Hóa học 9 Bài 19: Sắt được THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.
Tóm tắt lý thuyết Hóa học 9 Bài 19
I. Tính chất vật lí
Sắt là kim loại màu trắng xám, khi ở dạng bột có màu đen.
Sắt có tính nhiễm từ (bị nam châm hút và sắt cũng có thể nhiễm từ trở thành nam châm). Khối lượng riêng D = 7,86g/cm3, nóng chảy ở 1539°C.
Sắt dẻo nên dễ rèn.
II. Tính chất hóa học
Sắt có những tính chất hóa học của kim loại
1. Tác dụng với nhiều phi kim
Sắt tác dụng với oxi tạo thành oxit, tác dụng với nhiều phi kim tạo thành muối.
Ví dụ:
2. Tác dụng với dung dịch axit
Sắt tác dụng với dung dịch axit HCl và H2SO4 loãng tạo thành muối sắt (II) và giải phóng H2.
Phương trình hóa học:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
Chú ý: Sắt không tác dụng với HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội.
Khi sắt phản ứng với HNO3 loãng, H2SO4 đặc, nóng sản phẩm thu được chứa muối sắt (III) và không giải phóng H2.
3. Tác dụng với dung dịch muối của kim loại yếu hơn
Ví dụ:
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Giải bài tập SGK Hóa học 9 Bài 19
Bài 1 (trang 60 SGK Hóa 9)
Sắt có những tính chất hóa học nào ? Viết các phương trình hóa học minh họa.
Lời giải:
a) Tác dụng với phi kim :
Tác dụng với oxi : 3Fe + 2O2 → Fe3O4(to)
Tác dụng với clo : 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3(to)
Lưu ý: Fe tác dụng với clo chỉ cho Fe (III) clorua (không cho Fe(II) clorua).
b) Tác dụng với dung dịch axit: Sắt tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng cho muối sắt (II) và giải phóng H2.
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑
Lưu ý: Fe tác dụng với dung dịch HCl chỉ cho Fe (II) clorua (không cho Fe(III) clorua).
Fe không tác dụng với HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội.
c) Tác dụng với dung dịch muối:
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Sắt tác dụng với dung dịch muối sắt (II) và giải phóng kim loại mới.
Bài 2 (trang 60 SGK Hóa 9)
Từ sắt và các hóa chất cần thiết, hãy viết các phương trình hóa học để thu được các oxit riêng biệt: Fe3O4, Fe2O3 và ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có:
Lời giải:
Các PTHH:
∗ Fe3O4
3Fe + 2O2 Fe3O4
∗ Fe2O3
Sơ đồ: Fe + Cl2→ FeCl3 + NaOH→ Fe(OH)3 Fe2O3
2Fe + 3Cl2 2FeCl3
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl
2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
Bài 3 (trang 60 SGK Hóa 9)
Có bột kim loại sắt lẫn tạp chất nhôm. Hãy trình bày phương pháp làm sạch sắt.
Lời giải:
Cho bột kim loại sắt có lẫn nhôm vào dung dịch NaOH dư, chỉ có nhôm phản ứng, sắt sẽ không phản ứng
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 ↑
Sau khi khí bay ra hết, tức nhôm đã phản ứng hết, lọc dung dịch sau phản ứng thấy còn chất rắn không tan, đó là sắt.
Bài 4 (trang 60 SGK Hóa 9)
Sắt tác dụng được với chất nào sau đây?
a) Dung dịch muối Cu(NO3)2
b) H2SO4 đặc, nguội
c) Khí Cl2
d) Dung dịch ZnSO4.
Viết các phương trình hóa học và ghi điều kiện, nếu có:
Lời giải:
Sắt tác dụng với dung dịch muối Cu(NO3)2 (a) và khí Cl2 (c):
Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu ↓
(kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối)
2Fe + 3Cl2 2FeCl3.
Lưu ý: Sắt bị thụ động hóa trong môi trường H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội.
Bài 5 (trang 60 SGK Hóa 9)
Ngâm bột sắt dư trong 10ml dung dịch đồng sunfat 1M. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc được chất rắn A và dung dịch B.
a) Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư. Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng.
b) Tính thể tích dung dịch NaOH 1M vừa đủ để kết tủa hoàn toàn dung dịch B.
