Đề bài: Hình ảnh chiếc lá và sức mạnh hội họa trong kiệt tác của Cụ Bơ men qua Chiếc lá cuối cùng
Hình ảnh chiếc lá và sức mạnh hội họa trong kiệt tác của Cụ Bơ men qua Chiếc lá cuối cùng
Bạn đang xem: Hình ảnh chiếc lá và sức mạnh hội họa trong kiệt tác của Cụ Bơ men qua Chiếc lá cuối cùng
I. Dàn ý Hình ảnh chiếc lá và sức mạnh hội họa trong kiệt tác của Cụ Bơ men qua Chiếc lá cuối cùng (Chuẩn)
1. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về tác giả O Hen-ri (những nét chính về cuộc đời, tiểu sử, các sáng tác chủ yếu, đặc điểm sáng tác,…).- Giới thiệu về truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng (xuất xứ, khái quát những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật,…)- Nêu vấn đề bàn luận: Hình ảnh chiếc lá và sức mạnh hội họa trong kiệt tác của cụ Bơ-men qua Chiếc lá cuối cùng.
2. Thân bàia. Chiếc lá cuối cùng – một kiệt tác nghệ thuật, nơi hội tụ tình thương và sự hi sinh cao cả– Hoàn cảnh xuất hiện của chiếc lá cuối cùng:+ Cụ Bơ-men luôn ao ước vẽ được một kiệt tác nhưng mãi đến khi tuổi già cụ vẫn chưa thể thực hiện được.+ Giôn-xi – một cô họa sĩ trẻ bị bệnh nặng, ngày ngày cô tuyệt vọng đếm những chiếc lá thường xuân rơi và đến lúc nào những lá thường xuân kia rụng hết thì cô cũng chết…(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết Dàn ý Hình ảnh chiếc lá và sức mạnh hội họa trong kiệt tác của Cụ Bơ men qua Chiếc lá cuối cùng tại đây.
II. Bài văn mẫu Hình ảnh chiếc lá và sức mạnh hội họa trong kiệt tác của Cụ Bơ men qua Chiếc lá cuối cùng (Chuẩn)
O Hen-ri là nhà văn người Mĩ nổi tiếng với những tác phẩm truyện ngắn. Những sáng tác của ông viết về nhiều đề tài khác nhau nhưng có lẽ ông dành nhiều thời gian, tình cảm, những trang viết của mình về những số phận nghèo khổ, bất hạnh trong xã hội và trong số đó, truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng là truyện ngắn hay nhất của ông. Đọc truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng, người đọc không chỉ ấn tượng với tình cảm chân thành, thắm thiết của những người nghệ sĩ mà qua câu chuyện ấy giúp chúng ta cảm nhận được những điều đặc biệt ý nghĩa về hình ảnh chiếc lá cuối cùng cùng sức mạnh to lớn của hội họa.
Trước hết, chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác nghệ thuật, nơi hội tụ tình yêu thương vô bờ bến và sự hi sinh cao cả. Suốt cả cuộc đời mình, cụ Bơ-men luôn ao ước vẽ được một kiệt tác nhưng mãi đến khi tuổi già cụ vẫn chưa thể thực hiện được mong ước ấy của mình. Mùa đông năm ấy, Giôn-xi – một cô họa sĩ trẻ bị bệnh nặng, ngày ngày cô tuyệt vọng đếm những chiếc lá thường xuân rơi và đến lúc nào những lá thường xuân kia rụng hết thì cô cũng chết. Tình thương, sự đồng cảm với cô gái trẻ có lẽ chính là nguồn động lực để cụ Bơ-men vẽ chiếc lá cuối cùng – bức tranh được xem là kiệt tác trong suốt cuộc đời của họ. Chiếc lá thường xuân cuối cùng mà cụ vẽ thật tuyệt, nó giống ý như một chiếc lá thật “gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa”. Chiếc lá thường xuân cuối cùng – bức tranh kiệt tác ấy đã được cụ Bơ-men thực hiện trong một đêm mưa bão với “trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng”. Và để rồi, sau đêm bão bùng ấy, cụ Bơ-men đã chết vì căn bệnh viêm phổi. Cụ Bơ-men đã âm thầm, lặng lẽ hi sinh vì nghệ thuật, vì tình yêu thương to lớn mà cụ dành cho Giôn-xi. Bức tranh chiếc lá cuối cùng ấy không chỉ là một kiệt tác nghệ thuật mà nó còn là hiện thân cho sự hi sinh ca cả, thầm lặng và tình yêu thương sâu sắc của cụ Bơ-men. Cụ Bơ-men hi sinh vì nghệ thuật, vì tình yêu thương dành cho Giôn-xi và đó chính là mục đích cao cả của sáng tạo nghệ thuật.
Thêm vào đó, chiếc lá cuối cùng – bức tranh nghệ thuật kiệt tác còn mang trong mình sức mạnh to lớn của hội họa, của nghệ thuật là mang đến hi vọng, khát vọng sống và sự hồi sinh cho con người. Sau đêm mưa bão ấy, sáng hôm sau, cả Xiu và Giôn-xi đều nghĩ sẽ chẳng còn chiếc lá nào nữa, nhưng không, chiếc lá cuối cùng ấy vẫn còn vẹn nguyên trên bức tường và chính điều đó đã có tác động to lớn đến tâm lí của Giôn-xi. Nhìn thấy chiếc lá vẫn còn đó, sự sống trong Giôn-xi như bừng sống lại, cô nói với Xiu “Muốn chết là một tội…” rồi cô hi vọng có một ngày nào đó mình sẽ vẽ được vịnh Na-plơ. Không chỉ thay đổi tâm lí, đánh thức hi vọng, khát khao sống trong Giôn-xi, chiếc lá cuối cùng dường như đã tiếp thêm cho Giôn-xi nguồn động lực to lớn, giúp cô từng ngày, từng ngày một hồi sinh, cô đã chiến thắng căn bệnh của mình, đã lại được sống với những khao khát và đam mê của bản thân. Như vậy, chiếc lá cuối cùng đã đem đến cho Giôn-xi một sức sống, một khát khao mãnh liệt về sự sống, tiếp thêm cho cô động lực để chiến thắng bệnh tật và từng ngày hồi sinh. Và những điều đó xét đến cùng là sức mạnh đích thực của hội họa nói riêng, nghệ thuật nói chung – nó có sức mạnh cứu rỗi và mang đến khát khao sống cho con người.
Tóm lại, hình ảnh chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Mĩ O Hen-ri là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo và giàu ý nghĩa. Đồng thời, qua truyện ngắn cũng giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc về sức mạnh và ý nghĩa to lớn của nghệ thuật, của hội họa – mang đến niềm tin và hi vọng cho con người dẫu trong hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt của cuộc sống.
——————HẾT———————
Chiếc lá là một hình tượng đặc sắc góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng, để tìm hiểu chi tiết về nội dung tư tưởng, đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn, bên cạnh bài Hình ảnh chiếc lá và sức mạnh hội họa trong kiệt tác của Cụ Bơ men qua Chiếc lá cuối cùng, các bạn có thể tham khảo thêm: Chứng minh Chiếc lá cuối cùng kết thúc bởi sự kiện đối lập, bất ngờ, Ý nghĩa hình ảnh chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng, Phân tích hình tượng chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng, Phân tích truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O. Hen-ri
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục