Khối A10, A11, A12, A14 là gì? Khối A10, A11, A12, A14 gồm những môn nào? Xét tuyển Khối A10, A11, A12, A14 ngành nào, trường nào? Khối A là một trong những khối ngành quan trọng và được nhiều học sinh chọn lựa trong kỳ thi THPT Quốc gia. Với mong muốn giúp các bạn học sinh dễ dàng hơn trong việc lựa chọn khối thi cũng như ngành học cho bản thân mình, đã có rất nhiều tổ hợp môn xét tuyển được mở rộng, trong đó có khối A. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng việc có quá nhiều tổ hợp môn đã khiến không ít bạn học bị rối hoặc không nắm được thông tin các khối thi một cách chính xác nhất. Bài viết ngày hôm nay sẽ giúp các bạn hiểu hơn về bốn ngành học khá mới mẻ và hấp dẫn, đó là A10, A11, A12 và A14.
Khối A10, A11, A12, A14 gồm những môn nào?
- A10: Toán, Vật lý và Giáo dục công dân
- A11: Toán, Hóa học và Giáo dục công dân
- A12: Toán, KHTN và KHXH
- A14: Toán, KHTN và Địa lí
Khối A10, A11, A12, A14 gồm những ngành nào?
Những năm gần đây, hai tổ hợp môn A10 và A11 có sự lựa chọn ngành nghề khá đa dạng, trái ngược hoàn toàn với A12, A14 chỉ có thể chọn 2 – 3 ngành học nhất định. Theo đuổi A10, bạn sẽ có quyền lựa chọn Công nghệ thông tin, Kế toán, Công nghệ kỹ thuật ô tô,…
Với khối A11, bạn có thể tham gia các ngành học như: Công nghệ kỹ thuật hoá học, Dược học,… Đối với A12, bạn có thể chọn Sư phạm Vật lý, Vật lý học,… Hay đối với A14, Quản lý tài nguyên và môi trường, Quản lý tài nguyên rừng là một trong các ngành học rất tốt để bạn theo đuổi. Sau đây là danh sách các ngành bạn có thể học khi thi vào các trường đại học bằng A10, A11, A12 và A14.
Nhóm ngành Công nghệ kỹ thuật
Ngành Khối Kỹ thuật xây dựng A10, A11 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử A10 Công nghệ kỹ thuật xây dựng A10 Công nghệ kỹ thuật ô tô A10 Công nghệ chế tạo máy A10 Công nghệ kỹ thuật môi trường A11 Công nghệ kỹ thuật hoá học A11 Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông A12
Nhóm ngành Kinh doanh và Quản lý
Ngành Khối Tài chính – Ngân hàng A10 Kế toán A10
Nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản
Ngành Khối Bảo vệ thực vật A11 Khoa học cây trồng A11 Nông nghiệp công nghệ cao A11 Nông nghiệp A11 Nuôi trồng thuỷ sản A11 Bệnh học thủy sản A11 Quản lý tài nguyên rừng A14
Nhóm ngành Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên
Ngành Khối Sư phạm Vật lý A10, A11, A12
Nhóm ngành Khoa học tự nhiên
Ngành Khối Vật lý học A10, 12
Nhóm ngành Sức khỏe
Ngành Khối Dược học A11 Điều dưỡng A11 Hoá dược A11
Nhóm ngành Môi trường và bảo vệ môi trường
Ngành Khối Quản lý tài nguyên và môi trường A11, A14
Nhóm ngành Máy tính và công nghệ thông tin
Ngành Khối Công nghệ thông tin A10, A11
Điểm chuẩn của các khối A10, A11, A12, A14 là bao nhiêu?
Điểm chuẩn của các ngành học xét tuyển bằng A10, A11, A12, A14 có điểm chuẩn không mấy chênh lệch nhau, thường rơi vào khoảng 14 – 21 điểm đối với hình thức thi THPT Quốc gia và 15 – 18 điểm, đối với hình thức xét học bạ.
Khối Xét điểm THPTQG Xét học bạ A10 13 – 18 điểm 15 – 18 điểmTCP (tiêu chí phụ):
- Học lực lớp 12 xếp loại giỏi
A11 14 – 21.15 điểm 15 – 18 điểmTCP:
- Học lực lớp 12 loại Giỏi
A12 15 – 18 điểm 18 điểm A14 14 – 16 điểm 18.5 điểm
Những trường nào đào tạo khối A10, A11, A12, A14?
Có không ít các cơ sở giáo dục trong cả nước đang đào tạo các ngành học thi tuyển bằng khối A10, A11, A12, A14. Cụ thể là:
Trường Khối Đại Học Thái Bình Dương A10, A11 Đại Học Tây Bắc A12 Đại Học Đại Nam A10, A11 Đại học Tân Trào A10 Đại Học Công Nghệ Đồng Nai A10, A11 Đại Học Kinh Tế Công Nghiệp Long An A10 Đại Học Khoa Học – Đại Học Thái Nguyên A11 Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội A11 Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam A11 Đại Học Trưng Vương A11, A14 Đại Học Đà Lạt A11, A14 Đại Học Nông Lâm – Đại Học Thái Nguyên A14 ĐH Tài Nguyên môi trường TPHCM A14
Cách ôn thi đại học hiệu quả khối A10, A11, A12, A14
1. Luôn tạo tâm lý ôn thi thoải mái nhất
Thực tế, có rất nhiều bạn có lực học rất tốt nhưng do quá căng thẳng nên lúc làm bài thi thật lại không được điểm cao. Chính vì vậy, khi ôn thi, bạn không nên quá đặt nặng việc điểm số, cứ bình tĩnh và tin vào năng lực của mình. Chỉ cần bạn đủ cố gắng, mọi thứ sẽ ổn thôi.
Khi ôn bài, bạn nên làm những đề vừa sức và nâng dần lên chứ không nên làm ngay những đề khó. Vì nó sẽ khiến bạn dễ nản và áp lực hơn rất nhiều.
2. Nắm chắc kiến thức cơ bản
Khi nắm chắc những kiến thức cơ bản, bạn sẽ dễ dàng lướt qua những câu dễ, câu “ăn điểm” để dành thời gian làm những câu khó hơn.
Ngoài ra, việc nắm chắc kiến thức cơ bản còn giúp bạn giải quyết được những bài ở mức độ vận dụng và vận dụng cao.
Để hệ thống lại được những kiến thức cơ bản, bạn nên lấy giấy bút, ghi lại những kiến thức trọng tâm nhất của từng môn. Như vậy, bạn sẽ dễ học và dễ hiểu hơn, tránh tình trạng học lan man.
3. Làm bài tập thật nhiều
Làm bài tập thật nhiều là cách để giúp bạn hiểu bài hơn. Biết được mình hổng kiến thức chỗ nào, mình làm tốt phần nào. Từ đó lập được kế hoạch ôn thi một cách hiệu quả.
Hơn nữa, đề thi hiện nay là đề trắc nghiệm, nếu bạn không làm bài tập, giải đề thường xuyên, bạn sẽ không thể quen được cấu trúc đề, để phân bố thời gian làm bài cho hợp lý.
Ngoài ra, bạn nên nắm rõ cấu trúc đề thi theo thông báo của Bộ giáo dục, làm tốt các đề thi tham khảo để nắm được cách ra đề. Việc này giúp bạn có thể làm chủ được thời gian làm bài.
4. Lên kế hoạch ôn thi cho từng môn học
Đối với từng môn học, bạn cần có lộ trình học cho mỗi môn cụ thể. Vì từng môn sẽ có những khó khăn và thuận lợi riêng. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc, phân chia thời gian học cho hợp lý để tránh việc quá tập trung vào môn này mà lại “bỏ quên” môn kia.
Môn toán
- Nắm chắc kiến thức cơ bản, có thể học theo chuyên đề
- Không được phép học tủ môn toán
- Đặt mục tiêu rõ ràng để cố gắng
- Ứng dụng tối đa việc sử dụng máy tính Casio
Môn Lý
- Nắm vững lý thuyết trong sách giáo khoa
- Làm thành thạo những bài tập dạng cơ bản
- Chia bài học ra thành từng chuyên đề
- Làm nhiều bài tập để biết được mình còn chưa hiểu phần nào
- Học thêm nhiều cách bấm máy tính để tiết kiệm thời gian
- Phân bố thời gian làm bài hợp lý
Môn Hóa
- Làm tốt những bài tập và lý thuyết ở mức nhận biết và thông hiểu
- Tham khảo đề thi của 3 năm gần nhất
- Làm chủ các kiến thức cơ bản
- Đặt mục tiêu lỗ trình học rõ ràng
- Rèn luyện sự cẩn thận khi làm bài
- Đặt mục tiêu điểm số rõ ràng
- Phân bố thời gian làm bài hợp lý
- Không để mất điểm đáng tiếc với những câu hỏi lý thuyết
Môn Giáo Dục Công Dân
- Nắm vững kiến thức cơ bản nhất trong SGK: Vì toàn bộ nội dung câu hỏi đều lấy trong SGK mà ra. Khối lượng kiến thức trong 10 bài trong SGK không quá nhiều. Các bạn hoàn toàn có thể nắm được những kiến thức cơ bản với thời lượng chỉ 1 tiết/tuần.
- Học – hiểu, không học vẹt: Học luật thì việc hiểu là rất quan trọng. Nếu chỉ học thuộc mà không hiểu được nội dung thì rất dễ bị nhầm lẫn các kiến thức với nhau, điều này khiến bạn rất dễ hoang mang khi gặp đáp án nhiễu tương tự đáp án đúng.
- Vận dụng kiến thức linh hoạt: Có thể nói rằng học luật chính là để học sinh có thể hiểu và vận dụng vào trong cuộc sống thường ngày. Do đó, các vấn đề, tình huống thực tế trong cuộc sống hằng ngày được báo chí đưa tin thường được các thầy/cô đưa vào làm ví dụ minh họa cho bài giảng của mình. Trong quá trình học trên lớp, các bạn nên chú ý vào các ví dụ này để biết được cách Thầy/cô đã vận dụng luật để giải quyết những tình huống này như thế nào.
- Hệ thống hóa toàn bộ kiến thức bằng sơ đồ tư duy: đây được xem là một phương pháp học đơn giản nhưng lại rất khoa học, có hệ thống và đem lại hiệu quả cao, giúp các bạn học sinh hệ thống lại toàn bộ kiến thức mình đã học một cách dễ dàng nhất mà không bị sót kiến thức.
- Thường xuyên làm bài tập dưới dạng trắc nghiệm hoặc luyện đề thi để củng cố lại kiến thức đã học, có thể làm theo từng bài hoặc theo từng chủ đề riêng. Cách làm bài trắc nghiệm hiệu quả nhất đó chính là đọc câu hỏi, chọn đáp án, sau đó đối chiếu lại với nội dung trong SGK và kiểm chứng kết quả.
- Chủ động tìm hiểu và cập nhật thông tin ngoài thực tế từ các phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng để biết cách vận dụng vào giải quyết các câu hỏi tình huống mang tính thực tiễn.
- Luyện một số các đề thi của các năm trước
- Khi làm bài thi cần: Đọc kỹ câu hỏi, xác định từ khoá; tuân thủ quy tắc “dễ làm trước – khó làm sau”; nghiên cứu kỹ tình huống, đánh dấu các từ khoá quan trọng
Môn địa lý
- Bước 1: Hệ thống kiến thức theo đề thi tham khảo của Bộ GD&ĐT
- Bước 2: “Check” lại toàn bộ kiến thức Địa Lí của mình
- Bước 3: Trình bày lại phần lý thuyết dưới dạng bản đồ tư duy
- Bước 4: Học cách khai thác triệt để công cụ Atlat
- Bước 5: Thành thạo việc nhận diện và vẽ từng loại biểu đồ
- Bước 6: Thành thạo việc đọc và nhận xét bảng số liệu
- Bước 7: Chuẩn bị thật kỹ càng cho phần thi trắc nghiệm
3.5. Tập làm quen với phương pháp làm bài trắc nghiệm ngay từ lớp 11
Cách để làm bài “mượt mà” là luyện tập nhiều hơn. Tuy nhiên, hầu hết ở các trường THPT, đề thi không hoàn toàn là đề trắc nghiệm mà theo tỷ lệ 7:3 hoặc 6:4. Vì vậy, các bạn sẽ không quen với đề 100% trắc nghiệm.
Do đó, bạn nên luyện tập làm trắc nghiệm ngay khi còn học lớp 10, 11 để “quen tay”. Như vậy, khi lên 12 và thi Đại học sẽ đỡ bỡ ngỡ.
Nếu như lên lớp 12 mới tập làm quen với những bài trắc nghiệm, bạn sẽ rất khó khăn để thành thạo nó. Vì làm trắc nghiệm hoàn toàn khác tự luận. Nó cần có kỹ năng làm bài và kỹ năng phân phối thời gian hiệu quả.
3.6. Sử dụng sơ đồ tư duy trong phương pháp học
Học qua sơ đồ tư duy giúp bạn hệ thống được những kiến thức trọng tâm, giảm được tối đa việc học lan man.
Ngoài ra, theo nghiên cứu, học thông qua sơ đồ tư duy có hiệu quả khá cao. Vì con người thường hứng thú với nhiều hình ảnh, màu sắc nên nếu sơ đồ càng sinh động thì càng dễ học và nhớ lâu hơn.
3.7. Dành thời gian để nghỉ ngơi
Không gì có thể vượt lên ưu tiên về sức khỏe của bạn. Vì vậy, dù ôn thi nhưng bạn nên sắp xếp thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn.
Nếu học quá nhiều mà không để não “giải lao” thì nó sẽ “bội thực” mất. Khi bạn nhồi nhét quá nhiều kiến thức mà không có thời gian thả lỏng để nó tiếp thu thì mọi thứ xem như “công cốc”.
Hơn nữa, quá trình ôn thi dù rất quan trọng nhưng nếu bạn dồn quá nhiều sức vào nó thì khi thi thật bạn sẽ dễ kiệt sức và làm bài không có hiệu quả.
Trước ngày thi 1 đến 2 ngày, bạn nên “bỏ” hết mọi thứ, không nên học bất kì môn nào vào những ngày đó, giúp não bạn thư giãn để khi thi “chiến” thật tốt nhé!
Video liên quan đến khối A10, A11, A12, A14:
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tư vấn tuyển sinh