Lời giải:
a) nCuSO4 = CM .V = 1. 0,01 = 0,01 (mol)
PTHH: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (1)
Chất rắn A gồm sắt dư và đồng, dung dịch B là FeSO4.
nCu = nCuSO4 = 0,01 mol
PTHH cho A + dd HCl:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑ (2)
Cu + HCl → không phản ứng.
Khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng với HCl chỉ có Cu
mCu = 0,01 x 64 = 0,64g.
b) Dung dịch B chỉ có FeSO4:
FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2 ↓ + Na2SO4 ( 3)
Theo pt (1) nFeSO4 = nCuSO4 = 0,01 mol
Theo pt (3) nNaOH = 2. nFeSO4 = 2. 0,01 = 0,02 mol
Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 19 (có đáp án
Câu 1: Cho dây sắt quấn hình lò xo (đã được nung nóng đỏ) vào lọ đựng khí clo. Hiện tượng xảy ra là:
A. Sắt cháy tạo thành khói trắng dày đặt bám vào thành bình.
B. Không thấy hiện tượng phản ứng
C. Sắt cháy sáng tạo thành khói màu nâu đỏ
D. Sắt cháy sáng tạo thành khói màu đen
Lời giải
Đáp án: C
Câu 2: Hoà tan hỗn hợp gồm Fe và Cu vào dung dịch HCl (vừa đủ). Các chất thu được sau phản ứng là:
A. FeCl2 và khí H2
B. FeCl2, Cu và khí H2
C. Cu và khí H2
D. FeCl2 và Cu
Lời giải
Đáp án: B
Cu không phản ứng với HCl
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Câu 3: Kim loại được dùng để làm sạch dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4 là
A. Fe
B. Zn
C. Cu
D. Al
Lời giải
Đáp án: A
Sử dụng một lượng dư kim loại Fe
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Lọc bỏ kim loại thu được dung dịch FeSO4 tinh khiết.
Câu 4: Trong các chất sau đây chất nào chứa hàm lượng sắt nhiều nhất?
A. FeS2
B. FeO
C. Fe2O3
D. Fe3O4
Lời giải
Đáp án: B
Câu 5: Để chuyển FeCl3 thành Fe(OH)3, người ta dùng dung dịch:
A. HCl
B. H2SO4
C. NaOH
D. AgNO3
Lời giải
Đáp án: C
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓ + 3NaCl
Câu 6: Phản ứng tạo ra muối sắt (III) sunfat là:
A. Sắt phản ứng với H2SO4 đặc, nóng.
B. Sắt phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng
C. Sắt phản ứng với dung dịch CuSO4
D. Sắt phản ứng với dung dịch Al2(SO4)3
Lời giải
Đáp án: A
Câu 7: Hoà tan 16,8g kim loại vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Kim loại đem hoà tan là (Biết trong muối thu được sau phản ứng kim loại có hóa trị II)
A. Mg
B. Zn
C. Pb
D. Fe
Lời giải
Đáp án: D
Ta có: nkhí = 6,72 : 22,4 = 0,3 mol, gọi kim loại là M
Câu 8: Một tấn quặng manhetit chứa 81,2% Fe3O4. Khối lượng Fe có trong quặng là:
A. 858 kg
B. 885 kg
C. 588 kg
D. 724 kg
Lời giải
Đáp án: C
Khối lượng Fe3O4 có trong 1 tấn quặng là:
Câu 9: Clo hoá 33,6g một kim loại A ở nhiệt độ cao thu được 97,5g muối ACl3. A là kim loại:
A. Al
B. Cr
C. Au
D. Fe
Lời giải
Đáp án: D
2A + 3Cl2 → 2ACl3
Câu 10: Chất nào dưới đây không tác dụng với Fe?
A. HCl.
B. H2SO4 loãng.
C. H2SO4 đặc, nóng.
D. H2SO4 đặc, nguội.
Lời giải
Đáp án D
******************
Trên đây là nội dung bài học Hóa học 9 Bài 19: Sắt do THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Sắt. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.
Biên soạn bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Hoá học 9