Đề bài: Kể về kì nghỉ hè đáng nhớ nhất của em
Bạn đang xem: Kể về kì nghỉ hè đáng nhớ nhất của em
3 bài văn mẫu Kể về kì nghỉ hè đáng nhớ nhất của em
Bài mẫu số 1: Kể về kì nghỉ hè đáng nhớ nhất của em
Kỳ nghỉ hè vừa qua, em cùng gia đình đi tham quan vịnh Hạ Long. Đã lâu lắm rồi em mới có một kì nghỉ hè thoải mái như thế này.
Để chuẩn bị cho chuyến đi em đã sắp xếp quần áo, đồ ăn uống… từ ngày hôm trước. Ô tô khởi hành từ lúc 5 giờ 30 sáng, gia đình em đã có mặt tại điểm tập trung từ lúc năm giờ. Cứ tưởng mình đến sớm hơn cả không ngở đã có nhiều gia đình khác đến trước, bố em cầm trên tay chiếc túi du lịch to, mẹ thì cầm túi đồ ăn uống, còn em và bé Mi khoác trên vai chiếc ba lô nhỏ xíu đựng một số thứ lặt vặt. Dọc đường bộ từ Hà Nội đến Quảng Ninh, trước mắt em là cả một bức tranh sơn thuỷ hùng vĩ đầy cảm xúc. Ô tô luồn lách qua những chiễ cầu và núi đá nhỏ, sau hơn một tiếng thì đoàn du lịch bắt đầu xuống se để đi tàu thuỷ tham quan các hang động. Từ những vòm đá cao nhất rủ xuống những dải thạch nhũ cột băng pha trộn đủ mọi màu sắc của cầu vồng, em nghe nói hang đẹp nhất là hang Đầu gỗ. Đây là cung điện với nhiều gian phòng ngoắt ngoéo, chỉ một giọt nước nhẹ rơi xuống từ những dải nhũ đá cũng đủ phá vỡ sự im lặng.
Thế là cả buổi sáng, em cùng gia đình chỉ tham quan hang động, mọi người bắt đầu chụp nhanh cảnh đẹp ở đây rồi vội vàng lên xe đến nhà nghỉ. Cả đoàn xuống xe lấy hành lý của mình chờ bác trưởng đoàn liên hệ phòng nghỉ, có những bé chỉ khoảng tầm lớp hai, lớp ba chạy lon ton ở vườn hoa. Riêng bé Mi thì nghịch nhất tí thì lại đuổi bạn làm cho mẹ nhắc nhở liên tục nhưng nó chẳng nghe, cứ thích nô đùa chạy nhảy với các bạn. Chà! Sao bác trưởng đoàn liên hệ gì mà lâu thế, cả đoàn đang định vào gặp thì từ xa, mấy anh hướng dẫn viên đã cầm chìa khoa phát cho từng người.
Buổi chiều cả nhà em ra vườn hoa chụp ảnh làm kỷ niệm rồi lên núi ngay gần nhà nghỉ “Thăng Long” ngắm cảnh, mẹ bảo cả nhà chụp mấy pô nhân lúc trời đẹp, riêng em và bé Mi được chụp riêng hai kiểu, lúc chụp nó bảo:
– Nè, Em hơi bị ăn ảnh đấy nhé!
Em trả lời:
– Xì! Chưa chắc.
Nghe vậy chú chụp ảnh bảo:
– Thôi hai cháu đừng cãi nhau nữa, chú thấy đứa nào cũng ăn ảnh cả.
Thế là hai đứa tranh nhau, cuối cùng mặt đứa nào cũng ngố trong ảnh. Chụp xong, cả nàh ra chợ mua ca, tôm gọi là đực sản nghỉ hè. Chà! Chợ Hạ Long sầm uất hơn cả Hà Nội. Ngay từ đầu chợ hàng loạt quầy bán dưa hấu, cá tôm, thịt… được xếp bày hàng chào khách. Nhưng gian tôm, cá là gian đông nhất vì ở đây phần lớn khách du lịch muốn mua quà nhân dịp đi nghỉ mát. Em và mẹ quan sát hàng quần áo trẻ em cạnh quầy bánh kẹo thì khá đông người mua nhất là những bác phụ huynh mua cho con mình mặc. Có hai em chạy lăng nhăng nên bị mẹ mắng, thấy vậy em liền bảo mẹ phải trông bé Mi cẩn thận kẻo lại bị lạc. Buổi tối, những chiếc đèn thắp sáng mọi nơi, em cùng mẹ và bé Mi ra ăn chè ở quán, cạnh khách sạn nơi mà gia đình em đang ở. Còn bố thì đọc báo, xem tivi ở phong nghỉ.Thời gian trôi qua, cả đoàn bắt đầu lên đường về Hà Nội.
Sức hấp dẫn của vịnh Hạ Long đã khiến cho nới đây quanh năm luôn là điểm hội tụ của khách du lịch trong và ngoài nước. Mọi người đều đến đây tham quan, nghỉ ngơi, tắm biển… Ai cũng thấy khoan khoái, hài lòng trước vẻ đẹp kì quan của thế giới.
Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Em hãy kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử nhằm chuẩn bị trước nội dung bài Tự Tình – Hồ Xuân Hương SGK Tiếng Việt lớp 5.
Hơn nữa, Soạn bài Kì diệu rừng xanh, Chính tả là một bài học quan trọng trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.
Bài mẫu số 2: Kể về kì nghỉ hè đáng nhớ nhất của em
Những tháng nghỉ hè vào đúng dịp mùa thu hoạch hoa màu. Bởi vậy sinh hoạt hè của em có một niềm vui vô cùng.
Nhà em ở ngay rìa làng, trông ra cánh đồng rất khoáng đãng. Chiều chiều em thích đứng trước cửa nhà nhìn ra cánh đồng. Mùa lúa là một màu xanh mênh mông bắt đầu từ dưới chân bụi tre, chạy ra tít đến đường cái. Người và xe cộ đi trên đường ấy nhỏ bé như nắm tay thôi.
Ngắm cảnh đồng em thường thích thú nhất vào các buổi chiều đẹp trời, mấy con cò trắng muốt bay sà xuống rồi mất hút dưới màu xanh. Hoặc đi học về tắt qua cánh đồng, một vài con chim “dẽ giun” thấy bóng người vội bay vút lên làm em giật mình.
Sau vụ trồng lúa là đến vụ trồng hoa màu thì còn nhiều điều thú vị! Ca dao có câu:
Tháng giêng là tháng ăn chơi
Tháng hai trồng đậu, tháng ba trồng cà.
Nói thế thôi, chứ người ta làm đất trồng khoai ngay sau khi ăn Tết. Các thửa ruộng trồng khoai thường có những luống đất cao và to. Trên mặt trồng khoai, còn dưới má luống đất người ta trồng xen các thứ đậu.
Có những hôm các em ra đồng giúp cha mẹ vun và làm cỏ khoai. Chị hai bắt những con sâu khoai to như ngón tay, đầu nó có sừng, mình đầy khoang khoáy trông rất ghê, dọa em đến xanh mặt.
Những đám ruộng trồng ngô thì cao hơn đầu người, hoa ngô như một cành tre khô nhỏ vươn lên trời, chỉ ít lâu sau cái màu vàng tươi mất dần đi là ngô đã già và đến lúc người ta đi bẻ lấy bắp. Các em thường giúp gia đình bẻ ngô bỏ hàng đống trên bờ ruộng, những bắp ngô to và vỏ màu vàng còn ít râu ở đầu. Rồi những buổi đi hái đỗ còn đông vui hơn. Những ruộng trồng đỗ thì luống to và thấp, trên ngọn cây đầy những quả chìa ra các phía, quả chín già màu đen, quả còn non màu xanh. Người lớn mang thúng đi để đựng, còn chúng em thì chị hai có sáng kiến khâu cho mỗi đứa một cái tạp dề như người nấu bếp để bỏ đỗ vào đấy. Cu Bình nhỏ thấp trông nó như “căng-gu-ru” trong vườn thú buồn cười lắm. Em và chị hai thì thi nhau xem ai hái nhanh hơn.
Ngoài cánh đồng, vào tháng năm, tháng sáu hoa màu như đua nhau đòi về sân phơi. Ở sân phơi mọi người cũng phải chia ra từng ngăn. Nơi này phơi ngô, nơi kia phơi đỗ, nơi thì chất đống cây lạc còn đeo những củ trắng ngà, đầu hè thì đống khoai lang đổ rất cao, củ màu đỏ, củ màu trắng.
Chập tối một lúc là chị hai bưng rổ khoai lang lên cùng với một ít quả đỗ đã luộc chín. Cả nhà ngồi ăn vui vẻ, cha mẹ em thì nói chuyện thu hoạch mùa này loại cây gì tốt nhất, và sang năm nên trồng các cây hoa màu nào. Còn chúng em thì nhớ lại những lúc đùa chạy đuổi nhau lẩn trong ruộng ngô.
Đất ở quê em hầu như không lúc nào được nghỉ ngơi (để trống), sau vụ thu hoạch hoa màu là lại cày lên chờ mưa sẽ cấy lúa.
Sống ở nơi quê hương trồng hoa màu em thấy có lúc vất vả, nhưng có cái thú là ra cánh đồng vừa lao động vừa chơi vui và nghe chim hót ở các bờ tre, cây cổ thụ. Chim chèo bẻo kêu vào các buổi sáng sớm, chim cu gáy vào buổi trưa, buổi tối thì tiếng “cò cò” kêu ở trên ngọn tre. Em rất yêu đồng quê một năm có hai vụ cấy cày và trồng tỉa làm cho con người bận rộn và vui vẻ, xốc vác.
Bài mẫu số 3: Kể về kì nghỉ hè đáng nhớ nhất của em
Khi bác phượng già khoác trên mình chiếc áo choàng đỏ rực, cô bằng lăng vận chiếc váy tím ngát và dàn đồng ca ve sầu không ngớt kêu vang là lúc một mùa hè bắt đầu. Đó cũng là lúc các bạn học sinh bước vào kì nghỉ bổ ích và lí thú. Cho tới bây giờ, tôi vẫn nhớ như in kì nghỉ hè năm lớp 2 ở quê ngoại tại Thái Bình.
Đó không phải là lần đầu tiên tôi về quê, nhưng chuyến đi lần này để lại cho tôi nhiều hiểu biết, nhiều kỉ niệm và nhiều cảm xúc hơn cả . Chị em tôi được báo trước sẽ được về quê, chúng tôi ai nấy đều háo hức, mừng vui, tất bật chuẩn bị bao nhiêu đồ đạc. Sáng sớm, chiếc xe bắt đầu chuyển bánh, để lại hàng cây, mái nhà trên con phố thân thuộc. Chẳng mấy chốc, đồng ruộng bao la hiện ra xanh mướt. Con đường làng thẳng, dài tít tắp. Hai bên đường là cánh đồng lúa đang độ chín vàng. Từng đợt gió thổi qua, đồng lúa nghiêng từng đợt theo gió như những con sóng trải dài vô tận.
Về chiều, vùng quê yên ả này đẹp như một bức tranh đa sắc màu và rộn như một bản hòa tấu. Sau lũy tre làng, mặt trời đỏ rực hắt ngang những tia nắng cuối ngày xuống vòm cây tán lá. Cánh đồng thay chiếc áo vàng tươi hồi sáng bằng chiếc áo vàng vươm. Những ngôi nhà mái ngói đỏ xanh xem kẽ giữa vườn cây. Tiếng gà chip chíp, tiếng lợn eng éc, tiếng vịt quác quác đòi ăn. Tiếng mõ trâu, bò gọi sau ngày dài đi ăn. Tiếng của những bác nông dân đang bàn tán xôn xao. Tôi gặp An vào buổi chiều đó. Nhà cô bạn gần nhà bà nội. Sáng hôm sau, tôi thấy An cầm một chiếc diều rất đẹp. Lúc đó, tôi thấy thích quá nên chạy sang hỏi mượn nhưng vừa mượn vừa với tay giật lấy luôn. An hỏi lớn với khuôn mặt đầy bất ngờ và giành lại: “Đây là diều của tớ mà?”. Tôi òa khóc nức nở. Bà tôi chạy ra hỏi chuyện, tôi được đà càng khóc lớn. An kể lại câu chuyện rồi nhường tôi chiếc diều. Tôi cầm và chạy vào sân. Nhưng tôi lại không biết chơi. Nghĩ hồi lâu, tôi lại ngó nghiêng sang nhà An. An thấy tôi và gọi tôi vào. Tôi ấp úng xin lỗi rồi bảo An chỉ cho tôi cách chơi. Cô bạn mỉm cười rồi kéo tôi ra một bãi cỏ rộng. Ở đó, từng đợt gió thổi rất lớn. An thả dây từ từ, chiếc diều bay bay trong gió, càng lúc càng cao. An đưa cho tôi cầm dây diều. Thế là cả sáng hôm đó, tôi và An đã chơi vui vẻ với nhau. Lúc về, chúng tôi đi qua cánh đồng. Những bác nông dân vẫn đang chăm chỉ gặt hái trên đồng. Tay cầm liềm, tay cầm bó lúa, gặt rồi bó liên tục. Trên gương mặt các bác, mồ hôi nhễ nhại. Bác khẽ lau bằng chiếc khan đã đội sẵn rồi tươi cười gặt tiếp. Ôi chao! Cái khoảnh khắc nhìn thấy gương mặt đó tôi đã thấu hiểu sự vất vả của những người làm ra hạt thóc, hạt gạo.
Kể từ hôm đó, tôi và An trở nên thân thiết. An dẫn tôi đi nhiều nơi ở vùng đất này. Kì nghỉ này đã cho tôi hiểu rõ về quê hương của mình. Bây giờ, tôi luôn mong ngóng được nghỉ hè, để được về quê, gặp cô bạn hiền lành, gặp cánh đồng mênh mông, nghe tiếng chiều rộn rã và nghe tiếng quê hương vang trong trái tim mình.
Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị trước bài Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia – Tuần 9 với phần Soạn bài Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia để nắm vững những kiến thức Tiếng Việt lớp 5 của mình.
Chi tiết nội dung phần Luyện tập tả cảnh trang 81 SGK để có sự chuẩn bị tốt cho bài Tập làm văn – Luyện tập tả cảnh – Tuần 8.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục