Bài 42: Luyện tập: Dẫn xuất halogen, ancol, phenol được THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.
Tóm tắt lý thuyết Hóa học 11 Bài 42
1. Ancol
– CTCT: CnH2n+1OH (n ≥ 1).
– Tên thông thường: Ancol + tên gốc ankyl + ic.
Ví dụ: C2H5OH: ancol etylic.
– Tên thay thế:
Tên ancol = tên hidrocacbon no mạch chính + số chỉ vị trí nhóm OH + ol.
Ví dụ:
– Phản ứng thế H của nhóm OH:
R-OH + Na → R-ONa + 1/2 H2↑
– Phản ứng thế nhóm OH:
– Phản ứng tách nước:
* Điều chế:
– Từ etilen:
– Từ tinh bột:
2. Phenol
– Tính axit (có lực axit mạnh hơn ancol) không làm đổi màu quỳ tím.
C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
– Phản ứng thế nguyên tử H của nhóm -OH:
– Phản ứng thế nguyên tử H của vòng benzen (ưu tiên vị trí ortho và para)
⇒ dùng nhận biết phenol.
* Điều chế:
– Oxi hóa cumen:
– Từ benzen: C6H6 → C6H5Br → C6H5ONa → C6H5OH.
3. Dẫn xuất halogen
a. Phản ứng thế
– Các ankyl halogenua không phản ứng với nước nhưng bị thủy phân khi đun nóng với dung dịch kiềm tạo ancol:
– Dẫn xuất loại anlyl halogenua bị thủy phân ngay khi đun sôi với nước:
– Dẫn xuất loại vinyl halogenua và phenyl halogenua chỉ phản ứng với kiềm ở điều kiện nhiệt độ và áp suất cao:
b. Phản ứng tách
Khi đun với dung dịch kiềm trong ancol, dẫn xuất halogen bị tách HX tạo thành liên kết bội:
* Quy tắc Zai-xep: Khi tách HX khỏi dẫn xuất halogen, nguyên tử halogen (X) ưu tiên tách ra cùng với H ở nguyên tử C bậc cao hơn bên cạnh.
c. Ngoài ra có phản ứng với magie
Giải bài tập SGK Hóa học 11 Bài 42
Bài 1 (trang 195 SGK Hóa 11)
Viết công thức cấu tạo, gọi tên các dẫn xuất halogen có công thức phân tử C4H9Cl; các ancol mạch hở có công thức phân tử C4H10O, C4H8O.
Lời giải:
Bài 2 (trang 195 SGK Hóa 11)
Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa etyl bromua với: dung dịch NaOH đun nóng ; đung dịch NaOH + C2H5OH đun nóng.
Lời giải:
CH3-CH2-Br + NaOH -to→ CH3-CH2-OH + NaBr
CH3-CH2-Br + NaOH -C2H5OH, to→ CH2=CH2 + NaBr + H2O
Bài 3 (trang 195 SGK Hóa 11)
Viết phương trình hóa học của phản ứng (nếu xảy ra) giữa ancol etylic, phenol với mỗi chất sau: natri, natri hiđroxit, nước brom, dung dịch HNO3.
Lời giải:
– Ancol và phenol đều tác dụng với Na
2CH3-CH2-OH + Na → 2CH3-CH2-ONa + H2
2C6H5-OH + 2Na → 2C6H5-ONa + H2
– Ancol etylic (C2H5OH) không phản ứng với ba chất còn lại, chỉ có phenol phản ứng:
Bài 4 (trang 195 SGK Hóa 11)
Ghi Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô vuông cạnh các câu sau:
a) Hợp chất C6H5- CH2-OH không thuộc loại hợp chất phenol mà thuộc ancol thơm.
b) Ancol etylic có thể hòa tan tốt phenol, nước.
c) Ancol và phenol đều có thể tác dụng với natri sinh ra khí hidro.
d) Phenol có tính axit yếu nhưng dung dịch phenol trong nước không làm đổi màu quỳ tím.
e) Phenol tan trong dung dịch NaOH là do đã phản ứng với NaOH tạo thành muối tan.
g) Phenol tan trong dung dịch NaOH chỉ là sự hòa tan bình thường .
h) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ.
Lời giải:
a) Đ
b) Đ
c) Đ
d) Đ
e) Đ
g) S
h) S
Bài 5 (trang 195 SGK Hóa 11)
Hoàn thành các dãy chuyển hóa sau bằng các phương trình hóa học:
Lời giải:
Bài 6 (trang 195 SGK Hóa 11)
Cho hỗn hợp gồm etanol và phenol tác dụng với natri (dư) thu được 3,36 lít khí hidro ở đktc. Nếu cho hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch nước brom vừa đủ thu được 19,86 gam kết tủa trắng của 2,4,6-tribromphenol
a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b. Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp đã dùng.
Lời giải:
a. Gọi số mol của etanol và phenol lần lượt là x và y (mol)
b. Theo đề bài ta có hệ phương trình
Bài 7 (trang 195 SGK Hóa 11)
Trong các chất sau, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?
A. phenol
B. etanol
C. đimetyl ete
D. metanol
Lời giải:
– Đáp án A
– Trong các chất trên thì phenol có nhiệt độ sôi cao nhất.
Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài luyện tập: Ancol và phenol có đáp án
Bài 1: Đung nóng một ancol đơn chức X với dung dịch H2SO4 đăc trong điều kiện nhiệt độ thích hợp sinh ra chất hữu cơ Y, tỉ khối hơi của X so với Y là 0,6956. Công thức phân tử của Y là
A. C3H8O.
B. C2H6O
C. CH4O.
D. C4H8O .
Lời giải
Đáp án: C
dX/Y < 1 ⇒ Y là ete
Ta có MY = 2MX – 18
⇒ MX = 32 ⇒ X là CH4O
Bài 2: Khi đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol no đơn chức, mạch hở thu được V lít khí CO2 (đktc) và a gam H2O. Biểu thức liên hệ giữa m, a vầ V là
A. m = 2a – V/22,4 .
B. m = 2a – V/11,2
C. m = a + V/5,6.
D. m = a – V/5,6 .
Lời giải
Đáp án: D
ancol no đơn chức mạch hở ⇒ nO (ancol) = nancol = nH2O – nCO2 = a/18 – V/22,4
m = mC + mH + mO =
Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn a gam C2H5OH thu được 0,2 mol CO2. Đốt cháy hoàn toàn b gam CH3COOH thu được 0,2 mol CO2. Cho a gam C2H5OH tác dụng với b gam CH3COOH có xúc tác là H2SO4 đặc và đun nóng ( giả sử hiệu suất phản ứng là 100%) thì thu được số gam ete là
A. 8,8 gam .
B. 17,6 gam
C. 4,4 gam.
D. 13,2 gam.
Lời giải
Đáp án: A
nC2H5OH = 1/2 nCO2 = 0,1 mol; nCH3COOH = 0,1 mol
CH3COOH + C2H5OH ⇌ CH3COOC2H5 + H2O
meste = 0,1.88 = 8,8 (gam)
Bài 4: Cho Na tác dụng vừa đủ với 1,24 gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức X, Y, Z thấy thoát ra 0,336 lít khí H2 (đkc). Khối lượng muối natri ancolat thu được là
A. 2,4 gam
B. 1,9 gam.
C. 2,85 gam.
D. 3,8 gam.
Lời giải
Đáp án: B
ROH + Na → RONa + 1/2 H2
nNa = 2nH2 = 0,03 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
mMuối = ancol + mNa – H2 = 1,24 + 0,03.23 – 0,015.2 = 1,9g
Bài 5: Lên men dung dịch chứa 300 gam glucozơ thu được 92 gam ancol etylic. Hiệu suất của quá trình lên men tạo thành ancol etylic là:
A. 40%
B. 60%
C. 54%
D. 80%
Lời giải
Đáp án: B
C6H12O6 → 2C2H5OH
180g 92g
300g → 153,3g
H% = (92/153,3). 100% = 60%
Bài 6: Một loại rượu có khối lượng riêng D = 0,92 g/ml thì độ rượu là bao nhiêu ? Biết khối lượng riêng của H2O và C2H5OH lần lượt là 1 và 0,8 g/ml (bỏ qua sự co dãn thể tích sau khi trộn)
A. 45o
B. 39,5o
C. 90o
D. 40o
Lời giải
Đáp án: D
Giả sử có 100ml dung dịch rượu có x ml C2H5OH nguyên chất và y ml nước → x + y = 100
Khối lượng của 100 ml dung dịch rượu là 0,8x + y
Khối lượng riêng của dung dịch rượu là → (0,8x + y)/100 = 0,92 → 0,8x + y = 92
Giải hệ ⇒ x = 40 , y = 60
Vậy độ rượu của dung dịch là 40o
Bài 7: Cho 2 phản ứng:
(1) 2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + H2O + CO2
(2) C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH + NaHCO3
Hai phản ứng trên chứng tỏ lực axit theo thứ tự CH3COOH, H2CO3, C6H5OH, HCO3- là
A. Tăng dần.
B. Giảm dần.
C. Không thay đổi.
D. Vừa tăng vừa giảm.
Lời giải
Đáp án: B
Bài 8: Dãy gồm các chất đều phản ứng với phenol là:
A. dung dịch NaCl, dung dịch NaOH, kim loại Na.
B. nước brom, axit axetic, dung dịch NaOH.
C. nước brom, anhiđrit axetic, dung dịch NaOH.
D. nước brom, anđehit axetic, dung dịch NaOH.
Lời giải
Đáp án: C
Bài 9: Một hỗn hợp gồm 25 gam phenol và benzen khi cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy tách ra 2 lớp chất lỏng phân cách, lớp chất lỏng phía trên có thể tích 19,5 ml và có khối lượng riêng là 0,8 g/ml. Khối lượng phenol trong hỗn hợp ban đầu là
A. 15,6 gam
B. 9,4 gam
C. 24,375 gam
D. 0,625 gam
Lời giải
Đáp án: B
Lớp chất lỏng phía trên có V = 19,5ml ⇒ Vbenzen = 19,5 ( Do benzen không tác dụng với dung dịch NaOH, không tan trong H2O)
mbenzen = V.D = 15,6g ⇒ mphenol = 9,4g
Bài 10: Cho 18,8 gam phenol tác dụng với 45g dung dịch HNO3 63% (có H2SO4 làm xúc tác ). Hiệu suất phản ứng là 100%. Khối lượng axit picric thu được là
A. 50g
B. 34,35g
C. 34,55g
D. 35g
Lời giải
Đáp án: B
nphenol = 0,2 mol; nHNO3 = 0,45 mol
C6H5OH + 3HNO3 → C6H2(NO2)3OH + 3H2O
⇒ HNO3 hết; npicric = 1/3 nHNO3 = 0,15 mol
⇒ mpicric = 0,15. 229 = 34,35g
Bài 11: Cả phenol và ancol etylic đều phản ứng được với
A. Na
B. NaOH
C. Br2
D. NaHCO3.
Lời giải
Đáp án: A
Bài 12: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Dung dịch natri phenolat phản ứng với khí CO2lấy chất hữu cơ vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được natri phenolat.
B. Phenol phản ứng với dung dịch NaOH, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch HCl lại thu được phenol.
C. Cho ancol etylic tác dụng với Na lấy chất rắn thu được hòa tan vào nước lại thu được ancol etylic.
D. Cho ancol metylic đi qua H2SO4đặc ở 170oC tạo thành ankan.
Lời giải
Đáp án: D
Bài 13: Cho các chất : ancol etylic, glixerol, etylen glicol, dimetyl ete và propan-1-3-điol. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 là
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
Lời giải
Đáp án: D
Bài 14: Ancol nào sau đây phản ứng với CuO không tạo thành anđehit?
A. metanol.
B. etanol
C. 2-metylpropanol-1.
D. propanol-2.
Lời giải
Đáp án: D
Bài 15: đun nóng hỗn hợp gồm hai ancol đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng với H2SO4 đặc ở 140oC. Sau khi các phản ứng kết thúc , thu được 6 gam hỗn hợp gồm ba ete và 1,8 gam nước. Công thức phân tử của hai rượu trên là
A. CH3OH và C2H5OH .
B. C2H5OH và C3H7OH
C. C3H5OH và C4H2OH.
D. C3H7OH và C4H9OH .
Lời giải
Đáp án: A
2R-OH → R2O + H2O
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
mancol = mete + mH2O = 7,8g
nancol = 2nH2O = 0,2 mol ⇒ Mancol = 7,8 : 0,2 = 39 ⇒ R = 22 ⇒ -CH3 (15) và -C2H5 (29)
⇒ CH3OH và C2H5OH
******************
Trên đây là nội dung bài học Hóa học 11 Bài 42: Luyện tập: Dẫn xuất halogen, ancol, phenol do THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Luyện tập: Dẫn xuất halogen, ancol, phenol. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.
Biên soạn bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Hoá học 11