Giao thông đường bộ là loại hình giao thông phổ biến, đặc trưng và có số lượng người tham gia đông nhất. Việc phát triển tốt giao thông đường bộ sẽ tạo tiền đề cho phát triển kinh tế- xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, đổi mới và phát triển đất nước. Tuy nhiên, cho đến nay, mặc dù đã đặt ra các chế tài và không ngừng củng cố các biện pháp xử lý, nhưng tình trạng vi phạm giao thông đường bộ của người dân vẫn còn rất nhiều, đặc biệt là hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông và không có giấy tờ xe. Để giải đáp thắc mắc cho người đọc về số tiền phạt mà họ có thể gánh chịu nếu thực hiện hành vi trên, THPT Ngô Thì Nhậm sẽ có sự phân tích cụ thể trong bài viết dưới đây.
Dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật qua điện thoại:
Cơ sở pháp lý:
Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Giao thông đường bộ do Văn phòng Quốc hội ban hành.
Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
1. Khái quát về hành vi không đội mũ bảo hiểm, không giấy tờ xe?
Mũ bảo hiểm là vật dụng được sử dụng đối với người tham gia giao thông bằng các loại phương tiện: xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy, xe máy điện, xe đạp điện và các loại xe tương tự, nhằm bảo vệ và hạn chế tối đa những tổn thương do va chạm có thể xảy ra đối với phần đầu. Mũ bảo hiểm phải có đặc tính kỹ thuật phù hợp với quy định của QCVN: 2:2021/BKHCN.
Không đội mũ bảo hiểm là hành vi của người tham gia giao thông bằng các loại phương tiện kể trên không sử dụng mũ bảo hiểm (không phân biệt lỗi, nguyên nhân), việc không đội mũ áp dụng với cả người điều khiển hoặc cả người ngồi sau phương tiện.
Giải thích cho giấy tờ xe, tại khoản 2, Điều 58 Luật Giao thông đường bộ quy định rằng:
“Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe;
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.“
Các loại giấy tờ mà tôi muốn nhắc đến chỉ áp dụng đối với người điều khiển xe mô tô 2 bánh, vì vậy, giấy phép lái xe ở đây là giấy phép lái xe hạng A1 hoặc A2.
Không giấy tờ xe được hiểu là việc người điều khiển phương tiện giao thông bằng xe mô tô hai bánh không mang theo, cầm theo (tại thời điểm kiểm tra thì không xuất trình được) không kể đến nguyên nhân không có giấy tờ xe.
Việc thực hiện hành vi không đội mũ bảo hiểm, không có giấy tờ xe khi tham gia giao thông sẽ dẫn đến việc người điều khiển phương tiện phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý nhất định, đó là việc áp dụng biện pháp xử phạt hành chính, chủ yếu là phạt tiền và các biện pháp bổ sung khác. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, tác giả sẽ trả lời chi tiết ở mục 2.
2. Không đội mũ bảo hiểm, không giấy tờ xe bị phạt bao nhiêu?
Không đội mũ bảo hiểm, không giấy tờ xe là hành vi nguy hiểm cho xã hội, vì vậy việc đặt ra quy định về xử lý là tất yếu, theo đó, Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã quy định rất đầy đủ về hành vi này, cụ thể như sau:
Thứ nhất, đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm.
– Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:
– Điểm i, Khoản 2, Điều 6 quy định: “2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:….i) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ“.
Như vậy, đối với người điều khiển xe mô tô thì hành vi không đội mũ bảo hiểm có thể khiến họ phải chịu mức xử phạt cao nhất là 300 nghìn đồng. Bên cạnh đó, theo Điểm k, Khoản 2, Điều 6 quy định: “2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:….k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật”. Việc đặt ra quy định này, nhằm xác định trách nhiệm của người điều khiển đối với người mình chở và cũng nhằm điều chỉnh hành vi hiệu quả đối với các người điều khiển khác.
– Đối với người điều khiển xe đạp máy:
Điểm d, Khoản 3, Điều 8 quy định: ” 3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:….d) Người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ“
Như vậy, hành vi không đội mũ bảo hiểm đối với xe mô tô và xe đạp máy đều có mức xử phạt cao nhất là 300 nghìn đồng.
– Đối với người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện).
Khoản 3, Điều 11 quy định: “3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.“
Các quy định trên cho thấy rằng, hành vi không đội mũ bảo hiểm bị xử phạt vi phạm hành chính áp dụng đối với cả người điều khiển phương tiện và người được chở trên các phương tiện. Ví dụ: nếu có 2 người cùng đi trên 1 chiếc xe máy, mà người điều khiển có đội mũ bảo hiểm, còn người ngồi sau không đội thì người ngồi sau sẽ bị xử phạt với hành vi không đội mũ bảo hiểm, còn người điều khiển bị xử phạt đối với hành vi chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm. Mức phạt liên quan đến hành vi không đội mũ bảo hiểm cao nhất là 200 nghìn đồng.
Thứ hai, đối với hành vi không giấy tờ.
– Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:
Điểm a, khoản 2, Điều 17 quy định: “2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng;“
Điểm a, b, Khoản 2, Điều 21 quy định: “2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;
b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;“
Hành vi không giấy tờ được xét theo 2 trường hợp là không có hoặc không mang giấy tờ, trong đó, hành vi không có giấy tờ sẽ có mức phạt cao hơn với hành vi quên mang giấy tờ.
– Đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô.
Khoản 5, Điều 21, quy định: “5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
b) Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia;“
– Đối đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên.
Điểm b, c, Khoản 7 điều 21 quy định:
“7. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:…..
b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
c) Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia;“
Bên cạnh đó, việc tham gia giao thông mà không có giấy tờ thì chủ thể có thẩm quyền có quyền tịch thu tịch thu phương tiện.