Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian khoảng 10 dòng bao gồm 20 bài mẫu hay nhất do THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh lớp 6 làm tốt bài tập trên lớp với điểm số cao nhất.
Đề bài: Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian khoảng 10 dòng
20 Bài văn mẫu Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian khoảng 10 dòng lớp 6 hay nhất
Kể lại câu chuyện trong bài thơ Lượm dựa theo trật tự thời gian (11 Mẫu)
Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian khoảng 10 dòng – Mẫu 1
Pháp tấn công trở lại Huế, Lượm tình cờ gặp được người chiến sĩ ở Hàng Bè. Cậu kể về công việc liên lạc ở đồn Mang Cá. Thế rồi, hai chú cháu từ biệt nhau, mỗi người mỗi ngả. Đến tháng sáu, người chiến sĩ nghe tin nhà. Lượm đã hy sinh trong một lần thực hiện nhiệm vụ. Cậu bé phải giao lá thư đề “thượng khẩn”. Băng qua cánh đồng, đạn bay vèo vèo nhưng Lượm không hề sợ hãi. Trên cao, máy bay của địch đang bay trinh sát. Thế rồi, bỗng lòe chớp đỏ, Lượm đã trúng đạn của kẻ thù. Cậu nằm trên lúa, đôi tay còn nắm chặt bông lúa. Hương lúa thơm mùi sữa.
Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian khoảng 10 dòng – Mẫu 2
Người chiến sĩ gặp đúng lúc gặp giặc Pháp tấn công vào Huế. Tình cờ quen được cậu bé Lượm, một cậu bé giao liên làm nhiệm vụ vận chuyển điện tín mật ở đồn Mang Cá. Cậu bé có dáng vẻ nhanh nhẹn, hoạt bát. Trên đầu là chiếc mũ ca nô đội lệch, trông mới tinh nghịch làm sao. Khi người chiến sĩ hỏi về công việc liên lạc, cậu bé trả lời với niềm hạnh phúc: “Cháu đi liên lạc, vui lắm chú à. Ở đồn Mang Cá thích hơn ở nhà nhiều”. Thế rồi, hai chú cháu từ biệt nhau. Rất lâu sau, người chiến sĩ nghe tin Lượm đã hi sinh trong một trận tấn công đồn giặc. Lượm nhận nhiệm vụ chuyển thư thượng khẩn ra mặt trận và hy sinh trên mặt trận đầy bom đạn. Cậu nằm trên lúa, tay nắm chặt bông. Chiến tranh thật ác liệt.
Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian khoảng 10 dòng – Mẫu 3
Trong khoảng thời gian kháng chiến chống thực dân Pháp diễn ra, tôi từ Hà Nội trở về quê hương Huế sau bao năm xa cách. Tơi đây cũng đang nổ ra chiến tranh. Tình cờ, khi đến báo cáo tổ chức, tôi gặp chú bé Lượm tại Hàng Bè. Chú bé nhỏ nhắn, đáng yêu đấy cũng đang làm liên lạc tại đồng Mang Cá. Trò chuyện được một lúc, cậu lại tiếp tục thực hiện nhiệm vụ. Tôi dõi mắt nhìn theo cái bóng dáng nhảy nhót, trên đầu đội chiếc mũ ca-no của cậu mà lòng thấy vừa mừng vừa lo cho nhiệm vụ nguy hiểm của cậu. Sau lần đó, tôi chưa gặp lại Lượm lần nào nữa mà phải tiếp tục quay ra Hà Nội công tác. bẵng đi một thời gian, tôi nghe tin cậu hy sinh khi đang băng qua cánh đồng làm nhiệm vụ truyền tin. Tôi xót xa và tiếc thương vô cùng.
Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian khoảng 10 dòng – Mẫu 4
Năm đó tôi trở lại Huế vì Pháp đã quay trở lại Huế tấn công, tôi là thành viên trong đội thanh niên xung kích vào đó. Tình cờ trên con đường Hàng Bè tôi quen được Lượm, một cậu bé giao liên làm nhiệm vụ vận chuyển điện tín mật ở đồn Mang Cá. Cậu bé loắt choắt, da sạm nắng, trên đầu là chiếc mũ ca nô đội lệch, trông mới tinh nghịch làm sao, luôn cười, phô hàm răng trắng đều, sải bước thật nhanh về phía tôi, hai tay dang rộng, chiếc xắc cốt nhún nhảy trên lưng theo nhịp bước. Và rồi vào một ngày hè sau đó, tôi bàng hoàng khi nhận được tin Lượm đã hi sinh trong một trận tấn công đồn giặc. Tôi nghe kể lại rằng giữa lúc cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, Lượm nhận nhiệm vụ chuyển thư thượng khẩn ra mặt trận và hi sinh trên mặt trận đầy bom đạn. Ôi thật đáng thương, tôi mong rằng chiến tranh hãy thật nhanh kết thúc để không còn một ai phải hi sinh như vậy nữa.
Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian khoảng 10 dòng – Mẫu 5
Khi Pháp nổ súng xâm lược trở lại Huế, Lượm tình cờ gặp người chiến sĩ ở Hàng Bè. Cậu vui vẻ kể cho anh về công việc liên lạc của mình. Cậu tỏ ra yêu thích với công việc và còn nhận xét: “Ở đồn Mang Cá thích hơn ở nhà”. Thế rồi, Lượm và người chiến sĩ từ biệt nhau. Đến tháng sáu, người chiến sĩ mới nghe được tin nhà. Một lần, Lượm nhận nhiệm vụ giao lá thư đề “thượng khẩn”. Ngoài mặt trận, súng nổ vang trời, máy bay địch bay trên cao để trinh sát. Lượm băng qua cánh đồng lúa chín vàng mà không hề lo sợ. Bỗng lòe chớp đỏ, Lượm đã trúng đạn của kẻ thù. Cậu nằm trên lúa, đôi tay còn nắm chặt bông lúa. Vậy là, Lượm đã hy sinh.
Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian khoảng 10 dòng – Mẫu 6
Đó là một ngày của những năm năm 1946, thực dân Pháp trở mặt xâm lược nước ta một lần nữa, từ Hà Nội, tôi trở về quê hương, đúng lúc gặp giặc Pháp tấn công vào Huế. Tình cờ tôi quen được Lượm, một cậu bé giao liên làm nhiệm vụ vận chuyển điện tín mật ở đồn Mang Cá. Cậu bé loắt choắt, da sạm nắng, trên đầu là chiếc mũ ca lô đội lệch, trông mới tinh nghịch làm sao. Cậu luôn cười, phô hàm răng trắng đều, sải bước thật nhanh về phía tôi, hai tay dang rộng, chiếc xắc cốt nhún nhảy trên lưng theo nhịp bước. Và rồi vào một ngày hè sau đó, tôi bàng hoàng khi nhận được tin Lượm đã hi sinh trong một trận tấn công đồn giặc. Tôi nghe kể lại rằng giữa lúc cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, Lượm nhận nhiệm vụ chuyển thư thượng khẩn ra mặt trận và hi sinh trên mặt trận đầy bom đạn. Em đã đi rồi nhưng hình ảnh loắt choắt xinh xinh của chú bé ấy vẫn mãi ám ảnh tôi. Chiến tranh thật đau đớn làm sao!
Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian khoảng 10 dòng – Mẫu 7
Năm 1946, từ Hà Nội, tôi xin đơn vị được trở về quê thăm nhà. Đúng lúc gặp giặc Pháp tấn công vào Huế. Tình cờ tôi biết đến Lượm, một cậu bé làm nhiệm vụ giao liên – vận chuyển điện tín mật ở đồn Mang Cá. Cậu bé trông nhỏ con, loắt choắt, vậy mà nhanh nhẹn, bước đi thoăn thoắt. Trên đầu cậu là chiếc mũ ca lô đội lệch, vừa đi vừa huýt sáo trông mới tinh nghịch làm sao. Cậu cười phô hàm răng trắng tinh khi chúng tôi trò chuyện, chiếc xắc cốt nhún nhảy trên vai theo nhịp bước chân. Và rồi cũng vào một ngày hè năm 1946 ấy, tôi bàng hoàng khi nhận được tin Lượm đã hi sinh từ người đồng đội của mình. Lặng người nghe câu chuyện, tôi vẫn không thể tin được thông tin đang chảy qua đôi tai mình: giữa lúc cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, Lượm nhận nhiệm vụ chuyển thư thượng khẩn ra mặt trận và hi sinh trên mặt trận đầy bom đạn. Em đã đi rồi nhưng hình ảnh loắt choắt, hồn nhiên, vô tư và nhiệt huyết làm liên lạc cách mạng của chú bé ấy vẫn in đậm trong tâm trí tôi. Mong cho chiến tranh sớm kết thúc, ngày độc lập không còn xa để hòa bình được lập lại trên quê hương. Và rồi sẽ không còn ai phải hy sinh vì bom đạn đau thương nữa!
Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian khoảng 10 dòng – Mẫu 8
Ngày Huế đổ máu, Lượm tình cờ gặp người chiến sĩ ở Hàng Bè. Cậu bé nhỏ nhắn, hoạt bát thích thú kể về công việc của mình. Sau khi từ biệt, Lượm tiếp tục công việc liên lạc. Trong một lần thực hiện nhiệm vụ, Lượm nhận bức thư thượng khẩn từ tay anh cán bộ. Cậu hăng hái thực hiện nhiệm vụ mà không sợ hãi nguy hiểm. Ngoài mặt trận súng nổ vang trời, máy bay địch rè rè lượn trên bầu trời. Giữa trưa, đường làng vắng vẻ. Lúa trên đồng xanh mướt, đã bắt đầu trổ bông. Thấp thoáng trên cánh đồng xanh bạt ngàn tít tận chân trời là chiếc ca lô trắng của Lượm. Cậu băng qua đường, lội qua những cánh đồng. Lá thư đề “Thượng khẩn” cần nhanh chóng đến tay người nhận, khiến Lượm không một phút chậm trễ. Bỗng lòe chớp đỏ, Lượm đã trúng đạn của kẻ thù. Khuôn mặt cậu lấm lem bùn đất. Bộ quần áo nhuộm sắc đỏ tươi của máu. Cậu nằm trên lúa, đôi tay còn nắm chặt bông lúa non còn thơm mùi sữa. Đôi mắt từ từ nhắm lại. Lượm đã hi sinh.
Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian khoảng 10 dòng – Mẫu 9
Ngày Huế nổ ra chiến tranh, tại Hàng Bè, Lượm tình cờ gặp Tố Hữu – một người chiến sĩ đang công tác tại Hà Nội có dịp về thăm quê. Trong cuộc trò chuyện giữa hai người đồng chí chênh lệch về tuổi tác nhưng đều là những người chúng lý tưởng, chúng chí hướng, cậu hoạt bát, vui vẻ chia sẻ câu chuyện thú vị mình gặp khi làm nhiệm vụ. Sau đó, trong một lần nhận nhiệm vụ chuyển thư thượng khẩn từ tay anh cán bộ, Lượm không hề sợ hãi mà băng qua cánh đồng. Bỗng lờ chớp đỏ, một viên đạn bay đến, xuyên qua thân hình bé nhỏ của cậu. Lượm ngã xuống cánh đồng giữa trưa hè nắng đổ, đôi mắt từ từ nhắm chặt. Cậu đã hy sinh trên mảnh đất quê hương một cách anh hùng.
Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian khoảng 10 dòng – Mẫu 10
Ngày Huế đổ máu, cậu bé Lượm tình cờ gặp người chiến sĩ ở Hàng Bè. Dáng vẻ nhỏ nhắn, nhanh nhẹn với chiếc mũ ca nô đội lệch, cái túi xắc xinh. Cậu kể cho người chiến sĩ nghe về công việc của mình. Sau khi từ biệt, Lượm tiếp tục công việc liên lạc. Một thời gian sau, người chiến sĩ nghe tin Lượm đã hy sinh. Trong một lần thực hiện nhiệm vụ, Lượm nhận bức thư thượng khẩn từ tay anh cán bộ. Ngoài mặt trận súng nổ vang trời, đạn bay vèo vèo. Giữa trưa, con đường vắng vẻ. Nhưng lá thư đề “Thượng khẩn” khiến Lượm chẳng sợ hiểm nguy. Chiếc mũ ca nô vẫn nhấp nhô trên cánh đồng. Bỗng lòe chớp đỏ, Lượm đã trúng đạn của kẻ thù. Bộ quần áo nhuộm sắc đỏ tươi của máu. Lượm ngã xuống cánh đồng, đôi tay còn nắm chặt bông lúa non còn thơm mùi sữa. Cậu đã hy sinh.
Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian khoảng 10 dòng – Mẫu 11
Ấy là lúc Huế nổ ra chiến tranh, toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp. Tôi (nhân vật “chú” trong bài thơ) từ Hà Nội trở về quê hương sau bao năm. Tình cờ tại Hàng Bè, tôi bắt gặp một chú bé tên là Lượm. Chú bé vô cùng đáng yêu với xắc xinh xinh màu đỏ, ca lô thì đội lệch. Dáng đi thì thoăn thoắt, cái đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang. Cậu nói với tôi rằng cậu thích đi làm giao liên lắm, tuy vất vả nhưng lại được đóng góp công sức cho Tổ quốc. Tôi rất cảm phục ý chí và hành động của Lượm. Sau đó chúng tôi chia tay nhau, tôi về Hà Nội, cậu tiếp tục ở đây làm nhiệm vụ. Bỗng tháng Sáu tôi nghe tin cậu hi sinh trên đường làm nhiệm vụ. Khi đang băng qua cánh đồng để đưa tin tức thì bỗng có viên đạn xuyên trúng người cậu.
Kể lại câu chuyện trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ dựa theo trật tự thời gian (9 Mẫu)
Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian khoảng 10 dòng – Mẫu 12
Đêm xuống, ngoài trời mưa lâm thâm, anh đội viên giật mình tỉnh giấc. Anh thấy Bác Hồ đang ngồi lặng yên bên bếp lửa. Mái tóc Bác đã bạc đi rất nhiều. Bác lặng lẽ đi tới kéo chăn cho từng người. Thấy Bác tới gần, anh đội viên khẽ hỏi: “Bác ơi, sao Bác chưa ngủ ạ? Bác có lạnh lắm không ạ?”. Nghe thế, Bác đáp lại anh đội viên bằng giọng trầm ấm: “Chú cứ việc ngủ ngon để mai còn đi đánh giặc”. Đến lần thứ ba thức dậy, anh thấy Bác vẫn thức. Anh vội vàng nói với Bác: “Mời Bác ngủ, Bác ơi”. Lần này, anh đã được nghe Bác tâm sự. Bác thức vì lo việc nước, thương đoàn dân công thương mọi người còn đang vất vả. Xúc động trước tình thương của Bác, anh thức luôn cùng Bác.
Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian khoảng 10 dòng – Mẫu 13
Hôm đó, vào một đêm mùa đông trời mưa và rất lạnh nên tôi giật mình tỉnh giấc, thức dậy tôi thấy Bác vẫn chưa ngủ tôi bèn giục bác nhưng bác nói hãy cứ ngủ trước đi rồi Bác đi rém chăn, đốt lửa cho chúng tôi ngủ ngon. Tôi thiếp vào giấc ngủ từ lúc nào không hay lần thứ hai tỉnh giấc vẫn thấy Bác ngồi đó vẻ mặt suy tư trầm ngâm của Bác làm tôi không khỏi lo lắng, bồn chồn giục Bác đi ngủ nhưng Bác vẫn lặng lẽ ngồi. Đến lần thứ ba tỉnh dậy, tôi phải tới tận nơi bảo, Bác hãy ngủ đi không thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe lắm, lúc này Bác mới tâm sự với tôi những lo lắng băn khoăn của mình, Bác lo lắng cho đoàn dân công nay không có chỗ ngủ không có chăn, màn, trời lại mưa thế này. Tôi nghe mà lòng thương xót và biết ơn vô cùng vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Đêm đó, tôi và Bác cùng nhau thức tới tận sáng, đó là kỉ niệm mà mãi mãi tôi không thể nào quên.
Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian khoảng 10 dòng – Mẫu 14
Đêm nay ở chiến khu, ngoài trời mưa lâm thâm, có anh đội viên nửa đêm giật mình tỉnh giấc. Hình ảnh hiện ra trước mắt anh là Bác Hồ đang ngồi lặng yên bên bếp lửa. Mái tóc Bác đã bạc đi rất nhiều. Đêm khuya thanh vắng, Bác lặng lẽ rón chân đi tới kéo chăn cho từng người. Thấy Bác tới gần, anh đội viên khẽ hỏi: “Bác ơi! Bác chưa ngủ ạ? Bác có lạnh lắm không ạ?”. Nghe thế, Bác đáp lại anh đội viên bằng giọng trầm ấm: “Chú cứ việc ngủ ngon để mai còn đi đánh giặc”. Nghe lời Bác, anh đội viên chìm vào giấc ngủ tiếp nhưng dường như lúc này giấc ngủ cũng không còn được sâu như lúc đầu nữa. Những câu hỏi được đặt ra quanh quẩn trong đầu không hiểu vì sao Bác thao thức đến vậy. Lần thứ ba thức dậy, thắc mắc của anh đã được giải đáp, Bác thức trong đêm là vì lo việc nước, thương đoàn dân công, thương mọi người còn đang vất vả. Xúc động trước tình thương của Bác, anh thức luôn cùng Bác đêm đó.
Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian khoảng 10 dòng – Mẫu 15
Ban đêm, ngoài trời mưa lâm thâm. Trong mái lều tranh xơ xác, anh đội viên tỉnh giấc. Anh thấy Bác Hồ đang ngồi lặng yên. Mái tóc của Bác đã bạc đi rất nhiều. Thế rồi, Bác đi dém chăn cho từng người. Khi thấy Bác tới gần, anh đội viên hỏi: “Bác ơi, sao Bác chưa ngủ ạ?”. Nghe thế, Bác trả lời anh: “Chú cứ việc ngủ ngon để mai còn đi đánh giặc”. Anh nghe lời Bác nằm ngủ tiếp. Nhưng đến lần thứ ba tỉnh dậy, Bác Hồ vẫn thức. Anh vội vàng nói với Bác: “Trời đã khuya lắm rồi, mời Bác ngủ, Bác ơi!”. Lần này, Bác đã giải thích với anh rằng Bác thức vì còn lo việc nước, thương đoàn dân công thương mọi người còn đang vất vả. Điều đó khiến anh đội viên rất xúc động, quyết định thức cùng Bác.
Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian khoảng 10 dòng – Mẫu 16
Đêm đã khuya, khi tất cả mọi người đều đã ngủ thì Bác vẫn còn đang ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Anh đội viên thức giấc thấy Người cha già vẫn ngồi đốt lửa cho các anh đội viên ngủ, rồi Bác còn nhón chân nhẹ nhàng đi dém chăn cho từng người. Nhìn người cha gia đêm khuya vẫn chưa ngủ anh đội viên bèn hỏi “Bác ơi! Bác chưa ngủ? Bác có lạnh lắm không?”. Đáp lại anh là lời Bác động viên ngủ ngon để ngày mai còn đánh giặc. Mặc dù nghe lời Bác đi ngủ nhưng trong lòng anh đội viên vẫn bồn chồn.
Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian khoảng 10 dòng – Mẫu 17
Khi đêm xuống tại chiến khu Việt Bắc, dưới mái lều tranh xơ xác. Anh đội viên thức dậy thì thấy Bác vẫn ngồi đó. Hình ảnh Bác hiện lên bên bếp lửa hồng với vẻ mặt trầm ngâm. Mái tóc của Bác đã bạc đi nhiều. Rồi Bác đi dém chăn cho từng người. Bác nhón chân nhẹ nhàng để các chiến sĩ không giật mình tỉnh giấc. Anh liền hỏi Bác: “Bác ơi, sao Bác chưa ngủ ạ? Bác có lạnh lắm không ạ?”. Nhưng Bác nói với anh: “Chú cứ việc ngủ ngon/ Ngày mai đi đánh giặc!”. Anh nghe lời Bác, nhưng lòng vẫn đầy lo lắng. Lần thứ ba thức dậy, anh vẫn thấy Bác còn thức. Anh vội vàng nằng nặng mời Bác đi ngủ. Anh biết được rằng Bác không ngủ được vì lo cho đoàn dân công. Tấm lòng của Bác khiến anh thấy cảm động. Anh đã quyết định sẽ thức luôn cùng Bác.
Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian khoảng 10 dòng – Mẫu 18
Khi đêm xuống, trời bắt đầu mưa. Dưới mái nhà tranh xơ xác, Bác vẫn ngồi trầm ngâm. Anh đội viên tỉnh giấc thấy vậy liền hỏi Bác: “Bác ơi, sao Bác chưa ngủ ạ?”. Nghe thế, Bác trả lời: “Chú cứ việc ngủ ngon, ngày mai đi đánh giặc”. Thế rồi, anh đội viên lại chìm vào giấc ngủ. Đến lần thứ ba thức dậy, anh thấy Bác vẫn thức. Anh vội vàng nói với Bác: “Trời đã khuya lắm rồi, mời Bác ngủ, Bác ơi!”. Lần này, Bác đã nói với anh lí do vì sao Bác còn thức. Bác lo cho đoàn dân công phải ngủ ngoài rừng. Nghe vậy, anh đội viên càng thêm cảm phục và yêu mến Bác. Anh quyết định thức cùng Bác.
Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian khoảng 10 dòng – Mẫu 19
Đêm đã về khuya, cảnh vật chìm trong bóng tối, khi tất cả mọi người đều đã ngủ say sau một ngày hành quân vất vả thì Bác vẫn đang ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Người ngồi bên bếp lửa, đôi tay bó gối, hai mắt Bác trầm ngâm, những nét nhăn như sâu hơn trên vầng trán rộng. Anh đội viên thức giấc, lặng lẽ nhìn Bác vẫn ngồi khơi cho bếp lửa bùng lên cho các anh đội viên ngủ. Rồi Bác đi dém chăn cho từng chiến sĩ. Bác nhón chân rất nhẹ nhàng, cố gắng không gây ra tiếng động. Bác ân cần săn sóc các chiến sĩ, không khác gì người cha già đang chăm cho từng đứa con của mình. Nhìn người cha già đêm khuya vẫn chưa ngủ, anh đội viên bèn hỏi “Thưa Bác, sao Bác chưa ngủ ạ! Bác có lạnh lắm không?”. Đáp lại anh là lời động viên của Bác ngủ ngon để ngày mai còn đánh giặc. Vâng lời Bác, anh đội viên nhắm mắt mà lòng vẫn thấp thỏm không yên
Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian khoảng 10 dòng – Mẫu 20
Đêm đó tại núi rừng Việt Bắc, trời mưa lâm thâm, dưới mái lều tranh xơ xác. Anh đội viên thức dậy thì thấy Bác vẫn ngồi đó. Anh thầm nghĩ cả ngày hành quân vất vả, đêm đến là lúc mọi người cần ngủ để đủ sức mai tiếp tục hành quân. Ấy vậy mà, Bác vẫn còn ngồi đó. Hình ảnh Bác hiện lên bên bếp lửa hồng với vẻ mặt trầm ngâm. Anh đội viên nhìn Bác mà lại càng thêm yêu thương. Anh thấy Bác đi dém chăn cho từng người. Bác nhón chân nhẹ nhàng để các chiến sĩ không giật mình tỉnh giấc. Lần thứ ba thức dậy, vẫn thấy Bác còn thức. Anh mời Bác đi ngủ, thì biết được rằng Bác không ngủ được vì lo cho đoàn dân công. Tấm lòng yêu thương của Bác khiến cho anh đội viên cảm thấy thật ấm áp. Sự nồng ấm đó đã xua tan đi cái lạnh giá của cơn mưa ngoài kia. Chính vì sự quan tâm của Bác mà anh đội viên quyết định thức cùng Bác.
*********
Trên đây là 20 bài mẫu Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian khoảng 10 dòng lớp 6 do thầy cô biên soạn. Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ có nhiều gợi ý mới lạ để hoàn thành tốt bài tập của mình một cách xuất sắc nhất. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao nhé.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục