Đề bài: Hãy nói lên cảm nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện Làng của Kim Lân
Cảm nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện Làng của Kim Lân
Bạn đang xem: Hãy nói lên cảm nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện Làng của Kim Lân
1. Hãy nói lên cảm nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện Làng, mẫu số 1:
Kim Lân là nhà văn rất am hiểu cuộc sống của người nông dân ở nông thôn miền Bắc. Tất cả các truyện của ông đều xoay quanh cảnh ngộ và sinh hoạt của người nông dân. Truyện “Làng” được Kim Lân sáng tác trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng trên tạp chí Văn nghệ năm 1948. Nhân vật chính là ông Hai người làng chợ Dầu. Tác giả đã miêu tả khá thành công diễn biến tâm trạng của ông khi nghe tin đồn làng ông theo giặc. Qua đó, tác giả muốn ca ngợi tinh thần yêu nước của ông nói riêng và của người dân Việt Nam nói chung. Ông Hai là người rất tự hào về cái làng chợ Dầu của mình. Khi phải di tản cư ông cứ nhắc đi nhắc lại với những người chung quanh cái không khí cách mạng của làng ông: “Cả giới phụ lão có cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập một hai…”. Cứ như vậy, suốt cả buổi tối, ông lão ngồi vén quần lên tận bẹn mà nói liên miên về cái làng của ông. Ông nói cho sướng miệng và để cho đỡ nhớ làng chứ không chú ý người khác có nghe không ? Sau những giây phút làm việc mệt nhọc, nằm gác tay lên trán, ông lại nghĩ về làng. Ông cứ muốn về làng, muốn được “cùng mọi người đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…”. Vì quá yêu, quá tự hào về cái làng của ông mà ông “nghẹn đắng hẳn lại, da mặt tê rân rân”, “chết lặng đi tưởng như không thở được” khi nghe tin cả làng mình theo Việt gian ! Lúc đầu ông không thể tin, ông hỏi đi, hỏi lại “giọng ông như lạc hẳn”: “Liệu có thật không hở bác. Khi có người quả quyết vì ra ở dưới ấy lên và nói chắc như đinh đóng cột ở làng ông “Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi”…, thì ông Hai không thể nghe thêm được nữa. Ông đánh trống lảng rồi đi thẳng. Văng vẳng bên tai ông tiếng người đàn bà cho con bú: “Cha mẹ tiên sư chúng nó ! Đói khổ ăn cắp, ăn trộm bắt được người ta còn thương. Còn giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát !”. Những lời nói ấy như những nhát dao chém vào ông, tim ông se thắt lại. Bao nhiêu câu hỏi giằng xé trong ông. Tức quá, ông nắm chặt hai tay lại mà rít lên: “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thể này !”… Rồi ông nghĩ lại “chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được, ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả. Trong ông đang diễn ra sự giằng xé. Nửa tin, nửa ngờ.
Trình bày cảm nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện Làng của Kim Lân Đêm đó, ông Hai không sao ngủ được, “ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài”. Khi mụ chủ nhà nói xa nói gần không chứa chấp người làng làm Việt gian, ông lão ngồi lặng đi. Bao nhiêu ý nghĩ đen tối, ghê rợn nối tiếp bời bời trong đầu ông, ông định quay về làng. Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ống phản đối ngay: “Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó Theo Tây cả rồi, về làng tức từ bỏ kháng chiến”. Nghĩ vậy nước mắt ông giàn dụa. Nhớ lại thuở xưa – thuở cuộc đời đen tối, lầm than, ông “rợn cả người”… Chỉ chừng ấy chi tiết. Kim Lân đã cho người đọc hiểu tình cảm của ông Hai đối với Cách mạng, đối với đất nước như thế nào. Nếu không yêu nước, không tin tưởng vào Cách mạng làm sao ông uất nghẹn, đau khổ đến như thế. Và cũng chính điều đó mà ông đã mừng rơn lên khi biết đích xác những lời kia chỉ là sự đồn đại láo toét. Ông đi tìm bác Thứ để thanh minh: “Chính cái tin làng chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo ! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả ” Ông cứ lặp đi lặp lại câu “láo hết, toàn là sai sự mục đích cả”, ông Hai còn múa tay lên mà khoe tin ấy với mọi người… Và tối hôm ấy, ông lại sang bên nhà bác Thứ, lại ngồi trên chiếc chõng tre, vén quần lên tận bẹn mà nói chuyện về cái làng của ông… Kim Lân đã chọn được một tình huống khá độc đáo. Cách thể hiện lòng yêu nước của nhà văn cũng có nét riêng không giống với bất cứ nhà văn nào cùng thời. Có thể nói “Làng” là một truyện ngắn khá hay. Thành công lớn nhất về mặt nghệ thuật là khả năng miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật. Đoạn ông Hai nghe tin đồn làng ông làm Việt gian đã thể hiện tài năng miêu tả tâm lí nhân vật của Kim Lân. Thông qua nhân vật ông Hai, tác giả muốn ca ngợi tình yêu quê hương, tình yêu đất nước, sự giác ngộ cách mạng của những người nông dân hiền lành, chất phác. Chính tình yêu quê hương đất nước, ý thức giác ngộ cách mạng ấy mà họ một lòng theo Đảng, theo Cách mạng, đứng lên giành quyền sống, giữ vững nền dộc lập tự chủ của dân tộc trước mọi gian nan, thử thách.
2. Hãy nói lên cảm nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện Làng, mẫu số 2:
Kim Lân là một nhà văn có sở trường viết truyện ngắn với đề tài về người nông dân. Truyện ngắn “Làng” được sáng tác năm 1948 trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Truyện viết về vẻ đẹp ông Hai với tình yêu làng quê mãnh liệt, tin tưởng vào Đảng, vào cách mạng và có lòng tự trọng coi danh dự của làng quê hơn tài sản vật chất.
Đọc truyện ngắn “Làng” người đọc rất ấn tượng về nhân vật ông Hai là người dân hiền lành, cần cù, chăm chỉ, chất phác và có tình yêu dành cho làng chợ Dầu luôn bùng cháy mãnh liệt. Khi chiến tranh xảy ra ông phải đi tản cư “ tẩn cư âu cũng là kháng chiến” ông nhớ làng, khoe về làng đẹp, giàu: nhà ngói san sát, xầm uất. Ông vui, tự hào, hãnh diện về làng. Ông còn khoe cả cái sinh phần của viên tổng đốc mà không nhận ra viên tổng đốc là kẻ thù của mình. Ánh sáng cách mạng đã soi rọi tới cuộc đời tăm tối của ông để biết ai là kẻ thù để ông không còn khoe về nó nữa. Ông từng tham gia xây dựng những công trình kháng chiến: đào đường, đắp u, xẻ hào… những công việc vất vả nhưng ông tham gia với tinh thần hăng say, vui vẻ, trách nhiệm. Tình yêu làng quê của ông Hai không chỉ thể hiện bằng lời nói mà bằng hành động cụ thể người nông dân ấy sẵn sàng bảo vệ tổ quốc. Tình yêu làng quê đã hòa quyện trong tình yêu nước. Ông Hai có thói quen là đến phòng thông tin niềm vui sướng khi nghe được tin chiến thắng của quân ta dù có nhỏ nhưng với suy nghĩ “tích tiểu thành đại làm gì mà thằng Tây chả bước sớm”. Những suy nghĩ ấy của người nông dân về kẻ thù khi còn rất đơn giản nhưng nó cũng thể hiện niềm tin nhất định thành công của cách mạng. Đó chính là nhận thức tư tưởng mới của ông Hai khi có ánh sáng cách mạng.
Bài văn Cảm nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện Làng của Kim Lân tuyển chọn
Nhà văn đã khéo léo đưa vào tình huống truyện bất ngờ được đẩy lên cao trào khi để nhân vật bộc lộ rõ một chuỗi diễn biến trong tâm lí. Tin làng chợ Dầu theo Tây giồng như “ một gáo nước lạnh” làm tắt ngấm ngọn lửa yêu làng bấy lâu trong lòng ông Hai. Tin đến đột ngột bất ngờ khiến cho ông choáng váng “ tưởng như không thở được” tưởng như tai nghe nhầm. Nhưng rồi nghe rõ tên người tên làng khiến cho ông Hai xấu hổ. Câu nói “ Hà, nắng gớm, về nào!” là cái cớ để ông lảng tránh mọi người ra về. Ngòi bút của nhà văn hướng tới miêu tả hình ảnh của ông Hai đi trên đường với dáng vẻ đi nhanh, mặt cúi gằm vì trong lòng thấy xấu hổ, nhục nhã. Những giọt nước mắt đã rơi xuống khi nhìn thấy con với ý nghĩ: “ Chúng nó cũng bị người ta rẻ rung, hắt hủi đấy ư?”, “Ai người ta chứa. ai người ta buôn bán mấy.” dòng ngôn ngữ độc thoại nội tâm kết hợp với câu hỏi tu từ diễn tả nỗi lo lắng của ông Hai cho con, cho những người dân làng chợ Dầu. Và rồi bao nỗi lo lắng tủi nhục cũng biến thành cơn giận dữ tiếng chửi đổng nhằm vào lũ Việt gian. Hai chữ Việt gian đã trở thành vết nhơ, vết nhục khó gột rửa trong lòng ông Hai mà khiến mọi người đều căm ghét. Chính trong lúc đau đớn ấy ông Hai hướng về những người đang ở lại làng với niềm tin chắc chắn “ họ quyết tâm một sống một chết với giặc” nhưng rồi cái tin làng chợ Dầu theo Tây lại làm cho ông nghi ngờ “ Không có lửa làm sao có khói”. Ông từng có ý định về làng nhưng lại không về “Làng thì yêu thật đấy nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Là một người đã từng yêu làng đến cháy bỏng mãnh liệt mà giờ đây phải nói câu thù làng chắc hẳn trong lòng ông vô cùng đau đớn. Ngòi bút nhà văn tập trung miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật, khắc họa một cách sinh động chân dung nhân vật ông Hai nỗi xấu hổ, tủi nhục, đau đớn, lo lắng, tức giận khi nghe được tin làng theo Tây.
Để vơi đi nỗi đau đớn ông lại trò chuyện với con “ Con có muốn về làng chợ Dầu không? Con ủng hộ ai?” Và người cha ấy nhận được câu trả lời “Con có muốn về làng. Con ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm.” Đoạn đối thoại tuy ngắn các câu hỏi và câu trả lời đều xoay quanh làng chợ Dầu. Có thể nói rằng cuộc trò chuyện chỉ là cái cớ để ông Hai giãi bày nỗi lòng mình mặc dù nói thù làng nhưng trong lòng ông vẫn rất nhớ và muốn quay lại làng. Cho dù đã có lúc tình yêu ấy có bị thay đổi nhưng lòng tin vào cụ Hồ vẫn bền chặt thiêng liêng chưa bao giờ thay đổi. Đó chính là sự chuyển biến mới trong nhận thức tư tưởng, tình cảm của ông Hai hay của những người nông dân thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. Có thể nói rằng từ khi nghe làng chợ Dầu theo Tây ông Hai như sống trong những ngày tháng tăm tối bế tắc tuyệt vọng. Ngòi bút miêu tả diễn biến tâm lí của nhà văn như làm khơi sâu nhận rõ thế giới nội tâm của nhân vật lúc cảm thấy xấu hổ nhục nhã, lúc lịa đau đớn tức giận.
Và rồi niềm tin của ông Hai trở thành hiện thực khi ông nhận được tin làng cải chính. Lòng kiêu hãnh của ông trở lại thói quen khoe tin làng không theo Tây khoe cả nhà bị Tây đốt. Trong lời khoe ấy vẻ đẹp nhân vật ông Hai nhận ra lòng tự trọng coi danh dự của làng quê hơn tài sản của mình.
Đoạn trích không chỉ thành công về nội dung mà còn thành công về nghệ thuật. Xây dựng cốt truyện tập trung vào sự việc người dân đi tản cư. Tạo tình huống truyện bất ngờ, đặc sắc. Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật thông qua các hình thức ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nội tâm. Lời văn đậm chất khẩu ngữ của người dân Bắc Bộ. Đoạn trích đã viết về vẻ đẹp nhân vật ông Hai người có tình yêu làng quê mãnh liệt, có lòng tự trọng. . Với nhà văn Kim Lân người đã từng sống và gắn bó am hiểu đời sống tâm lí của người nông dân để rồi nhà văn nhìn thấy ẩn sâu vẻ đẹp bình dị chất phác ấy của ông Hai hay của người nông dân là tình yêu làng, yêu nước. Họ là đội quân chủ lực của cuộc kháng chiến chính điều đó đã làm nên thành công cho tác phẩm, cho nhà văn mà các nhà văn cùng thời chưa làm được.
Đọc xong truyện ngắn Làng nhưng tinh thần, vẻ đẹp của nhân vật ông Hai, của người nông dân thì để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó quên. Hiểu về họ ta càng thêm yêu quý và khâm phục họ hơn. Nhìn lại người nông dân trong thời đại ngày hôm nay họ vẫn phát huy truyền thống yêu làng, yêu nước xây dựng quê hương để trở thành làng quê đẹp, nông thôn mới.
——————-HẾT———————
Trên đây là phần Hãy nói lên cảm nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện Làng bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng và cùng với phần Cảm nghĩ về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng để học tốt Ngữ Văn 9 hơn.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục