi nghĩa hùng hậu với quy mô cả nước, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ giải phóng dân tộc, đánh tan quân xâm lược. Trong cuốn “Khởi nghĩa Lam Sơn 1418 – 1427″ đã chỉ rõ: ” Hầu như không có làng nào thuộc hai huyện Lương Giang và Cố Lôi dọc theo sông Chu không có người gia nhập nghĩa quân vào những năm tháng chuẩn bị này”.
Như vậy, có rất nhiều yếu tố dẫ đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa lam Sơn do Bình Định vương Lê Lợi lãnh đạo. Trong đó phải kể đến nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghãi Lam Sơn đó chính là tinh thần dân tộc, nhân dân ta luôn có một lòng nồng nàn yêu nước, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, đem lại cuộc sống hòa bình, ấm no hạnh phúc, không phải chịu ách thống trị, xiềng xích của quân xâm lược.
Ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa lam Sơn đã làm chấm dứt hơn 20 năm đô hộ của triều đình phong kiến nhà Minh. Cuộc khởi nghĩa đã đập tan hoàn toàn những âm mưu đô hộ nước ta của nhà Minh. Đất nước ta hoàn toàn sạch bóng quân thù xâm lược. Mở ra thời kỳ mới cho dân tộc ta, triều đại hậu Lê với gần 400 năm lịch sử.
Trong suốt tiến trình của cuộc khởi nghĩa, Lê Lợi và những tướng sĩ của mình đã “lấy xưa nghiệm nay, xét suy mọi cơ hưng phế”, “vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả ước nhà góp sức”, biết nắm bắt vai trò quan trọng của người dân mà khơi dậy và phát huy toàn dân đứng lên giành và bảo vệ độc lập dân tộc. Từ khắp mọi miền đất nước, đội quân Lam Sơn đã dựng cờ khởi nghĩa, chiêu mộ nhân tài phối hợp với nhân dân địa phương dựng nên thế trận “làng – nước cùng đánh giặc”. Trải qua 10 năm chiến đấu gian khổ, từ lực lượng ban đầu năm 1418 chỉ có khoảng 2 000 người, đến năm 1426, nghĩa quân Lam Sơn đã có đến 350 000 quân, bao gồm các vệ bộ binh, đội tượng binh, thủy binh và kỵ binh. Sự phát triển vượt bậc về cả phạm vi, quy mô hoạt động lẫ tổ chức và lực lượng không chỉ thể hiện tình yêu nước, căm thù giặc cao độ của nhân dân mà còn phản ánh truyền thống đoàn kết một lòng cứu nước của nhân dân Đạt Việt. Đồng thời từ cuộc khởi nghĩa ngày đã để lại những bài học về chiến lược, mưu lược cho cuộc hành trình chống xâm lăng, giữ nước của dân tộc, là một trong những nghệ thuật quân sự độc đáo.
Chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn cũng thể hiện tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm của nhân dân ta. Đối với người Việt Nam, yêu nước là tình cảm thiêng liêng, là cái chi phối và là thước đo đạo lý làm người. Giá trị đó được hình thành và phát triển trong suốt chiều sau lịch sử dụng nước và giữ nước, được kết tinh, lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Yêu nước không chỉ lag phẩm chất tinh thần luôn được hun đúc thành truyền thông và hơn thế trở thành chủ nghĩa yêu nước, sức mạnh tinh thần là nguồ lực không bao giờ cạn, đảm bảo cho sự trường tồn của đất nước qua mọi thiên biến của lịch sử. Nhờ lòng yêu nước, trong toàn bộ cuộc khởi nghĩa, nhiều khi tưởng chừng không qua nổi nhưng với tinh thần bất khuất và sự giúp đỡ của các dân tộc anh em như người mường, người thái ở núi Chi Linh đã giúp đội quan Lam Sơn vượt qua khó khăn trong giai đoạn và đi đến thắng lợi hoàn toàn. Đồng thời sự đóng góp đó cũng là một bằng chứng sinh động khẳng định mối đoàn kết và sự thống nhất vững chắc của các dân tộc nước ta.
Khởi nghĩa Lam Sơn giảnh thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi vua, đồng thời đã mở ra cho đất nước ta một thời kì mới – Đại Việt thời Lê Sơ. Với gần 400 năm lịch sử, thời đại Lê sơ có 10 vị hoàng đế thuộc 6 thế hệ, đây là thời kỳ các hoàng đế nhà Lê nắm trọn được quyền hành, cũng như là thời kỳ vĩ đại, hoàng kinh nhất của chế độ phong kiến Việt Nam, xã hội được đi vào ổn điịnh, phát triển thịnh vượng một cách nhanh chóng sau thời kỳ đấu tranh chống giặc Minh trước đó. Cùng với đó là sự phát triển cực tịnh về mọi mặt từ kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục , quân sự, góp phần để lại những giá trị văn hóa – lịch sử to lớn cho thế hệ sau này. Lãnh thổ thời đại này tiếp tục được mở rộng hơn; nền kinh tế phát triển theo thông qua buôn bán trong nước và thông thương với nước ngoài, bộ luật Hồng Đức ra đời và những tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật có giá trị cho đến thời kỳ bây giờ như: Bình ngô đại cáo; Đại Việt sử ký toàn thư; nghệ thuật chèo tuồng; các công trình kiến trúc và điêu khắc như các công trình lăng tẩm cung điện tại Lam Kinh, …
Như vậy, với chiến thắng lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn để để lại những ý nghãi lịch sử to lớn đối với dân tộc ta. Nó thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn của nhân dân, sự dũng cảm dám đứng lên đấu tranh bảo vệ tổ quốc, đánh tan ách xâm lược của giặc ngoại xâm. Cùng với đó, thể hiện công cuộc dựng nước và giữ nước của đất nước ta với viết bao công trạng của những người anh hùng đã làm nên lịch sử vẻ vang của dân tộc, mang lại cuộc sống ổn định, ấm no, hạnh phúc của người dân. Cùng với đó để lại những giá trị văn hóa, khoa học, nghệ thuật có giá trị đến đời sau.
********************
Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp
Bạn đang xem: Lê Lợi là ai? Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn