I. Dàn ý phân tích bài thơ Viếng lăng Bác
1. Mở bài– Giới thiệu vài nét về nhà thơ Viễn Phương- Giới thiệu khái quát về nội dung bài thơ Viếng lăng Bác.
2. Thân bài* Phân tích khổ thơ đầu: “Con ở miền Nam… thẳng hàng”- Lời xưng hô: Con – Bác => Thân mật, gần gũi như tình cảm của một đứa con dành cho người cha đáng kính- Từ miền Nam xa xôi, người con ấy mang cả trái tim của hàng triệu đồng bào miền Nam để gặp Bác- Hình ảnh nổi bật: Hàng tre xanh bát ngát trong sương mai buổi sớm “Ôi hàng tre… thẳng hàng” => Cây tre là biểu tượng cho hồn cốt dân tộc Việt, là sức sống bền bỉ, sự trường tồn của đất nước.
* Phân tích khổ thơ thứ hai: “Ngày ngày… mùa xuân”: Dòng cảm xúc của tác giả khi theo dòng người vào lăng viếng Bác- Hình ảnh nổi bật: “Mặt trời”+ “Mặt trời đi qua trên lăng”: Mặt trời của thiên nhiên, của vũ trụ luôn luân chuyển không ngừng, ngày ngày qua trên lăng sưởi ấm cho Người+ “Mặt trời trong lăng rất đỏ”: Hình ảnh ẩn dụ chỉ Bác Hồ – vầng dương, con thuyền chỉ hướng cho dân tộc Việt Nam đi qua những ngày tối tăm nhất.+ Màu đỏ của “mặt trời” Bác Hồ được toát lên từ phẩm chất con người, từ lí tưởng, từ ý chí bất khuất, kiên cường.- Điệp từ “ngày ngày”: Sự liên tục của thời gian, sự lặp lại tuần hoàn của thiên nhiên- Hình ảnh nổi bật tiếp theo: “Dòng người” kết thành tràng hoa => Cả đoàn người lặng lẽ “đi trong thương nhớ”, Viễn Phương hòa cùng dòng người ấy đem tấm lòng yêu kính chân thành của mình dâng lên Bác. + “Bảy mươi chín mùa xuân”: Ý chỉ số tuổi của Bác, cả cuộc đời Người không một phút giây nào ngơi nghỉ, tất cả đều cống hiến cho dân, cho nước. => Lời ngợi ca công ơn của Bác và bày tỏ niềm biết ơn vô bờ của người dân Việt Nam dành cho Bác.
Bạn đang xem: Lập dàn ý phân tích bài thơ Viếng lăng Bác
* Phân tích khổ thơ thứ ba: “Bác nằm trong… trong tim”- Hình ảnh vị Cha già nằm ở đó, nhẹ nhàng thanh thản như đang chìm trong một giấc ngủ ngon – Nghệ thuật: Nói giảm nói tránh => Làm giảm bớt không khí đau thương đang tràn ngập trong tâm hồn ông và hàng triệu con dân Việt. – Hình ảnh “vầng trăng”: Bác Hồ là người yêu trăng, vầng trăng luôn là người bạn tri âm tri kỉ với Người.- “Vẫn biết… trong tim”: + Tiếng nấc nghẹn ngào, lời trách cứ đối với trời xanh+ “nghe nhói”: Cảm giác đau xót, quặn thắt tin gan, dồn nén tới mọi giác quan của con người.
* Phân tích khổ thơ tiếp: “Mai về… trung hiếu chốn này”- Khi phải nói lời từ biệt, kết thúc cuộc viếng thăm lăng Bác Hồ, Viễn Phương bật lên tiếng khóc, tiếng nấc nghẹn ngào- Điệp từ “muốn” được lặp lại ba lần: Khẳng định ước muốn mãnh liệt của nhà thơ “muốn làm một con chim hót”, “một đóa hoa”, “một cây tre trung hiếu”- Nhịp thơ chậm rãi như muốn kéo dài thêm giây phút sắp phải chia xa.- Hình ảnh nổi bật: “cây tre”+ Xuất hiện một lần nữa như vòng tuần hoàn + Biểu tượng của con người Việt Nam, cho ý chí, sức mạnh của dân tộc.=> Tiếng lòng, khát khao, ước nguyện của tác giả cũng như tất cả người dân.
3. Kết bài– Khẳng định lại giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.- Nêu cảm xúc, đánh giá của bản thân về tác phẩm.
II. Bài văn mẫu phân tích bài thơ Viếng lăng Bác
Bác Hồ luôn là đề tài muôn thuở trong thơ ca của Việt Nam. Người là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà thơ, nhà văn thể hiện tài năng trong các tác phẩm của mình. Có thể nói, Bác chính là hình ảnh đẹp nhất, ngời sáng nhất trong thơ ca Việt Nam. Không ít tác phẩm viết về Người, viết về những cuộc viếng thăm, gặp gỡ Người, nhưng có lẽ, cảm xúc nhất trong những tác phẩm đó là “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương. Bài thơ là nỗi niềm của một người con ở tận miền Nam xa xôi được trở ra thăm Bác sau ngày Bác đi xa.
Viễn Phương là một nhà thơ xuất hiện khá nhiều trong dòng văn học Cách mạng ở miền Nam từ những ngày còn trong thời gian chiến đấu. Nhưng tác phẩm “Viếng lăng Bác” có lẽ là tác phẩm thành công nhất của ông khi viết về Bác Hồ. Cả bài thơ chứa đựng trong đó là nỗi niềm đau xót, là sự xúc cảm chân thành dành cho vị Cha già của dân tộc của một người con nơi phương xa được trở về thăm. Mở đầu bài thơ, tác giả đã mở lời chào giới thiệu với chúng ta, với Bác Hồ kình yêu rằng:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng BácĐã thấy trong sương hàng tre bát ngátÔi! Hàng tre xanh xanh Việt NamBão táp mưa sa đứng thẳng hàng”.
Không như những nhà thơ khác dùng lời mời chào mỹ miểu để miêu tả một cuộc viếng thăm, Viễn Phương đã dùng sự chân thành nhất của mình để giới thiệu…(Còn tiếp).
>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương tại đây.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục