Một số cách kết bài đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga của Nguyễn Đình Chiểu
Kết bài bài thơ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
1. Kết bài số 1:
Với ngôn ngữ bình dị, mộc mạc cùng lối dẫn dắt tự nhiên, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” đã xây dựng thành công hình tượng Lục Vân Tiên sáng ngời với vẻ đẹp chính nghĩa, hào hiệp, sẵn sàng ra tay diệt trừ cái ác, bảo vệ sự bình yên của dân lành. Qua lời đối thoại của Lục Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga chúng ta còn thấy ở chàng vẻ đẹp của học thức, lễ nghĩa, khuôn phép, chàng còn mang quan niệm sống thật đẹp “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”. Có thể nói Lục Vân Tiên chính là nhân vật mà Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm ước mơ về một mẫu anh hùng lí tưởng và cả những khát vọng công lí ở đời.
Bạn đang xem: Kết bài bài thơ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
2. Kết bài số 2:
Thông qua việc xây dựng hình tượng nhân vật Lục Vân Tiên với hành động nghĩa hiệp, cứu người bị nạn khỏi sự hống hách, bạo tàn của lũ cướp Phong Lai, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” đã gửi gắm khát vọng về một người anh hùng toàn tài có thể cứu dân, giúp nước, đồng thời Lục Vân Tiên cũng chính là nhân vật tư tưởng thể hiện khát vọng về công lí, lẽ phải của nhà thơ.
3. Kết bài số 3:
Qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ta không chỉ thấy được hình ảnh của một Lục Vân Tiên trượng nghĩa, ra tay vì lẽ phải, một Kiều Nguyệt Nga nết na, trọng ân nghĩa mà còn thấy được quan niệm sống đẹp đẽ mà nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm qua bài thơ: làm việc nghĩa há để trả ơn, làm ơn mà mong được đáp đền thì đó cũng là hành động phi anh hùng. Tinh thần hào hiệp, chính nghĩa của Lục Vân Tiên trong đoạn trích đã làm sáng bừng lên tinh thần nhân văn, tài năng nghệ thuật độc đáo với ngòi bút sắc bén của Nguyễn Đình Chiểu: Dùng văn chương để chiến thắng cái gian tà “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.
4. Kết bài số 4:
Như vậy, có thể thấy qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã khéo léo gửi gắm mong ước về một người anh hùng lí tưởng: một con người tài đức vẹn toàn, không chỉ sống nhân nghĩa, giàu lòng trắc ẩn, thương người mà còn là bậc đại trượng phu dám xả thân vì việc nghĩa. Đoạn trích còn thể hiện được khát vọng về công lí, lẽ công bằng và cả khát vọng hành đạo giúp đời của ông. Tất cả những khát vọng, lí tưởng Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm đều là những ước mong giản dị mà đẹp đẽ của nhân dân ta.
5. Kết bài số 5:
“Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” là một trong những đoạn trích hay nhất trong tập thơ “Lục Vân Tiên” của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Đoạn trích đã tái hiện một khung cảnh hoành tráng, tại đó Lục Vân Tiên đã một mình đơn đả độc đấu với hơn chục tên cướp Phong Lai. Hành động này không chỉ thể hiện tinh thần nhân nghĩa, thương người của Lục Vân Tiên mà sâu sắc hơn đó cũng chính là ước mơ về một mẫu người anh hùng lí tưởng của Nguyễn Đình Chiểu, người có thể giúp nước, giúp dân dẹp loạn, giành lấy cuộc sống bình dị, an yên. Với ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, lối dẫn dắt tự nhiên, Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng thành công hình tượng người anh hùng Lục Vân Tiên, để hình tượng ấy sống mãi trong lòng độc giả bao thế hệ.
———————-HẾT————————-
Trên đây, các bạn đã được tham khảo cách xây dựng Kết bài bài thơ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga theo những kiểu kết bài khác nhau. Cùng đón đọc thêm các kết bài khác đã được tổng hợp trong Bài văn hay lớp 9 như: Kết bài đoạn trích Cảnh ngày xuân; Kết bài bài thơ Bếp lửa; Kết bài truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa; Kết bài truyện ngắn Chiếc lược ngà; Kết bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính;…
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục