Hóa học 9 Bài 42: Luyện tập chương 4: Hiđrocacbon – Nhiên liệu được THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.
Tóm tắt lý thuyết Hóa học 9 Bài 42
Metan
(CH4)
Etilen
(C2H4)
Axetilen
(C2H2)
Benzen
(C6H6)
Công thức cấu tạo Đặc điểm cấu tạo của phân tử Chỉ có liên kết đơn Có một liên kết đôi (gồm 1 liên kết bền và 1 liên kết yếu) Có một liên kết ba (gồm 1 liên kết bền và 2 liên kết yếu). Mạch vòng 6 cạnh, có 3 liên kết đôi xen kẽ 3 liên kết đơn Phản ứng đặc trưng Phản ứng thế Phản ứng cộng. Phản ứng cộng. Vừa có phản ứng thế vừa có phản ứng cộng. Ứng dụng chính Nhiên liệu trong đời sống. Nguyên liệu sản xuất chất dẻo, rượu etylic, axit axetic, cloetan… Nguyên liệu sản xuất chất dẻo, axit axetic, nhiên liệu đèn xì oxi – axetilen… Nguyên liệu sản xuất chất dẻo, phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu …
Giải bài tập SGK Hóa học 9 Bài 42
Bài 1 (trang 133 SGK Hóa 9)
Viết công thức cấu tạo đầy đủ và thu gọn của các chất hữu cơ có công thức phân tử sau: C3H8, C3H6, C3H4.
Lời giải:
Để viết công thức cấu tạo các chất ta nên xét xem chất đó thuộc loại nào, trong số các hidrocacbon đã học để viết công thức cấu tạo cho phù hợp.
a) C3H8 công thức tử giống CH4 (CnH2n+2) nên có công thức cấu tạo có 1 liên kết đơn: CH3 – CH2 – CH3.
b) C3H6 công thức phân tử giống C2H4 (CnH2n) nên công thức cấu tạo có 1 liên kết đôi CH2 = CH – CH3 và mạch vòng.
c) C3H4 công thức phân tử giống C2H2 (CnH2n-2) nên có công thức cấu tạo có 1 liên kết ba: CH ≡C – CH3; 2 nối đôi: CH2 = C = CH2 và mạch vòng:
Bài 2 (trang 133 SGK Hóa 9)
Có hai bình đựng hai chất khí là CH4, C2H4. Chỉ dùng dung dịch brom có thể phân biệt được hai chất khí trên không? Nêu cách tiến hành.
Lời giải:
Cho hai khí vào hai bình có cùng thể tích, sau đó cho cùng một thể tích dung dịch brom có cùng nồng độ vào hai bình và lắc đều. Bình không làm thay đổi màu dung dịch brom là CH4, bình làm nhạt màu dung dịch brom là C2H4.
PTHH: C2H4 + Br2 → C2H4Br2.
Bài 3 (trang 133 SGK Hóa 9)
Biết 0,01 mol hidrocacbon A làm mất màu vừa đủ 100ml dung dịch brom 0,1M. Vậy A là hidrocacbon nào trong số các chất sau đây.
A. CH4.
B. C2H2.
C. C2H4.
D. C6H6.
Lời giải:
Đáp án C đúng.
nA = 0,01 mol
nBr2 = 0,1. 0,1 = 0,01 mol
nA = nBr2 = 0,01 mol ⇒ chứng tỏ trong phân tử Hiđrocacbon có 1 nối đôi. Vậy Hiđrocacbon A là C2H4.
Bài 4 (trang 133 SGK Hóa 9)
Đốt cháy 3 gam chất hữu cơ A, thu được 8,8g khí CO2 và 5,4g H2O
a) Trong chất hữu cơ A có những nguyên tố nào?
b) Biết phân tử khối của A nhỏ hơn 40. Tìm công thức phân tử của A.
c) Chất A có làm mất màu dung dịch brom không?
d) Viết phương trình hóa học của A với clo khi có ánh sáng
Lời giải:
nCO2 = = 0,2 mol.
⇒ Bảo toàn nguyên tố C: nC = nCO2 = 0,2 mol ⇒ mC = 0,2 × 12 = 2,4g.
nH2O = = 0,3 mol.
⇒ Bảo toàn nguyên tố H: nH = 2nH2O = 0,6 mol ⇒ mH = 0,6 x 1 = 0,6g.
mC,H = 2,4 + 0,6 = 3g = mA có hai nguyên tố C và H, vậy A là Hiđrocacbon.
b) Đặt công thức phân tử của A là CxHy
Vậy CTPT của A có dạng (CH3)n vì MA < 40
→ (CH3)n < 40 ⇒ 15n < 40
• Nếu n = 1 ⇒ không hợp lý.
• Nếu n = 2 ⇒ CTPT của A là C2H6 (nhận)
c) A không làm mất màu dung dịch Br2.
d) C2H6 + Cl2 C2H5Cl + HCl
Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 42 (có đáp án)
Câu 1: Chất có khả năng làm mất màu dung dịch brom là
A. CO2.
B. C2H4.
C. C2H6.
D. CH4.
Lời giải
Đáp án: B
Câu 2: Khí tham gia phản ứng trùng hợp là
A. CH4.
B. C2H4.
C. C3H8.
D. C2H6.
Lời giải
Đáp án: B
Câu 3: Chất khi tác dụng với nước sinh ra khí axetilen là
A. Al4C3.
B. CaC2.
C. CaO.
D. Na2S.
Lời giải
Đáp án: B
CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2
Câu 4: Phân biệt metan và etilen dùng dung dịch nào sau đây ?
A. Br2
B. NaOH
C. NaCl
D. AgNO3 trong NH3
Lời giải
Đáp án: A
Khí etilen làm mất màu dung dịch brom ngay điều kiện thường, còn khí metan thì không.
C2H4 + Br2 → C2H4Br2
Câu 5: Benzen tác dụng với Br2 theo tỷ lệ mol 1 : 1 (có mặt bột Fe), thu được sản phẩm hữu cơ là
A. C6H6Br2
B. C6H6Br6
C. C6H5Br
D. C6H6Br4
Lời giải
Đáp án: C
Câu 6: Khi đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol metan người ta thu được một lượng khí CO2 (đktc) có thể tích là
A. 5,6 lít.
B. 11,2 lít.
C. 16,8 lít.
D. 8,96 lít.
Lời giải
Đáp án: A
VCO2 = 0,25.22,4 = 5,6 lít.
Câu 7: Trùng hợp 14 gam etilen (với hiệu suất 100 %) ở điều kiện thích hợp thì thu được khối lượng polietilen là
A. 7 gam.
B. 14 gam.
C. 28 gam.
D. 56 gam.
Lời giải
Đáp án: B
Bảo toàn khối lượng có:
mtrước = msau ⇔ mpoli etilen = metilen = 14 gam.
Câu 8: Dẫn 0,05 mol khí axetilen qua bình đựng dung dịch nước brom dư. Khối lượng brom tham gia phản ứng là
A. 16,0 gam.
B. 20,0 gam.
C. 26,0 gam.
D. 32,0 gam.
Lời giải
Đáp án: A
→ mBrom pư = 0,1.160 = 16 gam.
Câu 9: Một hợp chất hữu cơ A có phân tử khối là 28 đvC. Vậy A là
A. axetilen.
B. metan.
C. etilen.
D. benzen.
Lời giải
Đáp án: A
Câu 10: Tính khối lượng benzen cần dùng để điều chế được 15,7 gam brombenzen ? Biết hiệu suất phản ứng là 80%
A. 15,6 gam.
B. 7,8 gam.
C. 9,75gam.
D. 16 gam.
Lời giải
Đáp án: C
Theo PTHH có: nbenzen = nbrombenzen = 0,1 mol
→ Khối lượng benzen theo lý thuyết: mLT = n.M = 0,1.78 = 7,8 gam.
Do hiệu suất phản ứng là 80% → khối lượng brom thực tế là:
******************
Trên đây là nội dung bài học Hóa học 9 Bài 42: Luyện tập chương 4: Hiđrocacbon – Nhiên liệu do THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Luyện tập chương 4: Hiđrocacbon – Nhiên liệu. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.
Biên soạn bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Hoá học 9