Đề bài: Hoàn cảnh sáng tác bài Ông đồ của Vũ Đình Liên
Hoàn cảnh sáng tác bài Ông đồ
Bạn đang xem: Hoàn cảnh sáng tác bài Ông đồ
Bài làm– Tác giả: Vũ Đình Liên+ Là nhà giáo nhân dân đồng thời là một nhà thơ+ Nhà thơ đầu tiên góp mặt trong phong trào Thơ mới đầu thế kỉ XX- Tác phẩm: Ông đồ+ Hoàn cảnh lịch sử: Đầu thế kỉ XX, sau khi Pháp xâm lược Việt Nam, luồng văn hóa phương Tây tràn vào Việt Nam khiến cho nền Hán học và chữ nho bị mất vị thế vốn có của nó. Chế độ thi cử phong kiến bị bãi bỏ, nền văn hóa dân tộc có nguy cơ bị sụp đổ. Điều này kéo theo vị thế của các nhà nho cũng bị sụt giảm theo, từ chỗ là “linh hồn” của nền văn hóa truyền thống dân tộc đến chỗ bị lạc lõng, bơ vơ trước thời cuộc và vắng bóng.+ Hoàn cảnh sáng tác bài Ông đồ: Trong những năm cuối thế kỉ XIX, hình ảnh các ông đồ với mực tàu, giấy đỏ đang dậm tô những nét chữ tươi tắn bên hè phố Hà Nội tấp nập người mua chữ đã in sâu vào tâm trí nhà thơ, tuy nhiên cho đến đầu thế kỉ XX, những hình ảnh đẹp đẽ đó dần biến mất, ông đồ vẫn ở đó vào dịp Tết đến nhưng thay vào đó là sự thờ ơ, vô tâm của người đời. Năm 1936, Vũ Đình Liên sáng tác bài thơ Ông đồ, đăng lần đầu tiên trên báo Tinh Hoa.+ Nội dung chính: Nỗi niềm chua xót, đau đớn, ngậm ngùi, luyến tiếc của tác giả về hình ảnh những ông đồ bị thất thế hay đó chính là những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cha ông được lưu truyền qua hàng ngàn năm dần bị mai một.
——————HẾT——————-
Để hiểu rõ hơn về bài thơ của Vũ Đình Liên, ngoài việc tìm hiểu về Hoàn cảnh sáng tác bài Ông đồ, các em cũng có thể đón đọc thêm một số bài văn khác trong tài liệu bài văn hay lớp 8 chúng tôi đã tổng hợp được: Phân tích bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên, Cảm nhận về bài thơ Ông đồ, Phân tích hình ảnh ông đồ trong bài thơ Ông đồ, Phân tích đoạn thơ: “Năm nay đào lại nở… Hồn ở đâu bây giờ?” trong bài thơ Ông đồ, Phân tích giá trị biểu cảm của hai câu thơ sau trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên: “Giấy đỏ buồn không thắm. Mực đọng trong nghiên sầu”,…
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục