Giải bài tập trang 141 bài Ôn tập chương II – Tam giácSách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 71: Tam giác ABC trên giấy kẻ ô vuông (h.151) là tam giác gì…
Bài 71 trang 141 sgk toán 7 tập 1
Tam giác ABC trên giấy kẻ ô vuông (h.151) là tam giác gì ? Vì sao ?
Bạn đang xem: Giải bài 71, 72, 73 trang 141 SGK Toán 7
Hướng dẫn làm bài:
∆AHB và ∆CKA có:
AH = CK (=3)
(widehat H = widehat Kleft( { = {{90}^0}} right))
HB = KA (=2)
Nên ∆AHB = ∆CKA (c.g.c)
Suy ra: (AB = CA;widehat {BAH} = widehat {ACK})
Ta lại có: (widehat {ACK} + widehat {CAK} = {90^0})
Nên (widehat {BAH} + widehat {CAK} = {90^0})
Do đó (widehat {BAC} = {90^0})
Vậy tam giác ABC là tam giác vuông cân.
Bài 72 trang 141 sgk toán 7 tập 1
Đố vui : Dũng đố Cường dùng 12 que diêm bằng nhau để xếp thành :
a) Một tam giác đều ;
b) Một tam giác cân mà không đều;
c) Một tam giác vuông.
Em hãy giúp Cường trong từng trường hợp trên.
Hướng dẫn làm bài:
a) Xếp tam giác đều: Xếp tam giác với mỗi cạnh là bốn que diêm.
b) Một tam giác cân mà không đều: 2 cạnh bên 5 que diêm, cạnh đáy 2 que.
c) Xếp tam giác vuông: Xếp tam giác có các cạnh lần lượt là ba, bốn và năm que diêm. (Cạnh huyền 5 que diêm, 2 cạnh bên lần lượt là 3,4 que diêm).
Bài 73 trang 141 sgk toán 7 tập 1
Đố: Trên hình 152, một cầu trượt có đường lên BA dài 5m, độ dài AH là 3m, độ dài BC là 10m và CD là 2m. Bạn Mai nói rằng đường trượt tổng cộng ACD gấp hơn hai lần đường lên BA. Bạn Vân nói rằng điều đó không đúng. Ai đúng, ai sai?
Hướng dẫn làm bài:
Tam giác AHB vuông tại H.
Theo định lí Pytago ta có:
HB2 = AB2 – AH2 = 52 – 32 = 25 – 9 = 16
Suy ra HB = 4 (m)
Và HC = BC – HB = 10 – 4 = 6 (m)
Tam giác AHC vuông tại H nên
AC2 = AH2 + HC2 = 32 + 62 = 9 + 36 = 45
Suy ra (AC = sqrt {45} approx 6,7left( m right))
Độ dài đường trượt ACD bằng:
6,7 + 2 = 8,7 (m)
Và hai lần đường lên BA bằng 5.2 = 10 (m)
Do đó độ dài đường trượt ACD chưa bằng hai lần đường lên BA.
Vậy bạn Mai nói sai, bạn Vân nói đúng.
Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giải bài tập