Đề bài: Kể về một cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ neo đơn
Kể về một cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ neo đơn
Bạn đang xem: Kể về một cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ neo đơn
I. Dàn ý Kể về một cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ neo đơn
1. Mở bài
Giới thiệu về hoàn cảnh diễn ra cuộc thăm hỏi (Nhân ngày thương binh liệt sĩ; Trường, lớp phát động phong trào thi đua người tốt, việc tốt; Mong muốn giúp đỡ gia đình liệt sĩ leo đơn….)
2. Thân bài
– Giới thiệu về đối tượng thăm hỏi (Hoàn cảnh của gia đình liệt sĩ)
– Mục đích thăm hỏi:+ Hỏi thăm, động viên+ Giúp đỡ, san sẻ một phần khó khăn với những hoàn cảnh khó khăn.+ Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Lá lành đùm lá rách”.
– Những việc làm thiết thực để giúp đỡ gia đình liệt sĩ.- Thái độ, cảm xúc của gia đình liệt sĩ trước những hành động giúp đỡ của em.- Cảm xúc của em khi làm được việc ý nghĩa
3. Kết bài
Khái quát cảm nghĩ chung.
II. Bài văn mẫu Kể về một cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ neo đơn
1. Kể về một cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ neo đơn, mẫu số 1 (Chuẩn):
Chiến tranh đã qua đi nhưng nỗi đau chiến tranh vẫn âm ỉ trong rất nhiều trái tim, con người Việt Nam, đó là những gia đình có người ra trận, những bà mẹ có con đi lính và mãi mãi không trở lại nữa.
Phát huy truyền thống Uống nước nhớ nguồn và tri ân công lao của những người liệt sĩ nhân ngày thương binh liệt sĩ 27/7. Trường em đã có những hành động thiết thực giúp đỡ gia đình liệt sĩ neo đơn ở địa phương. Em và chi đội lớp 6A đã cùng nhau đến thăm hỏi gia đình cụ Bảy ở cùng địa phương.
Cụ Bảy là bà mẹ Việt Nam anh hùng tiêu biểu của địa phương em, năm nay cụ đã 85 tuổi. Cụ có 7 người con trai xung phong ra trận trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, thống nhất đất nước ở miền Nam nhưng xót xa thay cả 7 người con đều hi sinh trên chiến trường. Ngôi nhà cũ kĩ vốn đã không thể che nắng, che mưa nay còn một mình cụ Bảy sống đơn độc.
Nhận thức được hoàn cảnh khó khăn của cụ Bảy, chi đội 6A chúng em với sự hướng dẫn của cô giáo chủ nhiệm đã chuẩn bị đồ đạc, thực phẩm, áo ấm và nhờ người sửa chữa ngôi nhà nhỏ cho cụ Bảy.
Trong chuyến thăm hỏi gia đình cụ Bảy, chúng ai nấy đều rất háo hức, ai cũng mong đóng góp một chút sức lực nhỏ bé để giúp cho cuộc sống của cụ Bảy tốt hơn.Khi chúng em đến nhà, cụ Bảy đang ngồi phơi những chùm hoa vối tươi trong sân. Khi thấy cô giáo và chúng em đến thăm cụ rất vui, nụ cười của cụ móm mém nhưng đầy hiền từ. Chúng em đã phân thành những nhóm nhỏ, nhóm giúp cụ dọn dẹp cỏ trong vườn, nhóm di chuyển đồ đạc trong nhà để thợ sửa lại chỗ mái nhà đã bị dột. Chúng em mỗi người một chân một tay nên chẳng mấy chốc công việc đã xong.Mái nhà bị dột của cụ Bảy cũng được lợp lại, bức tường cũ lốm đốm rêu xanh cũng được mấy bác thợ hồ ve lại như mới.
Đến chiều mọi công việc đã xong xuôi, cô giáo đã đại diện cho chi đội lớp 6A tặng cụ một chút thực phẩm, áo ấm cho mùa đông. Cụ Bảy đã nắm chặt tay cô giáo em, đôi mắt rưng rưng nói lời cảm ơn.
Chúng em đều rất hạnh phúc khi đã có những hành động ý nghĩa giúp đỡ cụ Bảy. Em mong trường sẽ có nhiều hoạt động, phong trào ý nghĩa như vậy để chúng em có thể giúp đỡ nhiều người có hoàn cảnh khó khăn như cụ Bảy.
2. Kể về một cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ neo đơn, mẫu số 2 (Chuẩn):
Hưởng ứng phong trào người tốt, việc tốt do địa phương phát động. Chiều thứ bảy tuần vừa qua, em cùng các bạn trong lớp đã cùng nhau đến thăm gia đình của ông Viễn tại xóm chùa.
Ông Viễn là người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn xưa. Đất nước giải phóng, ông Viễn trở về quê hương với thương tật 70 phần trăm, chân phải của ông Viễn vì bị bom đạn tổn thương mà phải cắt bỏ. Gia đình ông Viễn vốn nghèo, ông ra chiến trường từ tuổi đôi mươi nên chưa lập gia đình. Hòa bình lập lại, ông Viễn cũng vì ngại bản thân bệnh tật, không muốn mang đến gánh nặng cho người khác mà quyết định không lấy vợ, sinh con. Từ đó đến nay ông Viễn sống một mình, làm nghề lái xe để mưu sinh.
Thực hiện kế hoạch thăm hỏi, giúp đỡ ông Viễn, buổi sáng ngày thứ bảy chúng em đã tập trung tại nhà lớp trưởng Long. Đúng 8h20 phút chúng em đã cùng nhau đến nhà chú Viễn. Từ xa chúng em đã thấy chú Viễn với chiếc lạng gỗ đang di chuyển từ sân vào nhà, trên tay là bát thuốc bắc nóng hổi.
Sau khi chào hỏi, chú đã mời chúng em vào nhà chơi, chú còn rất chu đáo rót cho chúng em mỗi người một cốc nước ấm. Sau khi hỏi chuyện chúng em mới biết thời gian gần đây do trái gió trở trời mà chú bị đau nhức xương cốt.Chú Viễn đã kể cho chúng em nghe những chuyện ở chiến trường, kể về không khí ác liệt của cuộc chiến tranh hay làm thế nào để lái xe vượt qua những trọng điểm bắn phá của quân địch để chi viện cho miền Nam.Câu chuyện của chú vừa hấp dấn, vừa gay cấn, qua đó chúng em cảm nhận được cuộc sống hạnh phúc mà hòa bình mang lại.Chúng em đã tặng chú món quà nhỏ, chúc chú sớm khỏe mạnh để quay lại với cuộc sống, công việc của mình. Chúng em cũng hứa sẽ thường xuyên qua thăm, trò chuyện để chú bớt đi cảm giác cô đơn khi ở một mình.
Chuyến đi thăm hỏi chú Viễn là chuyến đi ý nghĩa nhất mà em và các bạn đã thực hiện. Chúng em sẽ cố gắng thực hiện nhiều chuyến thăm hỏi, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn nữa.
3. Kể về một cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ neo đơn, mẫu số 3 (Chuẩn):
Cuộc sống hòa bình, độc lập của chúng ta ngày nay được đánh đổi bằng biết bao mồ hôi, xương máu và cả những phần tuổi xanh đẹp đẽ nhất của ông cha ta. Ghi nhớ và biết ơn những người đi trước là trách nhiệm cũng là những việc mà mỗi cá nhân trong xã hội nên làm. Trong xóm em có cụ bà Phạm Thị Tí, cụ là bà mẹ Việt Nam anh hùng. Cụ sống một mình đơn độc nên mỗi khi rảnh em thường cùng bà sang nhà cụ thăm hỏi để ngôi nhà có tiếng nói, tiếng cười.
Cụ Tí sinh ra những người con anh hùng, những người con trai của cụ từ khi còn là những thanh niên mười chín đôi mươi đã xung phong ra trận để đấu tranh bảo vệ độc lập. Chồng cụ Tí và 3 người con trai đều đi bộ đội nhưng chỉ có một người con trở về sau năm 1975. Tuy nhiên do sức khỏe bị ảnh hưởng bởi chiến tranh nên 5 năm sau người con trai cuối cùng của cụ cũng bỏ cụ mà đi.
Cuộc sống của cụ Tí rất đáng thương, cụ sống đơn độc một mình trong căn nhà tình thương được xã xây dựng, ra vào cũng chỉ lủi thủi một mình, những ngày lễ gia đình đoàn tụ cụ lại lặng lẽ mang hoa, mang hương ra thăm mộ chồng và các con.Biết cụ sống một mình buồn, bà em thường dẫn theo em đến nhà cụ chơi. Hôm nay cũng vậy, nhân ngày 27/7 ngày thương binh liệt sĩ, em cùng bà đã mang ít bánh trái sang nhà cụ Tí thắp hương cho các liệt sĩ và trò chuyện cùng cụ Tí.Cụ Tí năm nay đã gần 90 tuổi, lưng cụ cũng đã còng rạp, đôi mắt cũng mờ, đi lại cụ phải dùng gậy. Tuy nhiên cụ vẫn rất minh mẫn. Mỗi khi em cùng bà sang chơi cụ Tí đều niềm nở đón tiếp, cụ còn hay cho em những cái kẹo, cái bánh mà cụ được biếu. Em rất yêu quý và cũng rất thương cụ.
Mỗi lần gặp cụ Tí và bà em đều nói với nhau rất nhiều chuyện, đa số là những câu chuyện đời thường. Hôm nay khi em và bà sang thăm, cụ đã kể về giấc mơ hôm qua, cụ đã gặp lại chồng và các con, cụ kể và giọng nói nghẹn ngào, khuôn mặt cụ trĩu nặng những tâm sự. Bà em đã động viên, an ủi cụ, trước khi về bà còn giúp cụ cất đi mẻ cá đang phơi ngoài sân và dặn dò cụ mặc ấm vì mấy hôm nữa gió mùa đông bắc sẽ về.
Xung quanh chúng ta còn rất nhiều những hoàn cảnh đáng thương, đặc biệt là những gia đình liệt sĩ leo đơn như cụ Tí. Chúng ta những học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường cần có ý thức giúp đỡ, sẻ chia với những hoàn cảnh đáng thương.
———————HẾT———————-
Để có kĩ năng viết bài kể chuyện thành thạo, bên cạnh bài Kể về một cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ neo đơn, các em không nên bỏ qua những bài văn mẫu tuyển chọn khác tại Thuthuat.THPT Ngô Thì Nhậm như: Kể về một việc tốt mà em đã làm, Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè mà em biết, Kể một việc làm tốt của em hoặc những người xung quanh để bảo vệ môi trường, Kể lại các việc làm hàng ngày của em sau khi đi học về.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục